Từ vụ ăn mối có nguy cơ sốc phản vệ: Làm sao để phòng tránh nguy cơ ngộ độc, sốc phản vệ do ăn ấu trùng, côn trùng?

Từ việc đưa ra lý do người ăn dễ dàng bị sốc phản vệ khi ăn mối, giới chuyên gia cũng đưa ra khuyến cáo và lời khuyên cho người dân khi rơi vào tình trạng tương tự như thế này.

Mới đây, phòng khám đa khoa Hùng Vương Chân Mộng tiếp nhận và cấp cứu một trường hợp sốc phản vệ nặng do ăn mối. Theo người nhà chia sẻ, bệnh nhân ăn con mối đã chế biến, ít phút sau bệnh nhân cảm thấy bứt dứt, khó chịu, nổi mề đay toàn thân, tình trạng khó chịu tăng nhanh, bệnh nhân xuất hiện khó thở, nói khó, hồi hộp, hoảng sợ và được người nhà đưa đi cấp cứu.

tu vu an moi co nguy co soc phan ve lam sao de phong tranh nguy co ngo doc soc phan ve do an au trung con trung ce8 5825086

Phòng khám đa khoa Hùng Vương Chân Mộng tiếp nhận và cấp cứu một trường hợp sốc phản vệ nặng do ăn mối.

Tại phòng khám, các bác sĩ thăm khám và xác định bệnh nhân dị ứng với dị nguyên chính là món đặc sản mang tên mối trong bữa ăn. Khi đến phòng cấp cứu bệnh nhân đã chuyển sang giai đoạn sốc, nổi mề đay, phù toàn thân trong đó nguy hiểm nhất là bệnh nhân có phù mạch (phù quincke), mạch nhanh, nhỏ, Sp02 và huyết áp tụt… Bệnh nhân nhanh chóng được áp dụng sơ đồ cấp cứu sốc phản vệ, sau hơn 1 giờ, tình trạng sức khỏe mới ổn định dần.

Mối là một trong những loài ấu trùng mà người dân hiện nay vẫn luôn coi là đặc sản, tự chế biến và thưởng thức. Ngoài mối, trước đây cũng có rất nhiều vụ sốc phản vệ do ăn “đặc sản” như trứng kiến, nhộng tằm, đuông dừa, thậm chí là châu chấu, cào cào, ve sầu… Việc tự ý sử dụng những loại “đặc sản” này đều có thể khiến bạn gặp họa khôn lường.

Vì sao ăn mối có thể có nguy cơ bị sốc phản vệ?

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), mối là một loại động vật không ăn được một cách dễ dàng. Bản thân con mối không phải là dạng ấu trùng vì đã ra ngoài môi trường, tiếp xúc rất nhiều với môi trường. “Con mối đục gỗ nào mà gỗ đó có chất độc thì nghiễm nhiên khi ăn mối, chất độc từ đó cũng ngấm vào cơ thể con người. Còn mối ăn rơm rạ thì nguy cơ nhiễm độc thấp hơn”, chuyên gia nhận định.

tu vu an moi co nguy co soc phan ve lam sao de phong tranh nguy co ngo doc soc phan ve do an au trung con trung 6cf 5825086

Do đó, việc ăn mối là hành động ăn uống rất liều lĩnh. Mối không được liệt kê vào danh sách động vật lành tính có thể ăn được. Nó cũng không nằm cùng danh sách những loài như nhộng tằm, đuông dừa. Để minh chứng cho điều này, chuyên gia đưa ra ví dụ, nhộng tằm được nuôi bằng lá dâu, được người nuôi kiểm soát nguồn thức ăn, đuông dừa thì sử dụng thức ăn từ cây dừa. Chúng lành tính hơn hẳn. Tất nhiên, trong thực tế vẫn có ghi nhận những trường hợp dị ứng, sốc phản vệ do ăn nhộng tằm, đuông dừa (ví dụ như cây dừa được tưới tắm thuốc trừ sâu, hóa chất…) nhưng ít nguy cơ hơn hẳn so với con mối.

“Mình ăn con gì mình nuôi như gà, vịt, lợn… thì mình biết được nguồn thức ăn như nào, có đảm bảo hay không. Thế nhưng khi mình ăn những con hoang dã thì thật sự rất khó phát hiện có thực sự an toàn hay không. Riêng con mối, tôi thấy đây là loài động vật rất nguy hiểm, không đơn giản như nhiều người nghĩ. Ăn mối là “ăn liều”, có ngày thiệt thân”, chuyên gia khẳng định.

Làm thế nào để phòng tránh nguy cơ ngộ độc, sốc phản vệ từ việc ăn ấu trùng, côn trùng nói chung?

Bản thân con mối là thứ côn trùng không nên ăn. Nhưng ăn những con lành tính hơn như đuông dừa, nhộng tằm cũng cần lưu ý tránh rủi ro. Chuyên gia khuyến cáo, đối với những người có cơ địa dị ứng cần hết sức cẩn trọng nếu muốn ăn côn trùng, ấu trùng nói chung. Tốt nhất không nên ăn nếu thường xuyên dị ứng với biểu hiện nặng như khó thở, nổi mề đay, phát ban khắp người sau khi ăn thực phẩm lạ. Khi chọn mua, cần chú ý mua sản phẩm còn tươi sống thay vì đã c.hết, ngâm tẩm hóa chất quá nhiều.

tu vu an moi co nguy co soc phan ve lam sao de phong tranh nguy co ngo doc soc phan ve do an au trung con trung c5e 5825086

Bản thân con mối là thứ côn trùng không nên ăn.

“Tốt nhất chỉ nên mua sản phẩm ở những cửa hàng uy tín, thực phẩm khi mua còn đảm bảo tươi mới, không quá bóng bẩy, bắt mắt. Trước khi chế biến cần rửa sạch rửa kỹ và nấu chín kỹ thực phẩm rồi mới ăn, phòng tránh tối đa nguy cơ ngộ độc”, chuyên gia nhấn mạnh.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai) cho biết thêm, sốc phản vệ vô cùng nguy hiểm, có thể gặp ở bất cứ ai và có thể thông qua ăn một thực phẩm nào đó. Sốc phản vệ qua đường ăn uống có nhiều biểu hiện đa dạng từ nhẹ đến nặng. “Một số người có biểu hiện sốc phản vệ với biểu hiện ngoài da như da mẩn đỏ, ngứa, phù nề mặt mũi, chân tay, mồm miệng. Nhiều người bị sốc phản vệ nặng hơn có thể xuất hiện bỏng nước, loét da, bong trợt da…”, vị chuyên gia cho hay.

BS Dũng khuyến cáo: “Không ăn bất cứ loại thức ăn nào bạn từng dị ứng vì phản ứng lần sau có thể nặng hơn, g.ây s.ốc phản vệ, nguy hiểm tính mạng”. Nếu chẳng may có dấu hiệu sốc phản vệ, bạn cần nắm rõ những bước sơ cứu ban đầu sau:

– Ngừng ngay đường tiếp xúc với dị vật nguyên.

– Cho bệnh nhân nằm tại chỗ.

– Gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

B.é g.ái sốc phản vệ độ 3 sau khi ăn mực

Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á (Vĩnh Long) vừa tiếp nhận điều trị cho một b.é g.ái 11 t.uổi bị sốc phản vệ độ 3.

be gai soc phan ve do 3 sau khi an muc 593 5600536

Hình minh họa.

Bệnh nhi được người nhà đưa vào Khoa Cấp Cứu trong tình trạng khó thở, huyết áp tụt, nổi mề đay toàn thân, ngứa mệt.

Trước đó, bệnh nhi có ăn phải 1 con mực, sau đó, có tình trạng sốt cao, khó thở, mệt. Người nhà cho hay: Bệnh nhi có t.iền sử dị ứng với các loại hải sản, thị bò, thịt gà.

Tại đây, các bác sĩ đã nhanh chóng xác định loại thực phẩm gây dị ứng cho bé. Qua thăm khám và xét nghiệm cho thấy bé bị sốc phản vệ độ 3.

Ngay lập tức, bé được các bác sĩ xử trí thuốc kết hợp chăm sóc tích cực bằng thuốc Adrenalin, Solumedrol và Dimedrol. Sau đó, tình trạng bệnh nhi dần ổn định và được xuất viện.

Sốc phản vệ là một loại phản ứng dị ứng nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh nếu không được xử lý, cấp cứu sớm và đúng cách. Sốc phản vệ có thể xảy ra trong vòng vài giây hoặc vài phút thậm chí 1 – 2 ngày sau khi tiếp xúc với dị nguyên.

Các bác sĩ khuyến cáo: Ngay khi xuất hiện các triệu chứng như: nổi mẩn đỏ, ngứa, sốt… người bệnh cần được đến khám ngay tại các cơ sở y tế uy tín, tránh để xảy ra trường hợp đáng tiếc. Các bậc phụ huynh không nên chủ quan về tình trạng dị ứng của con em mình và không được tự ý mua thuốc dị ứng cho trẻ, vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *