Trong quá trình ăn uống, nếu thấy xuất hiện 5 dấu hiệu dưới đây thì bạn cần đi khám bác sĩ ngay để tránh nguy hiểm đến tính mạng.
Sau t.uổi 40, quá trình lão hóa sẽ tăng tốc, đồng thời những biểu hiện lão hóa bắt đầu xuất hiện rõ rệt. Đặc biệt, những người trong nhóm t.uổi này thường có xu hướng mắc những căn bệnh về đường tiêu hóa như ung thư dạ dày, ung thư thực quản, ung thư đại trực tràng, ung thư gan, ung thư tụy, ung thư túi mật, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm túi mật, các bệnh như trào ngược thực quản…
Trong quá trình ăn uống, nếu thấy xuất hiện 5 dấu hiệu dưới đây thì bạn cần đi khám bác sĩ ngay để tránh nguy hiểm đến tính mạng.
1. Khó nuốt
Khó nuốt là một thuật ngữ trong y học, thể hiện sự khó khăn khi nuốt của người bệnh, do các bệnh lý ở vùng thực quản hoặc vùng hầu họng gây ra. Nếu khi ăn bạn cảm thấy khó nuốt hoặc cảm giác thức ăn bị ứ lại ở sau phần xương ức thì đó là dấu hiệu của bệnh ung thư thực quản.
2. Đau bụng, chướng bụng
Đau bụng hay chướng bụng là tình trạng phổ biến mà hầu hết chúng ta đều có thể mắc phải một, hai lần trong đời. Tuy nhiên, trong quá trình ăn uống, nếu cơ thể bạn liên tục xuất hiện một trong hai dấu hiệu trên thì đó có thể là tín hiệu của các bệnh về đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày, viêm túi mật… Lời khuyên dành cho bạn là hãy đi thăm khám tại các bệnh viện uy tín để được theo dõi và điều trị sớm nhất.
3. Xảy ra hiện tượng trào ngược, ợ chua, tức ngực
Khi thực quản gặp tổn thương, triệu chứng rất dễ nhận thấy đó là thường xuyên ợ chua, cảm thấy tức ngực, xuất hiện hiện tượng trào ngược axit. Nếu như bệnh này không được phát hiện sớm và điều trị tận tình thì căn bệnh có thể diễn biến xấu và phát triển thành ung thư thực quản.
4. Ăn vào cảm thấy buồn nôn
Một số bệnh ung thư có thể dẫn đến các vấn đề về ăn uống, chẳng hạn như khó nuốt, thay đổi cảm giác thèm ăn hoặc đau sau khi ăn.
Triệu chứng này thường gặp ở bệnh ung thư dạ dày, ung thư vòm họng. Những loại ung thư này không để lại nhiều triệu chứng ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, bệnh có thể gây khó tiêu, buồn nôn, nôn mửa và đầy hơi. Đáng nói là không chỉ các loại ung thư đường tiêu hóa mới có thể gây ra các triệu chứng này. Ung thư buồng trứng cũng có thể liên quan đến đầy hơi, khó tiêu. Buồn nôn và nôn cũng có thể là một triệu chứng của ung thư não.
5. Tiêu chảy sau khi ăn
Thông thường hệ tiêu hóa của con người mất khoảng 24 đến 72 giờ để có thể tiêu hóa hết thức ăn. Vì vậy với cơ thể hoạt động bình thường thì mỗi ngày sẽ đại tiện ít hơn 2 lần/ngày. Tuy nhiên nếu tình trạng cứ ăn vào là bị tiêu chảy, đi ngoài kéo dài liên tục thì đó có thể là những biểu hiện của các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.
Đối với bệnh nhân ung thư tuyến tụy có thể bị rối loạn tiêu hóa do men tiêu hóa tiết ra bất thường. Hoặc tiêu chảy sau khi ăn cũng là dấu hiệu “kêu cứu” từ cơ thể khi xuất hiện nguy cơ mắc bệnh ung thư gan. Ngoài ra, một số bệnh liên quan đến đường ruột như bệnh Crohn, bệnh lao ruột, ung thư đường ruột cũng có thể gây hiện tượng tiêu chảy.
Sau t.uổi 40 cơ thể chúng ta chúng ta bắt đầu lão hóa, sức đề kháng kém đi nên nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa cũng tăng theo. Do đó nếu bạn thấy cơ thể xuất hiện 5 biểu hiện trên thi đừng ngần ngại tìm đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị sớm nhất.
Vậy người sống thọ sau khi ăn cơm sẽ cảm thấy thế nào?
Ở những người khỏe mạnh, sống thọ họ thường chỉ ăn no đến 7-8 phần chứ không ăn no quá mức khiến dạ dày quá tải. Do đó, sau khi ăn họ thường cảm thấy cơ thể khoan khoái, bụng ấm, tràn đầy năng lượng.
Ngoài ra, người sống thọ thường ăn uống từ tốn, nhai chậm nuốt kỹ để dạ dày tiêu hóa dễ dàng hơn. Họ ăn ít thịt nhiều rau để ngừa béo phì và kiểm soát cân nặng. Họ hạn chế ăn tối quá muộn, thường xuyên tập thể dục, uống nhiều nước… để giữ cơ thể luôn thon gọn và kéo dài t.uổi thọ.
Mới 28 t.uổi, cô gái phải “nhận án” ung thư thực quản vì một sai lầm khi uống nước mà nhiều người cũng đang mắc
Tuy uống nước là việc ai cũng phải làm hàng ngày, nhưng nếu thực hiện không đúng cách, chúng sẽ thành tác nhân gây ung thư như cô gái trẻ này.
Xiaowei hiện đang là nhân viên văn phòng trong một doanh nghiệp nhà nước có tiếng ở Trung Quốc. Ở t.uổi 28, cô gái trẻ luôn mong mình có thể kết hôn, sinh con và có gia đình riêng. Tuy nhiên, ước mong ấy đã chấm dứt khi bác sĩ thông báo cô đã mắc ung thư thực quản.
Nằm trong phòng bệnh với gương mặt hốc hác, cả người chỉ còn da bọc xương, cô buồn tủi chảy nước mắt khi chia sẻ với phóng viên về câu chuyện của mình. Cách đây 4 tháng, Xiaowei đột nhiên bị đau họng và chướng bụng dữ dội, uống thuốc cách mấy cũng không hết nên phải đến bệnh viện kiểm tra.
Đau bụng và khó nuốt nhiều ngày, Xiaowei đi khám mới phát hiện mắc ung thư thực quản (Ảnh minh họa).
Ngay sau đó, hội đồng bác sĩ liền tiến hành nội soi và siêu âm, phát hiện nhiều khối u ác tính đang di căn ở cổ họng. Các xét nghiệm m.áu cũng phản ánh hàng tá chỉ số bất thường. Kết quả sau cùng cho thấy, cô đang mắc ung thư thực quản giai đoạn cuối, bây giờ chỉ có thể kéo dài sự sống chứ không chữa được nữa.
Khi nghe xong tin, Xiaowei dường như chẳng thể nói nên lời, cô bật khóc đến mức tuyệt vọng vì không nghĩ mình sắp c.hết. Bác sĩ vừa động viên an ủi, vừa thắc mắc tại sao cô lại mắc bệnh này bởi ung thư thực quản thường liên quan đến chế độ ăn uống, trong khi cô luôn ăn rất khoa học và không nhậu nhẹt nhiều.
Hỏi ra mới biết, hóa ra Xiaowei có một tật xấu là thích uống đồ nóng, đặc biệt là nước vừa đun sôi xong, chỉ cần để hơi nguội 1 chút thấy có thể uống được là cô uống luôn. Cô cho rằng nước càng sôi thì bụng càng ấm, rất thích hợp để làm nóng cơ thể trong ngày lạnh. Cứ đi làm là cô lại pha một cốc nước nóng để uống, cứ như vậy hàng ngày cho tới khi quen dần. Đến lúc thấy m.áu trong phân và đau cổ họng thì mới vội vàng chạy đến bệnh viện.
Ăn hoặc uống đồ nóng liên tục là nguyên nhân gây ung thư thực quản
Bác sĩ điều trị cho Xiaowei khẳng định rằng, uống nước vừa đun sôi trong một thời gian dài có thể gây ung thư thực quản. Theo một báo cáo từ Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), uống đồ nóng trên 65 độ C sẽ sản sinh ra các tế bào ung thư cực nhanh.
Uống nước chỉ nên ở nhiệt độ ấm hoặc nguội, không uống khi vừa nấu xong.
Cụ thể, bề mặt miệng và thực quản của chúng ta luôn có một lớp niêm mạc mỏng bao phủ, nhằm bảo vệ hệ tiêu hóa. Chúng chỉ chịu được nhiệt độ tối đa là 50-60 độ C, nếu ăn đồ nóng vượt ngưỡng này có thể làm lớp màng mỏng đó bị “chết” đi, tạo điều kiện cho các tế bào ác tính phát triển.
Bên cạnh đó, uống và ăn đồ nóng liên tục sẽ khiến các tế bào ung thư sản sinh bất thường, do cơ thể phải lặp đi lặp lại quá trình sửa chữa thực quản bị tổn thương. Cứ như vậy dài ngày thì việc hệ tiêu hóa bị suy yếu là không thể tránh khỏi, thậm chí làm tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản lẫn dạ dày.
Triệu chứng và cách ngăn ngừa bệnh ung thư thực quản
Ở giai đoạn đầu, ung thư thực quản thường không có biểu hiện triệu chứng. Tuy nhiên, khi khối u phát triển, chúng sẽ xuất hiện các bất thường như nuốt đau, khó nuốt, gầy sút cân nhiều, đau họng hoặc đau phía sau xương ức và hai xương bả vai, rát họng hoặc ho kéo dài, nôn và ho ra m.áu liên tục…
Qua sự việc của cô Xiaowei, bác sĩ khuyên mọi người tốt nhất phải hạn chế ăn uống đồ quá nóng, hãy thổi cho nguội bớt rồi hẵng ăn. Nhiệt độ thích hợp để bảo vệ thực quản chỉ nên dao động từ 10-40 độ C, nó chỉ có thể chịu đỉnh điểm là 50-60 độ C nên không được vượt quá ngưỡng này.
Ngoài ra, những người trên 60 t.uổi, hay hút t.huốc l.á, uống rượu mạnh, bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản cần phải khám sức khỏe định kỳ. Cách tốt nhất để ngừa căn bệnh này là bỏ hút thuốc, không uống rượu bia, thay đổi chế độ ăn lành mạnh hơn và tăng cường bổ sung rau quả hàng ngày.