Chỉ sau bữa tiệc mừng thọ của mình, chú Vương (66 t.uổi, Trung Quốc) đã mất 1 đứa cháu, 1 đứa còn lại vẫn đang trong tình trạng nguy kịch.
Mới đây, tờ Sohu của Trung Quốc đã dẫn lại câu chuyện được kể bởi 1 cư dân mạng tại nước này, cho biết bi kịch nêu trên mà cô đã được chứng kiến khi theo chồng về quê nội ăn Tết.
Theo đó, trong thôn quê của chồng cư dân này có một ông lão được mọi người hay gọi là chú Vương, vừa tròn 66 t.uổi. Con trai út của chú lấy vợ khá muộn, mãi đến năm 2017 mới kết hôn. Năm 2018, con dâu chú sinh đôi được 2 b.é t.rai. Điều này làm cho chú Vương rất vui mừng, ông thường gặp 2 cháu để nô đùa cùng chúng.
Khi 2 đ.ứa t.rẻ mới được vài tháng t.uổi thì ngày sinh nhật của chú Vương cũng tới, ngày này họ hàng đến nhà đông đủ, con trai út và con dâu cũng dắt cặp sinh đôi đi dự tiệc, chú Vương lại càng mừng hơn.
Khi mọi người đã ăn uống bắt đầu ngà ngà say thì 2 đ.ứa t.rẻ bắt đầu khóc, bố 2 đ.ứa t.rẻ (con trai út của chú Vương) cố gắng dỗ dành nhưng chúng vẫn tiếp tục khóc. Sẵn ly rượu trong tay, anh thầm nghĩ dù sao bọn trẻ cũng nên được nếm mùi vị của rượu, sớm muộn gì cũng sẽ uống.
Nghĩ là làm, anh cầm chén rót cho 2 đ.ứa t.rẻ nhấm nháp, vợ anh thấy vậy liền can ngăn nhưng đã quá muộn, 2 cháu bé đã uống được một hớp rồi nhưng cả 2 đều không ngừng khóc, thấy thế anh này lại cười lớn.
Có người nhắc nhở anh không nên cho trẻ uống rượu, cần đưa đến bệnh viện khám xem có vấn đề gì không. Nhưng anh này vẫn có men say trong người nên chẳng suy nghĩ nhiều mà đáp: ” Rượu nhà tôi rất ngon, con trai tôi hẳn tửu lượng không tệ. Không việc gì đâu! “.
10 giờ tối hôm đó, tiếng còi xe cấp cứu vang lên khắp thôn, lúc này mọi người mới biết 2 đứa cháu của chú Vương đã gặp chuyện, đến bệnh viện kiểm tra vì ngộ độc rượu, một đ.ứa b.é đã t.ử v.ong, đứa còn lại bị tổn thương não nghiêm trọng.
Bác sĩ nhắc nhở: 3 hành động trêu đùa gây hại cực lớn, thậm chí khiến trẻ t.ử v.ong
1. Làm phiền, ngắt lời trẻ
Khi trẻ đang tập trung làm việc gì đó, không nên cố tình làm phiền hoặc ngắt lời trẻ, nếu không sẽ khiến trẻ cảm thấy bất an.
2. Cho trẻ nhấm nháp rượu bia, hút thuốc
Chúng ta đều biết rằng rượu bia có tác động xấu như thế nào đến sức khỏe của người trưởng thành, và với trẻ, nó còn gây hại hơn thế. Rượu bia có ảnh hưởng lớn hơn nhiều đến sự phát triển thể chất của trẻ, gây hại cho sức khỏe của trẻ, thậm chí dẫn đến tình trạng ngộ độc rượu, làm t.ử v.ong hoặc tổn thương não nghiêm trọng như trường hợp của 2 đứa cháu nhà chú Vương nêu trên.
Hút t.huốc l.á cũng vậy, nicotine trong t.huốc l.á là một thành phần có hại cực lớn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, vì vậy hãy cẩn thận.
3. Tung trẻ lên cao
Trong cuộc sống luôn có nhiều người thích chơi đùa với trẻ bằng cách tung trẻ lên cao rồi đón trẻ khi chúng rơi xuống. Nguy hiểm nhất là nguy cơ bắt hụt có thể khiến trẻ rơi từ độ cao xuống đất, gây ra nhiều tổn thương nghiêm trọng. Trong khi đó, nếu có đỡ được trẻ thì hành động này cũng dễ gây tổn thương cột sống, đặc biệt là cột sống cổ của trẻ.
Nguồn và ảnh: Sohu, Healthline
Nguy cơ tổn thương não vì sai lầm thường gặp trong bữa nhậu
Thói quen sai lầm này khiến chúng ta dễ bị tụt đường huyết sau khi uống rượu bia. Tình trạng nặng có thể gây tổn thương não và thậm chí là t.ử v.ong nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời.
Quá chén trong những cuộc vui khiến dân nhậu đối mặt với nhiều rủi ro về sức khỏe. Phổ biến nhất là tình trạng ngộ độc rượu do lượng cồn được hấp thu vào quá nhiều, vượt quá khả năng chuyển hóa của cơ thể.
Tuy nhiên, một tình trạng khác do uống quá nhiều bia rượu là hạ đường huyết, cũng rất nguy hiểm và có thể đe dọa đến tính mạng, nhưng lại ít được nhận thức đúng.
Vì sao dễ bị hạ đường huyết sau khi nhậu?
Theo TS.BS Nguyễn Trung Nguyên – Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), đường trong m.áu (glucose) là chất dinh dưỡng chủ lực để cung cấp năng lượng cho mọi vận động. Nguồn đường trong cơ thể được cung cấp từ thức ăn sau đó tổng hợp và dự trữ ở gan.
TS.BS Nguyễn Trung Nguyên – Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội)
Tuy nhiên, khi uống rượu bia, chất cồn (ethanol) lại có tác động trực tiếp gây hạ đường huyết.
Một yếu tố khác khiến tình trạng hạ đường huyết ở dân nhậu càng trầm trọng hơn, chính là vì sai lầm “uống không ăn”.
“Ethanol trong đồ uống có cồn cung cấp một ít năng lượng, khiến người uống rượu bia có cảm giác no giả không muốn ăn. Bên cạnh đó, trên bàn nhậu mọi người thường mải vui “chén chú, chén anh”, nên ăn rất ít hoặc thậm chí không ăn. Sau khi đi nhậu về lại thường đi ngủ luôn”, BS Nguyên phân tích.
Ethanol trong đồ uống có cồn cung cấp một ít năng lượng, khiến người uống rượu bia có cảm giác no giả không muốn ăn
Không được cung cấp đủ đường từ bữa ăn, thêm vào đó là tác động của ethanol khiến nhiều người sau khi nhậu, đường huyết bị hạ xuống mức rất thấp.
“Đặc biệt càng trẻ thì lại càng dễ bị hạ đường huyết. Độ t.uổi phổ biến là từ 30 trở xuống. Bên cạnh đó, những người gầy yếu, suy kiệt cũng là đối tượng có nguy cơ cao với tình trạng này”, BS Nguyên nhấn mạnh.
Hạ đường huyết: “Sát thủ” thầm lặng sau mỗi cuộc vui
Theo BS Nguyên việc đường huyết xuống quá thấp sẽ gây tổn thương ở cả 2 bên não. Đáng chú ý, chuyên gia này nhấn mạnh, tổn thương não do hạ đường huyết nguy hiểm không khác gì so với suy hô hấp hay tai biến mạch m.áu não.
BS Nguyên cho hay: “Thời gian bệnh nhân được điều trị càng muộn, tổn thương não càng lan rộng. Trường hợp nhẹ, bệnh nhân có thể bị co giật, lơ mơ, nặng có thể dẫn đến hôn mê và thậm chí là t.ử v.ong. Nếu bệnh nhân được điều trị khỏi thì khả năng cao vẫn để lại di chứng như co giật, động kinh…”.
Một bệnh nhân bị hạ đường huyết sau khi nhậu rơi vào tình trạng nguy kịch, đang được điều trị tại Trung tâm Chống độc
Khó nhận biết, dễ bị bỏ sót cũng là một yếu tố khiến tình trạng này càng trở nên nguy hiểm.
Thực tế lâm sàng các trường hợp nặng, nguy kịch do hạ đường huyết sau khi uống rượu, được cấp cứu tại Trung tâm Chống độc, đa phần đều có chung một kịch bản: Bệnh nhân bị hạ đường huyết ngay trong lúc ngủ sau chầu nhậu. Tuy nhiên, vì người nhà tưởng lầm bệnh nhân nằm li bì do say rượu nên bỏ qua. Thường phải sau một buổi hoặc đến ngày hôm sau tình trạng hôn mê của bệnh nhân mới được phát hiện.
Nhiều bệnh nhân do nhập viện quá muộn rơi vào tình trạng nguy kịch, phải hồi sức tích cực, thở máy nhưng nguy cơ t.ử v.ong vẫn rất cao.
Phòng tránh hạ đường huyết khi uống rượu bia
Để phòng tránh nguy cơ hạ đường huyết gây nguy hiểm do uống bia rượu, BS Nguyên khuyến cáo:
– Khi uống rượu bia cần đảm bảo ăn đủ như một bữa bình thường, ăn nhiều thức ăn có tinh bột, ví dụ như: cơm, cháo, bún, miến… Nếu trong quá trình uống rượu bia chưa ăn đủ thì phải ăn bổ sung sau khi uống. Trong trường hợp ngại ăn có thể uống các loại nước, sữa có đường.
– Trong gia đình cũng cần theo dõi sát nếu người thân uống bia rượu về ngủ li bì, không tỉnh táo. Trong trường hợp bệnh nhân lâu tỉnh một cách bất thường hoặc mê man quá sâu, gọi, vỗ không có có phản ứng cần đưa đến bệnh viện ngay lập tức.
– Đặc biệt trong mùa đông này, cần chú ý đến việc giữ ấm sau khi đã sử dụng bia rượu. “Rượu bia khiến cho mạch m.áu ngoài da giãn ra, khiến người uống cảm thấy ấm lên nhưng thực ra đang mất nhiệt. Bên cạnh nguy cơ nhiễm lạnh, tình trạng mất nhiệt cũng dễ dẫn đến hạ đường huyết”, BS Nguyên cho hay.