Đi bộ rất tốt cho sức khỏe, giúp cải thiện hệ miễn dịch nhưng nếu bạn có thói quen đi bộ ở lề đường thì nó sẽ có hại nhiều hơn lợi.
Đi bộ là hoạt động thể thao được nhiều người yêu thích vì dễ dàng, hầu như ai cũng có thể thực hiện. Đi bộ có thể tốt cho sức khỏe của bạn nhưng nếu bạn đi bộ nơi khói bụi, gần chỗ xe cộ qua lạ thì sẽ hại sức khỏe chẳng kém gì việc hút thuốc.
Một nghiên cứu của Anh được công bố trên tạp chí The Lancet đã so sánh sức khỏe của những người đi bộ dọc theo những con phố ô nhiễm với những người đi bộ trong công viên. Các nhà nghiên cứu từ Đại học Hoàng gia London tiến hành thử nghiệm với 119 người trưởng thành, trên 60 t.uổi. 119 người này được chia thành hai nhóm: một nhóm được yêu cầu đi bộ trên phố Oxford – ở cạnh đường lớn và khu mua sắm trong 2 tiếng, một nhóm khác được yêu cầu đi bộ trong công viên Hyde.
Những người đi bộ ở công viên Hyde có sự cải thiện về dung tích phổi cũng như giảm độ cứng của động mạch.
Sau vài tuần, kết quả cho thấy những người đi bộ ở công viên Hyde có sự cải thiện về dung tích phổi cũng như giảm độ cứng của động mạch. Trong khi đó, những người đi bộ trên phố Oxford lại gia tăng tình trạng xơ cứng động mạch.
“Khi bạn đi bộ, đường thở mở ra, các mạch m.áu giãn hoặc mở, có lợi cho cơ thể. Nhưng nếu bạn đi bộ ở nơi ô nhiễm, những điều trên sẽ ít xảy ra hơn, vì vậy bạn đã đ.ánh mất lợi ích của việc tập thể dục. Hơn nữa, nếu bạn tập thể dục ở những khu vực ô nhiễm, khi bạn hít thở sẽ dễ nhận nhiều khói bụi, vi khuẩn đến phổi hơn”, tiến sĩ Fan Chung, giáo sư chuyên khoa hô hấp tại Đại học Imperial College London cho biết.
Đi bộ ở lề đường gần đường giao thông, xe cộ đi lại sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe. (Ảnh minh họa)
Đường phố là nơi ô nhiễm không khí nghiêm trọng, xe cộ qua lại thải ra nhiều khí độc hại như khí cacbonic, oxit nitơ và lưu huỳnh dioxit
Giáo sư Li Jing thuộc Phòng khám Tư vấn Sức khỏe Thể thao của Bệnh viện Y học Phương Tây và Trung Quốc chia sẻ với tờ The Paper rằng chúng ta thở sâu và nhanh hơn khi tập luyện thể thao. Nếu môi trường trong quá trình tập luyện bị ô nhiễm, nó chắc chắn sẽ gây hại cho cơ thể khi hít phải.
Không chỉ vậy, tập thể dục trên lề đường ngay sát đường giao thông còn có rủi ro về an toàn như tai nạn xe cộ.
Đi bộ ở đâu tốt nhất?
Công viên: Nếu có điều kiện, nên chọn những công viên, khuôn viên và những nơi có độ phủ cây xanh lớn, ít phương tiện giao thông.
Những khu vực có nhiều cây xanh: Những khu vực như sân chơi, quảng trường, sân thể thao ở các trường học… rộng rãi có nhiều cây xanh, có các tòa nhà che chắn xung quanh cũng có thể hạn chế được sự ô nhiễm hơn so với bên lề đường.
Trong nhà: Tập thể dục trong nhà tuy không thể hít thở không khí trong lành nhưng ít khí độc hại hơn. Bạn cũng có thể thực hiện các bài tập không cần dụng cụ gì.
Nếu phải tập thể dục ven đường , bạn nên tránh những giờ cao điểm buổi sáng và giờ tan tầm.
Tóm lại, khi cần đi bộ, hãy đến công viên, trường học, dù những nơi này cách nhà bạn hơi xa thì cũng đáng để bạn đi đến, sức khỏe vẫn là điều quan trọng.
Một số lưu ý khi đi bộ để cải thiện sức khỏe
– Thời gian tập : Buổi chiều là lúc thích hợp nhất để đi bộ. Từ 6 giờ sáng đến 12 giờ trưa là thời điểm có tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch và mạch m.áu não cao. Đi bộ buổi tối, ánh sáng kém dễ xảy ra tai nạn thương tích như té ngã. Vì vậy, tập thể dục vào buổi chiều sẽ tốt hơn, nhất là đối với những người cao t.uổi mắc bệnh tim mạch.
– Đi bộ với tần suất vừa phải: Đừng cố gắng đi bộ thật lâu, thật nhiều mà bỏ qua trạng thái cơ thể của bản thân. Nên tập luyện từ từ, phù hợp với thể chất, không quá gắng sức, đặc biệt những người béo phì hoặc bị rối loạn khớp nên tránh đi bộ quá nhiều dễ tăng thêm sự mài mòn của sụn khớp.
– Đi bộ đúng tư thế: Khi đi bộ nên luôn ngẩng cao đầu, thẳng lưng, thả lỏng hai vai, không gồng căng cứng, đung đưa hai tay nhịp nhàng, bước từ gót chân đến ngón chân.
– Chọn giày đi bộ thoải mái: Giày thể thao thích hợp cho hoạt động đi bộ nên vừa vặn bàn chân (không đè mu bàn chân, không ép ngón chân), đế và mặt đất có bề mặt tiếp xúc lớn, nhẹ (chất liệu thoáng khí, mềm mại), chống trơn trượt.
Giống như dấu vân tay, dáng đi cũng là điểm đặc trưng duy nhất trên mỗi cá thể?
Dáng đi của mỗi người là một đặc trưng riêng và không ai giống ai. Nhưng liệu rằng dáng đi có thể sử dụng như một cách để xác thực một ai đó hay không?
Dáng đi là kiểu đi bộ của bạn. Đó là phong cách có thể nhận dạng ở mỗi người. Nó được chia thành các chuyển động cụ thể gọi là chu kỳ bước hay còn gọi là chu kỳ dáng đi. Một chu trình bắt đầu bằng việc nâng và bước chân phải xuống, tiếp theo là bước tương tự với chân trái.
Dáng đi riêng của mỗi người phụ thuộc vào trọng lượng, sự thẳng hàng của cột sống, chiều dài các chi, tư thế và bản chất, tốc độ, kiểu dáng và tính chu kỳ của dáng đi. Hơn nữa, dáng đi của bạn khi chạy bộ cũng sẽ rất khác với dáng khi bạn đi bộ hoặc chạy đơn thuần.
Chúng ta hẳn đã biết đến các tính năng nhận dạng khuôn mặt, cử chỉ, dấu vân tay. Nhưng còn nhận dạng dáng đi? Liệu chúng ta có thể làm được điều này hay không và dáng đi có giúp chúng ta xác định được danh tính của một người giống như các đặc điểm sinh trắc học hay không?
Trên thực tế chúng ta có thể nhận ra dáng đi của một người hàng ngày mà không hề nhận ra. Chúng ta có thể dễ dàng nhận diện bạn bè và người thân một cách vô thức qua cách họ bước đi, điều này cũng dễ nhận ra và đặc biệt đối với các cá nhân nổi bật.
Các cảm biến thậm chí còn đo áp lực mà một người tác động lên chân khi đi bộ hoặc đứng và sự phân bố của áp lực đó. Đây được gọi là phép đo baropodometry. Thông tin này có thể cho chúng ta biết cách một người di chuyển hoặc giữ chân khi đi hoặc đứng.
Giờ đây con người đang nghĩ tới việc lập trình các cỗ máy có khả năng phân tích, nhận dạng dáng đi thông qua cách mọi người di chuyển.
Các cảm biến ngoài việc xác định chuyển động, phân tích dáng đi còn có thể đo áp lực mà một người tác động lên chân khi họ đi bộ hoặc đứng và sự phân bố của áp lực đó. Đây được gọi là phép đo baropodometry. Thông tin này có thể cho chúng ta biết cách một người di chuyển hoặc khi họ đứng.
Lợi ích của công nghệ này khá lớn. Trong trường hợp camera giám sát ghi hình được kẻ xấu nhưng góc máy không thuận lợi khiến bạn không thể quan sát được khuôn mặt của kẻ xấu. Lúc này, cỗ máy phân tích dáng đi sẽ phát huy hiệu quả nhờ khả năng xác định khuôn mặt của một người.
Dáng đi của một ai đó có thể bị phát hiện ngay cả khi chất lượng hình ảnh qua camera giám sát ở mức trung bình hoặc thấp. Trong khi đó, tính năng nhận dạng khuôn mặt luôn yêu cầu hình ảnh chất lượng cao.
Không giống như máy quét võng mạc hoặc mống mắt, luôn phải yêu cầu người tham gia mở mắt và nhìn thẳng vào camera, việc phân tích dáng đi không yêu cầu mọi người phải chú ý hoặc chuẩn bị trước. Nhờ đó, công nghệ này hứa hẹn sẽ giúp theo dõi tội phạm trong một đám đông dễ dàng hơn.
Dáng đi vẫn có thể bị “làm giả” và đ.ánh lừa được công nghệ
Tất nhiên không điều gì là hoàn hảo cả và công nghệ nhận dạng dáng đi cũng có thể bị đ.ánh lừa dễ dàng. Chỉ cần giả vờ đi khập khiễng hoặc bước những bước dài bất thường, người ta hoàn toàn có thể đ.ánh lừa công cụ nhận dạng bằng cách giả vờ bước đi như một người hoàn toàn ngẫu nhiên khác.
Tuy nhiên, việc làm giả phong cách đi bộ trong một thời gian dài không hề đơn giản. Việc đi khập khiễng hoặc thay đổi dáng đi thiếu tự tin trong vài km chắc chắn sẽ khiến một người cảm thấy khó chịu hơn rất nhiều so với việc đi bộ thoải mái như bình thường.
Ngoài ra, chúng ta thậm chí có thể xác định tâm trạng của một người bằng cách nhìn vào dáng đi của họ. Một người tức giận khi đi sẽ gây áp lực lên đôi chân của họ nhiều hơn là một người buồn bã đang lủi thủi bước đi.
Với công nghệ này, những người có hành vi đáng ngờ sẽ dễ dàng bị phát giác trong đám đông. Những tên tội phạm thường có biểu hiện bước đi nhanh hơn, đầy lo lắng hoặc ngập ngừng trong khi đám đông đang đi lại một cách thoải mái. Điều này sẽ rất hữu ích vì lý do bảo mật và giúp ích cho các nhà tâm lý học hành vi rất nhiều trong việc tìm hiểu ngôn ngữ cơ thể người.
Trên thực tế sẽ không dễ dàng để triển khai công nghệ này trong đời sống. Các nhà nghiên cứu sẽ cần phải tạo một cơ sở dữ liệu khổng lồ về phong cách đi bộ của mọi người. Nếu không có bộ dữ liệu này, hệ thống sẽ không thể so sánh các kiểu đi bộ hoặc chạy độc đáo của mọi người.
Dáng đi không chỉ dành cho mỗi con người
Không, con người không phải là loài duy nhất có dáng đi khác biệt. Ngựa, voi, báo gêpa… về cơ bản bất kỳ con vật nào có tứ chi đều sẽ có dáng đi đặc biệt.
Tuy nhiên, việc phân biệt các loài động vật cùng loài với cách đi đứng của chúng vẫn là điều vô cùng khó khăn. Sẽ rất khó để phát hiện ra những khác biệt nhỏ trong cách động vật di chuyển chân tay khi di chuyển.
Việc nghiên cứu cách nhận diện dáng đi của các loài vật hứa hẹn sẽ giúp tăng khả năng bảo vệ các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng.
Trong tương lai, dáng đi sẽ được sử dụng như một công cụ để nhận dạng, phân tích và chuẩn đoán sức khỏe cho con người. Cụ thể thông qua dáng đi bất thường, các bác sỹ có thể phát hiện được các vấn đề về cơ, thần kinh hoặc các căn bệnh khác như Parkinson.
Mặc dù các hệ thống phân tích dáng đi và theo dõi phong cách đi bộ của mỗi người rất hữu ích trong đời sống nhưng nó cũng đặt ra các vấn đề về quyền riêng tư vì các nhà chức trách có thể theo dõi cơ sở dữ liệu liên quan đến nhiều người mà không cần sự đồng ý của họ.
Chỉ có thời gian mới cho biết công nghệ này sẽ được ứng dụng ra sao nhưng hiện tại nó vẫn đang là một ý tưởng đầy hứa hẹn trong tương lai.