Quá trình chăm sóc răng miệng không chỉ cần chăm sóc răng, nướu mà bạn cũng cần vệ sinh lưỡi đúng cách để giúp miệng sạch một cách toàn diện.
Vệ sinh lưỡi đúng cách đem lại hiệu quả giúp cải thiện sức khỏe răng miệng toàn diện và có hơi thở thơm tho. Không những thế, vệ sinh lưỡi còn có tác dụng loại bỏ vi khuẩn trong miệng và giúp phòng ngừa các bệnh về lưỡi thường gặp.
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách vệ sinh lưỡi, vậy bạn cần làm gì để vệ sinh lưỡi đúng cách?
1. Vệ sinh lưỡi đúng cách bằng dụng cụ nạo lưỡi
Sau khi đ.ánh răng sạch sẽ, sử dụng cả dụng cụ nạo lưỡi hoặc bàn chải đ.ánh răng đều có thể đem lại hiệu quả trong việc loại bỏ vi khuẩn có trên lưỡi.
Tuy nhiên, trong các nghiên cứu đều đưa ra kết luận rằng, vệ sinh lưỡi nếu sử dụng dụng cụ nạo lưỡi sẽ đem lại hiệu quả cao hơn. Bởi vì, dụng cụ nạo lưỡi có tác dụng loại bỏ chất volatile sulfur compounds (VSC) có thể gây hôi miệng giúp hơi thở có mùi tốt hơn so với việc sử dụng bàn chải đ.ánh răng để làm sạch lưỡi.
Sử dụng dụng cụ nạo lưỡi có tác dụng làm sạch lưỡi hiệu quả – Ảnh Internet
Hướng dẫn vệ sinh lưỡi bằng nạo lưỡi chi tiết:
– Nên lựa chọn một loại dụng cụ nạo lưỡi phù hợp. Có thể lựa chọn mua dụng cụ nạo lưỡi bằng kim loại hoặc nhựa tại các siêu thị.
– Trong quá trình vệ sinh lưỡi, cần đưa lưỡi ra ngoài nhiều nhất có thể.
– Cần đặt dụng cụ nạo lưỡi ở cuống lưỡi để vệ sinh lưỡi.
– Quá trình thực hiện vệ sinh lưỡi cần nhấn nạo lưỡi và di chuyển dụng cụ nạo lưỡi từ cuống lưỡi về phía đầu lưỡi.
– Cần lặp lại các bước khi quá trình nạo lưỡi bắt đầu đến khi nạo xong vài lần. Cần chú ý đến lục nhấn khi sử dụng nạo lưỡi cho phù hợp tránh gây tổn thương đến lưỡi.
– Lưu ý, đối với dụng cụ nạo lưỡi sau khi sử dụng cần được rửa dưới nước ấm. Đồng thời, nạo lưỡi xong cần súc miệng để loại bỏ phần nước bọt thừa trong quá trình vệ sinh lưỡi gây ra.
– Cần nhớ làm sạch sau khi sử dụng dụng cụ nạo lưỡi.
Thực hiện nạo lưỡi cần thực hiện từ 1 đến 2 lần trong ngày. Khi cảm thấy khó chịu hoặc buồn nôn lúc vệ sinh lưỡi có thể thử cách vệ sinh lưỡi trước khi ăn sáng cũng giúp giảm nhẹ tình trạng này. Trong quá trình nạo lưỡi bạn cũng nên làm nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương bề mặt lưỡi.
Dùng bàn chải đ.ánh răng để vệ sinh lưỡi cũng được nhiều người lựa chọn sử dụng – Ảnh Internet
2. Sử dụng bàn chải đ.ánh răng vệ sinh lưỡi
Ngoài sử dụng dụng cụ vệ sinh lưỡi thì có thể sử dụng bàn chải đ.ánh răng để vệ sinh lưỡi thay thế.
Dù sử dụng bàn chải đ.ánh răng vệ sinh lưỡi không thể hiệu quả bằng dụng cụ nạo lưỡi ở trên nhưng đây cũng là một cách vệ sinh lưỡi dễ thực hiện và tiện lợi.
Vệ sinh lưỡi bằng bàn chải đ.ánh răng bằng cách:
– Lựa chọn bàn chải đ.ánh răng có lông mềm.
– Sau đó đưa lưỡi ra nhiều nhất có thể.
– Nên đặt bàn chải đ.ánh răng ở cuống lưỡi.
– Chải nhẹ và chải dọc theo lưỡi.
– Sau khi chải lưỡi bằng bàn chải đ.ánh răng, chỉ cần súc miệng để loại bỏ nước bọt thừa và rửa bàn chải lại với nước ấm.
Sử dụng bàn chải đ.ánh răng để vệ sinh lưỡi vô cùng tiện lợi vì có thể vệ sinh lưỡi ngay sau mỗi lần đ.ánh răng.
Nước súc miệng giúp vệ sinh răng miệng và lưỡi sạch sẽ – Ảnh Internet
3. Nước súc miệng giúp lưỡi sạch
Một trong 3 biện pháp được thực hiện trong quá trình vệ sinh lưỡi đúng cách là sử dụng nước súc miệng.
Cách thực hiện, bạn có thể dùng nước súc miệng ngay sau khi đ.ánh răng xong để vệ sinh lưỡi và vùng khác trong miệng.
Có nhiều lựa chọn khi chọn nước súc miệng như nước súc miệng có chức năng giảm hôi miệng, giúp hơi thở thơm mát. Khi cần thiết, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để tư vấn loại nước súc miệng phù hợp với tình trạng răng miệng của mình.
Vệ sinh lưỡi đúng cách là một việc làm cần thiết trong quá trình chăm sóc răng miệng khỏe mạnh. Do đó, hãy lựa chọn cho mình biện pháp vệ sinh lưỡi phù hợp, tiện lợi để giữ răng miệng khỏe và hơi thở thơm.
Cho trẻ dùng lẫn kem đ.ánh răng của người lớn: Chuyên gia khuyến cáo gì?
Nhiều gia đình rất “xuề xòa” khi cho trẻ dùng lẫn kem đ.ánh răng của người lớn, đồng thời chọn bàn chải cho trẻ không phù hợp mà không biết rằng điều này có thể gây hại cho trẻ.
Tại buổi hội thảo về xu hướng chăm sóc răng miệng chuyên biệt mới diễn ra tại Hà Nội, BS Lương Thị Nghĩa Vân, Bệnh viện Răng Hàm Mặt trung ương đã giải đáp nhiều vấn đề liên quan đến chăm sóc răng miệng ở t.rẻ e.m và người lớn.
Theo BS Lương Thị Nghĩa Vân để trẻ có một hàm răng chắc khoẻ không phải để đến khi trẻ mọc răng thì cha mẹ mới bắt đầu tâm mà việc chăm sóc răng miệng cho trẻ phải tiến hành ngay từ khi mang thai. Theo đó, người mẹ khi mang thai phải ăn uống đủ chất, đặc biệt bổ sung thêm canxi để sau này khi trẻ mọc răng thì sẽ có những chiếc răng khoẻ mạnh (mẹ đảm bảo dinh dưỡng, đủ canxi giúp phát triển xương răng của trẻ sau này).
Tuy nhiên cũng có một thực trạng mà BS Nghĩa Vân bày tỏ là trong quá trình khám bệnh răng miệng cho trẻ, khi trỏ chuyện với người nhà của trẻ, chị phát hiện nhiều gia đình rất “xuề xòa” khi cho trẻ dùng lẫn kem đ.ánh răng của người lớn, đông thời chọn bàn chải cho trẻ không phù hợp mà không biết rằng điều này có thể gây hại cho trẻ.
Các chuyên gia khuyến cáo các bậc cha mẹ phải chú ý trong lựa chọn kem đ.ánh răng phù hợp cho trẻ
Theo BS Vân, răng t.rẻ e.m là răng còn có thay đổi- tức là trẻ còn quá trình thay răng; trong khi răng người lớn là răng vĩnh viễn do đó chúng ta không thể dùng chung 1 loại kem đ.ánh răng cho cả t.rẻ e.m và người lớn.
“Ở mỗi độ t.uổi, cấu tạo răng và men răng có sự khác biệt. Ví dụ trẻ dưới 1 t.uổi cấu tạo răng và men răng khác với trẻ có răng sữa, khác với trẻ đã thay răng và người lớn có răng vĩnh viễn, vì thế, không thể dùng kem đ.ánh răng của người lớn cho t.rẻ e.m. Vì không phù hợp về thành phần như chất bào mòn (làm trắng răng), chất flour chống sâu răng…”- BS Nghĩa Vân nói
Cùng quan điểm này, dược sĩ Lê thị Minh Chính, giảng viên trường ĐH Đại Nam lưu ý các bậc cha mẹ phải chú ý trong lựa chọn kem đ.ánh răng phù hợp cho trẻ. Bởi thành phần trong kem đ.ánh răng, từ chất bào mòn, tạo bọt, chất làm đông đặc, chất phòng ngừa sâu răng, chất tạo mùi… cho từng độ t.uổi lại khác nhau.
Kem đ.ánh răng dùng hàng ngày 2-3 lần, không khác gì cơm ăn uống, việc sử dụng kem đ.ánh răng phải phù hợp theo độ t.uổi để chăm sóc tốt nhất răng miệng và giảm nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe nếu trẻ không may nuốt phải kem đ.ánh răng.
“Trong kem đ.ánh răng với chất flour chống sâu răng, chống quá trình phá hủy men răng của vi khuẩn, thức ăn nếu nuốt vào sẽ không tốt, phải kiểm soát chặt ở trẻ em”- Dược sĩ Chính nói
Cũng trong chương trình, BS Nghĩa Vân cũng lưu ý thêm khi hướng dẫn trẻ đ.ánh răng phải hướng dẫn trẻ không nuốt kem đ.ánh răng. Khi lấy kem đ.ánh răng cho trẻ chỉ lấy hàm lượng thấp, bằng hạt gạo để nếu không may trẻ nuốt vào sẽ không ảnh hưởng tới sức khỏe.
Theo đó, cha mẹ cũng nên hướng dẫn trẻ đ.ánh răng như một trò chơi để trẻ thấy thú vị, hấp dẫn với “trò chơi” đ.ánh răng mỗi ngày. Nhất là ở t.rẻ e.m, răng sữa rất dễ sâu, cần chú ý chăm sóc để ngăn ngừa nguy cơ sâu răng, gây lệch lạc răng sau này.
Ngoài ra, khi chăm sóc răng miệng ở t.rẻ e.m và cả người lớn, có thể sử dụng nước súc miệng, chỉ nha khoa, bàn chải kẽ sau đ.ánh răng sẽ hỗ trợ làm sạch vùng miệng, khử mùi hôi, loại bỏ những mảng bám còn sót lại sau đ.ánh răng. Tuy nhiên, với việc dùng nước súc miệng của t.rẻ e.m, BS Nghĩa Vân cũng lưu ý các bậc cha mẹ cần lựa chọn loại súc miệng dành riêng cho trẻ, tránh tình trạng cả nhà dùng chung 1 loại nước súc miệng.
Có một thực trạng là hầu như các gia đình không có thói quen cho con đi khám răng định kỳ, và chỉ cho bé đến nha sĩ khi có vấn đề như sâu răng, hay cần phải nhổ răng cho bé. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các chuyên gia, để giữ cho con có một hàm răng khỏe đẹp, mẹ nên cho bé đi nha sĩ ngay sau khi chiếc răng đầu tiên xuất hiện, và khám răng định kỳ 6 tháng một lần để bé được chăm sóc và bảo vệ răng một cách tốt nhất.