Thận không tốt sẽ ảnh hưởng đến t.uổi thọ của con người. Khi nhận thấy việc đi tiểu tiện của mình có 4 biểu hiện này thì cần chú ý bồi bổ sức khỏe của thận ngay.
Y học phương Đông tin rằng thận là nền tảng của sự sống, nếu nó không tốt sẽ ảnh hưởng đến t.uổi thọ của con người. Theo quan điểm của y học hiện đại, chức năng của thận giống như một bộ lọc, giúp loại bỏ chất thải và nước thừa ra khỏi cơ thể, kiểm soát huyết áp, sản sinh ra hồng cầu. Như vậy, có thể thấy thận có vai trò quan trọng đối với cơ thể con người.
Một khi thận không khỏe, nó sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tổng thể của bạn. Nếu phát hiện việc tiểu tiện của bản thân có 4 biểu hiện này, hãy thận trọng.
1. Đi tiểu khó
Đại khái có hai lý do dẫn đến chứng tiểu khó: Một mặt là do thận bị suy, không sản xuất được nước tiểu. Mặt khác, bản thân thận không bị bệnh mà nước tiểu ứ lại trong bàng quang, ống dẫn nước tiểu trong bàng quang chứa đầy nước tiểu mà không thải ra ngoài được, đây gọi là tình trạng bí tiểu hay bệnh bàng quang.
2. Ít nước tiểu
Đi tiểu ít hơn, phù toàn thân và kiểm soát huyết áp kém, đây là biểu hiện thường gặp của người bị suy thận. Người suy thận đi tiểu ngày càng ít dẫn đến thiểu niệu, nặng hơn là vô niệu kèm theo phù toàn thân và huyết áp thường xuyên ở mức cao.
3. Mùi đặc biệt của nước tiểu
Thông thường, nước tiểu vừa được thải ra không có mùi, hoặc cũng có thể có mùi hơi thoang thoảng. Sau khi để lâu, urê trong nước tiểu sẽ bị p.hân h.ủy và xuất hiện mùi amoniac (hăng khai), người ta gọi là “mùi nước tiểu”.
Tuy nhiên, khi vừa đi tiểu mà bạn đã thấy nước tiểu có mùi tanh, có thể do bạn có vấn đề về thận, chẳng hạn như viêm bàng quang, viêm thận bể thận…
4. Nước tiểu có bọt
Người thận khí tốt thì tiểu ít căng thẳng, không dễ tạo bọt. Nhưng nếu trong nước tiểu có bọt và không dễ tiêu biến thì có nghĩa là thận có vấn đề, dẫn đến hình thành bọt trong nước tiểu do có quá nhiều đạm.
Muốn thận tốt, hãy ăn nhiều “2 trắng” để chức năng thận mạnh hơn!
– Súp lơ trắng
Súp lơ trắng là một loại rau rất được ưa chuộng với hương vị thơm ngon, nhiều dinh dưỡng và giá trị y học cao.
Y học phương Đông cho rằng, nó có tính bình, vị ngọt, mang lại tác dụng bổ thận tráng dương, bổ tỳ vị, thông phổi, làm ẩm cổ họng. Cần lưu ý là súp lơ không chịu được nhiệt độ cao, trước khi ăn chỉ cần chần qua nước nóng để không cần xào kỹ quá.
– Khoai môn
Khoai môn rất giàu chất dinh dưỡng và chứa nhiều tinh bột, chất khoáng và vitamin. Nó không chỉ là một loại rau, mà còn là một loại ngũ cốc có thể được nấu chín, sấy khô hoặc làm thành bột.
Y học cổ truyền phương Đông cho rằng khoai môn có tính hàn, vị ngọt, cay nồng, dùng khoai môn hàng ngày có thể dưỡng khí, bổ thận, kiện tỳ và dạ dày. Hãy cẩn thận khi ăn khoai môn, chất nhầy của khoai môn có chứa saponin có thể gây kích ứng da, vì vậy hãy cẩn thận khi gọt vỏ khoai môn.
Nguồn và ảnh: Aboluowang, The Healthy
Phẫu thuật thành công sản phụ bị rau cài răng lược xâm lấn bàng quang
Thầy thuốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cuba Đồng Hới, phẫu thuật thành công một sản phụ mang thai 39 tuần bị rau cài răng lược xâm lấn bàng quang.
Đây là một trong những trường hợp khó trong sản khoa và có nhiều nguy cơ tai biến trong phẫu thuật.
Theo đó, ngày 9/6/2021, Khoa Sản – Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cuba Đồng Hới tiếp nhận sản phụ Nguyễn Thị Tuyết M, 39 t.uổi, trú tại xã Quảng Thọ, thị xã Ba Đồn (Quảng Bình).
Các bác sĩ tiến hành thăm khám, xét nghiệm, siêu âm và chẩn đoán sản phụ mang thai lần 3, t.uổi thai 39 tuần/vết mổ đẻ cũ bị rau cài răng lược thể Percrata xâm lấn bàng quang một phần trên cơ địa thiếu m.áu và bệnh nhân thuộc nhóm m.áu B.
Nhận định đây là trường hợp khó và có nhiều nguy cơ xảy ra tai biến trong mổ. Các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn toàn viện gồm Sản khoa, ngoại Thận tiết niệu (Ngoại TTN), Gây mê hồi sức (GMHS) và Huyết học Truyền m.áu cùng lên phương án hồi sức trước, trong và sau phẫu thuật cho sản phụ.
Các bác sĩ đã phẫu thuật thành công cho sản phụ
Ngày 11/6/2021, sau khi truyền m.áu và cung cấp dinh dưỡng tốt cho sản phụ. Kíp phẫu thuật Sản khoa, Ngoại TTN, GMHS đã phẫu thuật thành công lấy ra cháu trai nặng 2900g và đã hạn chế tối đa lượng m.áu mất với sản phụ. Hiện tại, cả mẹ và con trong tình trạng ổn định.
TS.BS. Trần Sơn Trà- Trưởng khoa Sản cho biết, do đã lập kế hoạch từ trước nên kíp mổ của chúng tôi phối hợp rất nhịp nhàng. Các bác sĩ GMHS đã tiến hành gây mê nội khí quản, đặt catheter tĩnh mạch trung ương và huyết áp động mạch xâm lấn nhằm kiểm soát tốt nhất huyết động của bệnh nhân.
Bác sĩ Ngoại TTN tiến hành đặt sonde JJ hai niệu quản. Sau đó chúng tôi tiến hành mổ dọc thân tử cung lấy thai, thắt động mạch hạ vị, bóc tách mạch m.áu tân sinh và gai rau cài bàng quang, cắt tử cung hoàn hoàn. Trong ca phẫu thuật, bệnh nhân được truyền kịp thời 04 đơn vị hồng cầu khối, 3 đơn vị plasma tươi đông lạnh, 1 đơn vị tiểu cầu máy. Đồng thời, các bác sĩ đã sử dụng một số thuốc và kỹ thuật cần thiết đề phòng rối loạn đông m.áu và toan chuyển hóa cho sản phụ.
“Phụ nữ có rau t.iền đạo và mổ đẻ cũ có nguy cơ rau cài răng lược tăng lên cùng với số lần mổ lấy thai của sản phụ. Nguy cơ của rau cài răng lược là c.hảy m.áu ồ ạt khi lấy rau dẫn đến băng huyết và đe dọa tính mạng của sản phụ. Các sản phụ có t.iền sử mổ đẻ cũ, mổ bóc nhân xơ tử cung cần được chẩn đoán sớm có rau cài răng lược hay không? Nếu có, cần theo dõi thai định kỳ, mổ lấy thai chủ động ở tuần thứ 34-36. Phẫu thuật rau cài răng lược nên thực hiện tại các bệnh viện, nơi đầy đủ trang thiết bị và đội ngũ bác sĩ có kinh nghiệm.” TS.BS Trà chia sẻ