Thường xuyên ăn uống thịnh soạn, cô gái Hà Nội “ngã ngửa” khi biết mình suy thận giai đoạn cuối

Không ít người trẻ t.uổi vô cùng bất ngờ khi được chẩn đoán suy thận giai đoạn cuối, đáng chú ý nguyên nhân gây bệnh đến từ thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.

Suy thận từ những bữa ăn thịnh soạn hàng ngày

Đang chạy thận tại Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội), chị Nguyễn Thị Hương, 37 t.uổi, cho biết, trước đây chị hoàn toàn khỏe mạnh và có công việc kinh doanh thành công.

Tuy nhiên, sau một lần chị bị chóng mặt, đau đầu mọi thứ đã thay đổi hoàn toàn. Ban đầu, chị Hương nghĩ mình chỉ thiếu m.áu, nhưng sau khoảng 1 tuần cơ thể chị bắt đầu có sự thay đổi khi chân bị phù, những cơn đau đầu hoa mắt, chóng mặt ngày càng nhiều hơn.

Tới bệnh viện khám, chị Hương vô cùng bàng hoàng khi bác sĩ kết luận chị đã bị suy thận giai đoạn cuối và phải lọc m.áu chu kỳ ngay lập tức. Từ một người phụ nữ thành đạt, công việc đang thăng tiến, tương lai vô cùng tươi sáng, chị Hương đã buông xuôi, muốn từ bỏ tất cả thậm chí là cả mạng sống của mình. May mắn nhận được sự động viên từ các bác sĩ, người thân nên chị đã chấp nhận lọc m.áu chu kỳ.

thuong xuyen an uong thinh soan co gai ha noi nga ngua khi biet minh suy than giai doan cuoi 3f1 5838025

Nữ bệnh nhân không thể tin được rằng chính các bữa ăn thịnh soạn, ăn thiếu kiểm soát lại là nguyên nhân phá hoại thận. Ảnh minh họa.

Gia đình chị Hương từ trước đến nay không có ai bị bệnh liên quan đến thận nên việc chị bị suy thận giai đoạn cuối có lẽ là do thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Theo lời kể của chị, thời gian chị làm kinh doanh, chị đã quá chủ quan với sức khỏe, ăn uống thiếu kiểm soát và không để ý đến sự thay đổi của cơ thể.

“Suốt một thời gian dài, tôi liên tục đi tiếp khách với những bữa ăn thịnh soạn, có dùng cả rượu bia. Chính điều đó đã khiến tôi bị rối loạn lipid nhưng bản thân lại không hề hay biết nó đang từng ngày phá hủy thận”, chị Hương chia sẻ.

Nhiều người trẻ bị suy thận vì sự chủ quan

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Đăng Quốc, Phó Trưởng khoa Thận Tiết niệu, Trưởng đơn vị Thận nhân tạo (Bệnh viện Thanh Nhàn) cho biết, hiện có nhiều trường hợp bị suy thận mạn giai đoạn cuối khi t.uổi đời còn rất trẻ. Điều đáng nói, đa số mọi người nghĩ bệnh suy thận chỉ gặp ở người trung niên, người cao t.uổi nên những người trẻ hay chủ quan.

Thực tế khám chữa bệnh, bác sĩ Quốc gặp những trường hợp mới 25 t.uổi đã bị suy thận giai đoạn cuối khi đi khám sức khỏe định kỳ. Hay có trường hợp uống phải loại rượu không rõ nguồn gốc nên bị ngộ độc và suy thận cấp. “Đa số trường hợp trẻ t.uổi bị suy thận là do thói quen ăn uống thiếu điều độ, không khoa học”, BS Quốc cho hay.

thuong xuyen an uong thinh soan co gai ha noi nga ngua khi biet minh suy than giai doan cuoi 52f 5838025

Rất nhiều người trẻ bị suy thận vì thói quen ăn uống hàng ngày. Ảnh minh họa.

Theo BS Quốc, thói quen ăn uống không tiết chế, uống nhiều rượu bia, ít vận động, stresss… đã làm gia tăng các bệnh lý huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid m.áu, tiểu đường ở người trẻ. Hậu quả, dẫn tới người trẻ bị suy thận mãn tính.

Đối với những trường hợp suy thận phải chạy thận nhân tạo thường liên quan đến hai bệnh lý, đó là:

– Tổn thương thận cấp, nặng: Bệnh diễn tiến trong vài tuần, chỉ chạy thận nhân tạo khi thận suy nặng. Nhưng nếu tìm ra nguyên nhân và chữa trị đúng cách, chức năng thận có thể hồi phục hoàn toàn, không cần phải chạy thận nhân tạo.

– Suy thận mạn giai đoạn cuối: Bệnh diễn tiến qua nhiều tháng, nhiều năm, hai thận teo, không còn khả năng hồi phục, phải lệ thuộc các biện pháp điều trị thay thế thận suốt đời.

Phòng suy thận từ chính thói quen hàng ngày

Để phòng suy thận mạn tính, mọi người cần thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, không hút thuốc, hạn chế uống rượu bia. Đặc biệt, cần ăn đầy đủ các nhóm chất, trong đó cần ăn nhiều rau trong mỗi khẩu phần ăn hàng ngày.

thuong xuyen an uong thinh soan co gai ha noi nga ngua khi biet minh suy than giai doan cuoi c9d 5838025

Uống đủ nước mỗi ngày để phòng suy thận.

Uống đủ nước mỗi ngày vì uống nhiều nước sẽ giúp thận thải trừ natri, urê và các chất độc khỏi cơ thể, làm giảm đáng kể nguy cơ phát bệnh thận mạn tính. Tuyệt đối, không tự dùng thuốc điều trị vì một số thuốc gây tổn thương thận hoặc bệnh thận nếu dùng thường xuyên.

Thường xuyên kiểm soát lượng đường trong m.áu và thường xuyên kiểm tra chức năng thận để ngăn chặn tổn thương thận do tiểu đường. Theo dõi huyết áp thường xuyên vì huyết áp cao gây tổn thương thận.

Nếu huyết áp tăng, cần đi khám bác sĩ để được tư vấn, điều trị bệnh và thường xuyên theo dõi huyết áp. Ngoài ra, nên đi khám định kỳ và làm các xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm m.áu, đồng thời siêu âm thận để phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời.

* Tên bệnh nhân trong bài đã được thay đổi

Cứu sống bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối ở Sóc Trăng

Bệnh nhân được chẩn đoán block nhĩ thất hoàn toàn/suy thận mạn giai đoạn cuối biến chứng suy tim, ngay lập tức bệnh nhân được cho nhập viện.

cuu song benh nhan suy than giai doan cuoi o soc trang f52 5416260

Bênh nhân đa hoan toan tinh tao, khoe manh trong ngay 2-12.

Ngay 2-12, Bac si Nguyên Thi Lac, Giam đôc Bênh viên đa khoa (BVĐK) tinh Soc Trăng cho biêt, đơn vi vưa cứu sống thành công trường hợp bệnh nhân P.V.H., 75 t.uổi, cư ngụ tại ấp Lung Đen, xã Kế An, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng, bị suy thận giai đoạn cuối, lọc thận định kỳ ba lần/tuần, block nhĩ thất hoàn toàn.

Trong quá trình lọc m.áu định kỳ tại BVĐK tỉnh Sóc Trăng, bệnh nhân cảm thấy rất mệt, khó thở, nặng ngực, nhịp tim chậm khoảng 30-40 lần/phút có ngất trong cơn. Qua kiêm tra, bác sĩ ghi nhận có thời gian bệnh nhân ngưng tim 52 giây trên Holter ECG.

Bệnh nhân được chẩn đoán block nhĩ thất hoàn toàn/suy thận mạn giai đoạn cuối biến chứng suy tim, ngay lập tức bệnh nhân được cho nhập viện. Các bác sĩ tại Khoa Nội tim mạch đã nhanh chóng hội chẩn và quyết định tiến hành đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn kết hợp với truyền m.áu.

Bác sĩ CKII Chung Tấn Định, Phó Giám đốc bệnh viện cho biết: “Đây là một trường hợp hết sức đặc biệt, việc sử dụng thuốc kháng đông trong quá trình chạy thận có thể gây xuất huyết, cộng thêm tình trạng nhịp tim quá chậm nên khi phẫu thuật đặt máy tạo nhịp nguy cơ t.ử v.ong là rất cao”.

Lượng giá được tình trạng trên, các bác sĩ đã thận trọng tư vấn cho gia đình hiểu được tình hình của bệnh nhân. Đặt niềm tin vào các y, bác sĩ BVĐK tỉnh, người nhà bệnh nhân đã đồng ý thực hiện đặt máy tạo nhịp mà không cần chuyển lên tuyến trên.

Các bác sĩ lập tức rà soát lại các xét nghiệm, tình trạng của bệnh nhân va sau đó tiến hành truyền m.áu. Bác sĩ CKI Lâm Kỳ Sanh là người trực tiếp đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn cho bênh nhân. Sau hơn một giờ “chiến đấu” với khó khăn, các bác sĩ đã đặt thành công máy tạo nhịp cho bệnh nhân, kịp thời giúp bệnh nhân vượt qua được cơn nguy kịch.

Hiện tại, bệnh nhân P.V.H. đã tỉnh táo, giảm nặng ngực, giảm khó thở, nhịp tim đều và không ghi nhận biến chứng; bệnh nhân tiếp tục được theo dõi và điều trị tại Khoa Nội tim mạch.

“Nhờ nắm vững chuyên môn và đ.ánh giá chính xác tình trạng của bệnh nhân mà các bác sĩ tại Khoa Nội tim mạch đã kịp thời giành lại sự sống cho bệnh nhân. Đây là trường hợp đầu tiên Khoa Nội tim mạch điều trị thành công ca bệnh phức tạp này. Niềm vui, sự biết ơn của bệnh nhân và người thân một lần nữa khẳng định được niềm tin của người dân tỉnh nhà với BVĐK tỉnh Sóc Trăng”, Bac si Đinh chia sẻ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *