Nhiều loại cây gia vị được trồng tại nhà và thường xuyên được sử dụng trong bữa ăn không những có hương vị rất đậm đà và thơm ngon mà còn có tác dụng làm thuốc chữa bệnh.
Húng Chanh
Húng chanh là một loại rau gia vị quen thuộc trong bữa ăn của người Việt Nam. Cây này còn có tên gọi khác là rau tần. Thường chỉ dùng tươi, hái lá hay cành non, rửa sạch mà dùng. Trong húng chanh có một chất màu đỏ gọi là colein và một ít tinh dầu mùi thơm nhẹ, Thành phần chủ yếu của tinh dầu là chất cacvacrola.
Ngoài công dụng làm gia vị, húng chanh là một thuốc chữa cảm cúm, chữa ho hen. Còn dùng chữa ho bằng cách lấy 5-7 lá húng chanh, rừa sạch ngâm nước muối. Sau đó nhai và ngậm.
Đối với chứng hôi miệng, lá húng chanh được xem là khắc tinh, bởi trong tinh dầu lá húng chanh có chứa chất cavacrol và colein 2 chất này có tính kháng khuẩn và khử mùi rất tốt. Cách chữa hôi miệng bằng lá húng chanh khá đơn giản: Người bị hôi miệng chỉ cần chuẩn bị 1 bó lá húng chanh, rửa sạch, nên ngâm qua nước muối để loại bỏ vi khuẩn bám trên lá. Sau đó, lấy lá đã sơ chế sạch cho vào sắc đến khi cạn còn 1 khoảng 1 bát nước thì lấy ra để nguội. Người bị hôi miệng lấy nước đó để súc miệng hàng ngày từ 3 đến 5 lần vào sáng – trưa – tối nên làm liên tục trong vòng từ 1 – 2 tuần sẽ thấy mùi hôi miệng giảm dần.
Húng chanh trị ho
Tía tô
Tía tô được trồng ở khắp nơi ở Việt Nam để lấy lá ăn làm gia vị và làm thuốc. Trong toàn cây tía tô có chứa 0,50% tinh dầu, trong tinh dầu có chất perilla andehyt – mùi thơm đặc biệt của tía tô. Để làm thuốc người ta dùng lá tía tô có chứa tanin và glucosid, có tác dụng chống viêm, làm se vết loét, liền sẹo và giảm sự gia tăng axit dạ dày.
Đối với người bị bệnh gout, thì hàng ngày nên dùng lá tía tô ăn như rau sống trong các bữa cơm đề phòng bệnh tái phát. Còn khi lên cơn đau bị sưng tấy lên, nên dùng lá tía tô nhai và nuốt ngay để chặn cơn đau lại. Bên cạnh đó, có thể uống nước lá tía tô (sắc làm thuốc), cơn đau sẽ giảm rất nhanh.
Người bị mề đay mẩn ngứa do tiếp xúc ánh nắng mặt trời, do côn trùng, do tiếp xúc với khí lạnh, nước lạnh, dị ứng thực phẩm,… có thể dùng lá tía tô giã nhỏ, vắt lấy nước uống, phần bã để xát vào chỗ da bị nổi mẩn sẽ đỡ rất nhiều, ngứa ngáy cũng giảm đáng kể. Lưu ý, sau xát lá tía tô, khi khô đi thì cần bỏ hết bã và tắm lại bằng nước ấm thật sạch.
Tía tô vừa dùng làm thức ăn vừa dùng làm thuốc. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo nếu dùng vị thuốc này lâu ngày có thể khiến người mệt mỏi, kém ăn, thở nông, choáng váng, táo bón, tiểu tiện đỏ… Chú ý, không dùng tía tô trong trường hợp cảm nóng, người nhiều mồ hôi sử dụng cần thận trọng. Khi sử dụng để chữa bệnh để hiệu quả phải có tư vấn của nhà chuyên môn để phù hợp từng thể trạng, không nên tự ý dùng bừa bãi với liều lượng quá nhiều.
Lá tía tô có thể dùng làm thuốc trị nhiều bệnh
Gừng
Gừng là cây được trồng hầu như mọi nơi ở nước ta. Ngoài làm gia vị trong chế biến thực phẩm, nó còn là vị thuốc đa công dụng. Tất cả bộ phận của cây gừng đều được dùng làm thuốc, củ gừng được sử dụng dưới dạng tươi và khô.
Gừng chống buồn nôn, đặc biệt rất hữu hiệu cho các bà bầu trong giai đoạn ốm nghén. Vị thuốc này còn giúp giảm đau và sưng ở những người bị viêm khớp, chống chứng đau nửa đầu nhờ cơ chế chẹn chất gây viêm prostaglandin.
Gừng còn hỗ trợ hoạt động của đường tiêu hóa, thúc đẩy dịch tiêu hóa và trung hòa axit cũng như làm giảm co thắt ruột. Lưu ý: Người bị bệnh về gan, dạ dày, trĩ… không nên dùng gừng.
Tất cả bộ phận của cây gừng đều được dùng làm thuốc
Kinh giới
Trong kinh giới, các nhà khoa học đã thấy một loại tinh dầu thơm vô cùng tốt cho sức khỏe. Một số hoạt chất điển hình có trong tinh dầu này phải kể đến D – menthol, menthol racemic, D – limonene, chất đạm, chất đường bột, chất xơ, canxi, sắt, Magie, Kali, Natri, Kẽm, Vitamin C,…
Sự tồn tại của những hợp chất này là minh chứng rõ ràng chứng minh tác dụng của kinh giới có thể chữa cảm mạo, sốt nóng, ho, đau đầu.
Chữa dị ứng, mẩn ngứa, nổi mề đay. Lá kinh giới trị trứng cá, làm đẹp da hiệu quả.
Theo các nghiên cứu, kinh giới có chứa một số hoạt chất có khả năng gây tê và làm mát cực tốt. Lá kinh giới có mùi thơm dễ chịu, có chứa tới 1% tinh dầu, trong đó có nhiều hoạt chất sinh học có tác dụng chữa bệnh. Đây là loại lá có nhiều kháng sinh tự nhiên nên có tác dụng sát khuẩn tốt, làm sạch da. Kinh giới để tươi nấu nước uống và tắm hằng ngày để phòng chống rôm sẩy, mẩn ngứa, mụn nhọt.
Húng quế
Húng quế chứa tinh dầu thơm . Theo các nghiên cứu khoa học, húng quế giàu sắt, kali, canxi, vitamin C và K, tinh dầu, chất xơ… Vì vậy húng quế có khả năng kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng, bảo vệ gan, làm giảm các chứng khó tiêu, tiêu chảy, buồn nôn.
Không chỉ vậy, húng quế còn chứa một lượng lớn caffeic acid trong tinh dầu giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa một số bệnh ung thư như ung thư miệng, ung thư vú… Đặc biệt, húng quế còn có khả năng kháng khuẩn, diệt khuẩn, nấm giúp chống lại các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, ho gà, ho có đờm, cảm cúm, viêm phế quản.
Đặc biệt, húng quế có thể giúp giảm cholesterol, chống ung thư và tăng cường hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, tinh dầu húng quế có chứa một chất chống oxy hóa mạnh mẽ có thể ngăn ngừa lão hóa sớm, những vấn đề có liên quan đến t.uổi tác.
Dược liệu bẩn trôi nổi và “thần y” chạy quảng cáo trên MXH gắn mác “nhà tôi 3 đời”: Mối nguy hiểm khiến người chữa bệnh phải ngậm trái đắng
Thông tin phát hiện gần 400kg dược liệu nhập lậu càng dấy lên nỗi bức xúc trong lòng nhiều người khi thời gian gần đây có quá nhiều thông tin về thuốc chữa bệnh “nhà tôi ba đời”.
Gần 400kg dược liệu nhập lậu bị thu giữ khiến nhiều người càng thêm bức xúc chuyện “nhà tôi 3 đời”
Mới đây, thông tin gần 400kg dược liệu nhập lậu bị thu giữ đã khiến không ít người dùng thuốc Đông y cảm thấy hoang mang. Thông tin được cung cấp từ Tổng cục Quản lý thị trường, đội quản lý thị trường (QLTT) số 6, Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Đội 389 tỉnh tổ chức kiểm tra phương tiện vận tải xe ô tô khách biển kiểm soát 89B-008.15 đang chờ vận chuyển hàng hóa đi tiêu thụ.
Thông tin gần 400kg dược liệu nhập lậu bị thu giữ đã khiến không ít người dùng thuốc Đông y cảm thấy hoang mang.
Khi tiến hành kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trong thùng xe ô tô khách này có cất giấu 02 loại hàng hóa là dược liệu qua sơ chế thuộc thành phần nguyên liệu bào chế thuốc gồm: 155kg Hoàng Kỳ và 220kg Thăng Ma đều có nguồn gốc sản xuất ngoài Việt Nam, hiện theo giá thị trường trị giá ước tính gần 50 triệu đồng.
Được biết, tại thời điểm kiểm tra, lái xe không xuất trình được hóa đơn chứng từ hay giấy tờ liên quan đến số hàng hóa đang vận chuyển. Xác định hàng hóa được nhập lậu không qua kiểm nghiệm không đảm bảo an toàn sử dụng, Đội QLTT số 6 đã lập Biên bản, tạm giữ toàn bộ hàng hóa cùng phương tiện vận tải trên để tiếp tục xác minh làm rõ vụ việc, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Thông tin này càng dấy lên nỗi bức xúc trong lòng nhiều người khi thời gian gần đây có quá nhiều thông tin về thuốc chữa bệnh “nhà tôi ba đời”. Mới đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng tiếp nhận bệnh nhi bị suy gan do uống thuốc nam. Theo gia đình, khi bệnh nhi bị sốt, tiêu chảy gia đình đã cho uống thuốc nam. Sau 2 ngày sử dụng thuốc nam, bệnh nhi có dấu hiệu gia tăng mệt mỏi, sốt cao liên tục, bú kém, ho, thở khò khè nên phải nhập viện gấp. Lúc này, bé đã bị suy gan.
Khi kiểm tra gói thuốc, bác sĩ phát hiện có hình ảnh cản quang của kim loại nặng đúng như triệu chứng nhiễm phải…
Hay trường hợp bệnh nhân bị ngộ độc kim loại do dùng thuốc “nhà tôi 3 đời” chữa tiểu đường và huyết áp 20 năm mới được các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai thông tin gần đây. Khi kiểm tra gói thuốc, bác sĩ phát hiện có hình ảnh cản quang của kim loại nặng đúng như triệu chứng nhiễm phải… Trước những bằng chứng này, nhiều người càng tỏ thái độ phẫn nộ đối với những lời quảng cáo “nhà tôi 3 đời” từ những thầy lang, thầy thuốc Đông y rởm tràn lan ngoài xã hội.
Thuốc Đông y có chất lượng hay không – Nguồn dược liệu là thứ quyết định!
Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), thuốc Đông y có chất lượng hay không là do nguồn dược liệu quyết định. Thuốc Đông y được nhiều người coi trọng bởi đem lại hiệu quả về lâu dài, lành tính, hạn chế tối đa đối mặt với tác dụng phụ. Tuy nhiên, điều ấy chỉ đúng với những nguyên liệu được sản xuất đúng quy chuẩn, có nguồn gốc rõ ràng, sử dụng đúng hàm lượng…
“Các vị thuốc đều cần được mua tại các cơ sở công ty được cấp phép nhập khẩu. Thuốc hay dược liệu nói chung sau khi được mua về đều được rửa sạch sẽ, sau đó đem phơi, sao thuốc rồi sấy khô, tiến hành tẩm sạch sẽ, đảm bảo đúng kỹ thuật, nhất là những bí quyết gia truyền về sao thuốc. Vấn đề này thì mỗi một thầy thuốc sẽ có những bí quyết riêng, tích lũy qua quá trình bào chế, điều trị rút ra kinh nghiệm chữa bệnh cho người dân” , lương y Bùi Hồng Minh khẳng định.
Thế nhưng, đáng tiếc là, thời gian gần đây, lợi dụng tâm lý tin tưởng vào thuốc Đông y của người dân mà không ít nhóm người đã trục lợi bằng cách quảng cáo thuốc Đông y gia truyền “nhà tôi 3 đời” chữa dứt điểm bệnh này bệnh kia. Những “cơ sở chữa bệnh” không có giấy tờ cấp phép này lại mặc nhiên quảng cáo có thể chữa bệnh như những cơ sở chữa bệnh bằng thuốc Đông y uy tín khác.
Thực tế, “nhà thuốc nhà tôi 3 đời” thường “chữa bệnh” với những dược liệu không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng, đặc biệt là không phải do bất kì một lương y có chứng nhận nào kê đơn. Điều này vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe của người dùng và không ít người đã là nạn nhân của họ.
Nếu chẳng may dùng phải nguồn dược liệu nhập lậu, dược liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ thì hậu quả cho sức khỏe thật sự khó lường.
Theo lương y Hồng Minh, nếu sử dụng nguồn dược liệu nhập lậu, dược liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ thì hậu quả cho sức khỏe thật sự khó lường. Lúc đó, bạn không chỉ không chữa khỏi bệnh mà còn có nguy cơ gặp biến chứng, trong đó, gan thận sẽ phải gánh chịu hậu quả nặng nề nhất. Trong thực tế đã ghi nhận vô số các trường hợp như vậy. Đó là bằng chứng cảnh báo đến người dân cần hết sức cẩn trọng khi đi chữa bệnh từ các thầy lang nhưng không rõ hoặc không cần biết nguồn gốc, xuất xứ của thuốc, nhất là những người ra sức quảng cáo “nhà tôi 3 đời chữa bệnh”.
Lương y Hồng Minh nhận định: “Nguồn dược liệu sạch, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được cấp phép và sử dụng là yếu tố đầu tiên người dân cần nắm rõ khi chữa bệnh bằng Đông y” . Thay vì chỉ nghe theo lời truyền miệng thầy này giỏi thuốc kia hay, người dân nên tìm đến cơ sở chữa bệnh có giấy phép hành nghề rõ ràng, nắm rõ nguồn gốc, xuất xứ dược liệu được dùng để chữa bệnh cho mình, tránh sử dụng nguồn dược liệu mập mờ có thể khiến t.iền mất tật mang.
Về phía thầy thuốc chân chính cũng cần nắm rõ nguồn gốc, xuất xứ của dược liệu mình mua chữa bệnh cho người dân, tránh những hậu quả đáng tiếc cho sức khỏe người dân, ảnh hưởng uy tín chữa bệnh của chính mình.