Khi dịch bệnh hoành hành, bên cạnh việc đeo khẩu trang, sát khuẩn tay thường xuyên là điều cần thiết. Tuy nhiên, dung dịch sát khuẩn cũng có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực nhất định cho sức khỏe của bạn.
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế Việt Nam, rửa tay khử khuẩn là một trong những biện pháp để phòng ngừa sự lây lan của Covid-19. Do đó, không khó hiểu khi dân tình đã từng ùn ùn kéo nhau đi “hốt sạch” các sản phẩm rửa tay trên thị trường vào đợt dịch đầu tiên tại Việt Nam (đầu năm 2020).
Sử dụng bấy nay, nhưng liệu bạn có biết gel rửa tay khô thực chất lại tiềm tàng nhiều “tác dụng phụ”? Chúng có thể gây ra những tác động tiêu cực tới sức khoẻ của con người.
Tờ Eat This Not That của Mỹ đã liệt kê một số nguy cơ, đồng thời chia sẻ bí kíp từ các chuyên gia đầu ngành như Peterson Pierre, bác sĩ da liễu tại Viện Chăm sóc da Pierre; Caroline Nelson, bác sĩ da liễu, giảng viên tại Trường Y Đại học Yale; Vanessa Thomas, nhà điều chế hóa mỹ phẩm, người sáng lập Freelance Formulations; Chris Norris, nhà vật lý trị liệu và thần kinh học, giáo sư dự bị thỉnh giảng tại Đại học California; và Tsippora Shainhouse, bác sĩ da liễu ở Beverly Hills.
Có nguy cơ mắc các bệnh da liễu
Bác sĩ Chris Norris cho biết, việc sử dụng nhiều gel rửa tay khô làm tăng nguy cơ n.hiễm t.rùng thông qua các vết/vùng bị bệnh ngoài da. Nó có thể t.iêu d.iệt vi khuẩn lành tính trên da. Bệnh chàm và kích ứng da là 2 vấn đề thường gặp nhất.
Bệnh chàm (viêm da dị ứng): Theo bác sĩ Caroline Nelson, dung dịch sát khuẩn tay khô chứa các chất kích thích và chất gây dị ứng, nếu sử dụng nhiều sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh chàm. Biểu hiện của bệnh là trên da nổi mẩn đỏ, bị khô, bong tróc, thậm chí nổi mụn nước gây ngứa hoặc đau.
Kích ứng da: Thành phần chính trong gel rửa tay khô là cồn ethanol hoặc cồn isopropyl, ngoài ra còn có chất làm đặc, chất làm mềm, hương liệu. Việc sử dụng thường xuyên có thể gây kích ứng hoặc khô da. Nếu sở hữu làn da nhạy cảm thì các tác động có thể còn tồi tệ hơn. Cồn sẽ khiến cho tay bị khô.
Ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và khả năng sinh sản
Ảnh hưởng sức khỏe sinh sản: Một số dung dịch sát khuẩn tay không chứa cồn mà chứa hợp chất kháng sinh triclosan (hay triclocarban). Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, triclosan là một mối nguy đối với sức khỏe. Nếu sử dụng nhiều sẽ gây ra các tác động tiêu cực đến sức khỏe sinh sản, sự phát triển của thai nhi và tỷ lệ mắc bệnh hen suyễn.
Tăng khả năng vi khuẩn kháng lại kháng sinh: Bác sĩ Chris Norris cũng cho biết thêm, việc tiếp xúc với triclosan sẽ khiến vi khuẩn thích ứng với các đặc tính kháng khuẩn, tạo ra nhiều chủng kháng lại kháng sinh hơn, thậm chí có thể gây ra các vấn đề về hormone.
Làm suy yếu hệ miễn dịch: ” Triclosan còn làm suy yếu chức năng miễn dịch ở người. Khi hệ miễn dịch bị suy yếu, con người sẽ dễ bị dị ứng hơn “, theo bác sĩ Chris Norris.
Ảnh hưởng sự phát triển thể chất: Một số loại gel rửa tay khô có chứa các hóa chất độc hại như phthalate hay paraben. Phthalate là chất gây rối loạn nội tiết, tác động đến sự phát triển và sinh sản của con người. Paraben là hoá chất có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của hormone, khả năng sinh sản, các vấn đề với thai nhi và sự phát triển của thai nhi.
Bí kíp phòng tránh từ các chuyên gia
Theo ý kiến của các chuyên gia, để phòng tránh, bạn không nên lạm dụng gel rửa tay khô. Sau mỗi lần khử khuẩn bằng sản phẩm này, cần thực hiện dưỡng ẩm. Tốt hơn hết, bạn nên sử dụng xà phòng với nước để rửa tay.
Bác sĩ Tsippora Shainhouse cho biết: “Dung dịch khử khuẩn tay khô là một giải pháp tốt để giảm thiểu vi sinh vật có khả năng lây nhiễm (như virus, vi khuẩn, nấm) trên tay hoặc da, trong trường hợp không có sẵn xà phòng và nước” . Bác sĩ còn lưu ý: “Dung dịch này không loại bỏ các chất bẩn, bụi bẩn, chất nhờn vật lý, như vậy về mặt vật lý thì không làm sạch tay của bạn” .
“Dung dịch khử khuẩn tay khô không tốt bằng xà phòng” , bác sĩ Norris cảnh báo. “Phụ thuộc vào dung dịch này có lẽ không phải là chiến lược tốt nhất để làm sạch đôi tay của bạn” .
Có phải bệnh tổ đỉa?
Tôi rất ngứa ở kẽ ngón tay và lòng bàn tay kèm theo có mụn nước. Gãi nhiều khiến thành vảy, nứt nẻ. Mọi người bảo tôi bị tổ đỉa. Vậy xin bác sĩ tư vấn giúp tôi.
muahoa@yahoo.com
Ảnh minh họa
Bệnh tổ đỉa là một dạng đặc biệt của Eczema (chàm). Bệnh tiến triển dai dẳng, hay tái phát theo chu kỳ thành mạn tính, kéo dài nhiều tháng, nhiều năm gây trở ngại không nhỏ đến lao động và sinh hoạt của người bệnh.
Khi mắc bệnh, xuất hiện các mụn nước màu trắng trong là triệu chứng chính, kích thước nhỏ khoảng 1mm, nằm sâu, chắc, khó vỡ, thường tập trung thành từng chùm hơi gồ trên mặt da. Đôi khi nhiều mụn nước kết tụ thành bóng nước lớn.
Vị trí 90% là gặp ở lòng bàn tay và các rìa ngón tay hoặc là chỉ gặp 1 trong 2 chỗ đã nói trên, còn ở lòng bàn chân và rìa ngón chân thì ít gặp hơn. Tổn thương thường đối xứng và bệnh thường không bao giờ vượt quá cổ tay, cổ chân.
Bệnh thường xảy ra từng đợt, trước khi nổi mụn nước thường có cảm giác ngứa, rát, một số trường hợp kèm tăng tiết mồ hôi. Mụn nước của bệnh tổ đỉa thường có xu hướng khô ít khi tự vỡ, rồi để lại một điểm dày sừng màu vàng đục, tróc da.
Bệnh vẫn có thể chữa khỏi. Bệnh nhân cần tránh mọi tác nhân gây kích thích da, nên đi găng tay bằng vải mỏng trong rồi mới đi găng tay bằng cao su hay nhựa khi làm các công việc như rửa bát hoặc các công việc phải tiếp xúc với hóa chất. Phải bôi kem sau khi làm xong việc. Để điều trị đúng, bạn nên đi khám và tuân thủ việc dùng thuốc do bác sĩ chuyên khoa da liễu khám và chỉ định.