Theo Thanh Niên, mới đây, BS.CK2 Phạm Thanh Phong – Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ đã thông tin về trường hợp bị u màng não hiếm gặp được các bác sĩ khoa Ngoại thần kinh xử lý thành công.
Cụ thể, bệnh nhân là chị Đ.T.L, 47 t.uổi ngụ ở huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ. Chị L. gặp tình trạng đau đầu kéo dài trong suốt 3 tháng, đã đi khám và điều trị nhiều nơi nhưng không thuyên giảm.
Hình ảnh MRI của chị L. được các bác sĩ chẩn đoán u màng não lều tiểu não phải. (Ảnh: Lao Động)
Sau nhập viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, các bác sĩ tại đây đã tiến hành chụp CT scanner sọ não và chụp cộng hưởng từ MRI. Kết quả phát hiện bệnh nhân có khối choán chỗ nội soi vùng hố sau bên phải.
Qua đó, các bác sĩ chẩn đoán chị L. bị u màng não lều tiểu não phải. Đây là khối u nằm ở vị trí khó tiếp cận nên việc điều trị cũng phải chia làm 2 giai đoạn.
Đầu tiên, bệnh nhân được chụp mạch m.áu não số hóa xóa nền để đ.ánh giá hệ thống mạch m.áu liên quan khối u cũng như tắc mạch nuôi khối u có chọn lọc, nối tiếp là vi phẫu thuật bóc khối u. Sang giai đoạn 2, bác sĩ đã phải mất 5 giờ tỉ mỉ thực hiện ca vi phẫu cắt bỏ hoàn toàn khối u thành công.
Bệnh nhân sau khi phẫu thuật hồi phục tốt. (Ảnh: Sức Khỏe Đời Sống)
Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân tỉnh táo, tiếp xúc tốt, đầu giảm đau nhiều. Cùng với đó là vết phẫu thuật khô và không xuất hiện thêm triệu chứng tổn thương thần kinh mới nào.
BS.CK2 Trần Văn Minh – người tham gia vào quá trình phẫu thuật cho chị L. cho biết, hiện nay việc phẫu thuật thành công u màng não lều tiểu não có gốc bám ở lều tiểu não vẫn là một thử thách khó khăn đối với bác sĩ Ngoại Thần kinh.
Triệu chứng lâm sàng của loại u này lại thường khó phát hiện, tiến triển chậm. Ban đầu sẽ chỉ xuất hiện các biểu hiện như đau đầu vùng chẩm gáy hoặc thay đổi về thị lực. Sau này khi u phát triển, bệnh nhân nhiều khả năng bị rối loạn thăng bằng, động kinh, thậm chí bị hôn mê nếu khối u chèn ép…
Đau đầu kéo dài còn có thể là nguyên nhân của những bệnh lí nguy hiểm mà mọi người rất cần chú ý như chấn thương sọ não, viêm não, áp xe não, xuất huyết dưới màng nhện, xuất huyết não, viêm tắc tĩnh mạch não…
Không thể coi thường khi triệu chứng đau đầu xuất hiện. (Ảnh minh họa: Bệnh Viện Nhân Dân 115)
Những căn bệnh này muốn giải quyết triệt để đều phải nhờ đến phẫu thuật. Và muốn hạn chế tối đa rủi ro thì cần phải phát hiện càng sớm càng tốt.
Do đó, nếu có dấu hiệu như đau đầu thường xuyên, thị lực giảm, lời nói không chuẩn xác… cũng không nên bỏ qua hoặc tự uống thuốc tại nhà. Việc cần làm là đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Sức khỏe là tài sản vô cùng đáng quý với mỗi người. Vì vậy khi có biểu hiện bất thường, không nên chủ quan để rồi bỏ lỡ thời gian điều trị tốt nhất.
Các thông tin đời sống xã hội sẽ được liên tục cập nhật tại YAN!
Những người có t.uổi thọ ngắn sẽ có 6 đặc điểm chung trong giấc ngủ, sau 45 t.uổi hãy cố gắng để không mắc phải điểm nào
Những người sống lâu hơn chắc chắn sẽ có chất lượng giấc ngủ tốt hơn, ngược lại, chất lượng giấc ngủ kém hơn không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn cả t.uổi thọ.
Với nhiều người, ngủ là hoạt động vô cùng đơn giản, họ chỉ cần nằm xuống một chiếc giường êm ái, nhắm mắt là có thể ngủ ngon lành cho đến sáng. Xong thực tế, giấc ngủ không dễ dàng với tất cả mọi người, nhiều người cảm thấy khó ngủ, không thể ngủ ngon. Thiếu ngủ lâu ngày dễ gây rối loạn chức năng nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, mạch m.áu não, sau dễ gây ung thư.
Giấc ngủ không dễ dàng với tất cả mọi người, nhiều người cảm thấy khó ngủ, không thể ngủ ngon.
Những người sống lâu hơn chắc chắn sẽ có chất lượng giấc ngủ tốt hơn, ngược lại, chất lượng giấc ngủ kém hơn không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn cả t.uổi thọ.
Dưới đây là 6 đặc điểm của một người gặp vấn đề về giấc ngủ, nếu sau t.uổi 45 bạn có cả 6 thì hãy coi chừng sức khỏe và t.uổi thọ của mình.
6 đặc điểm của người có t.uổi thọ ngắn mỗi khi đi ngủ
Đầu tiên, họ sẽ không bao giờ đi ngủ sớm, thường thức khuya để dùng điện thoại, xem phim, làm việc… Đáng nói, thức khuya có thể gây ức chế melatonin, từ đó gây rối loạn giấc ngủ, làm ảnh hưởng đến nội tiết tố, tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.
Thứ hai, người có t.uổi thọ ngắn sẽ thường xuyên tỉnh giấc giữa đêm. Điều này không chỉ cho thấy chất lượng giấc ngủ kém mà còn có thể báo hiệu sắp có bệnh. Các bệnh như lao, cường giáp, ung thư… có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Đặc biệt, việc thường xuyên tỉnh giấc vào lúc 1-3 giờ sáng cho thấy gan đang bị tổn thương.
Thứ ba, họ sẽ cảm thấy chuột rút, tê mỏi, đau nhức khi ngủ… dấu hiệu này cho thấy cơ thể có thể đang bị thiếu canxi, lưu lượng m.áu chậm lại trong khi ngủ, những người mắc các bệnh về mạch m.áu dễ bị huyết khối cấp tính, tăng nguy cơ đột tử trong đêm.
Thứ tư , người t.uổi thọ ngắn sẽ luôn cảm thấy tức ngực khi ngủ, đáng sợ nhất là cơn đau thắt ngực biến thể (đau thắt ngực thứ phát do co thắt động mạch vành). Nếu không chú ý có thể sẽ phát triển thành nhồi m.áu cơ tim.
Thứ năm , họ sẽ luôn cảm thấy chóng mặt và đau đầu khi ngủ, lúc này cần cảnh giác với sự xuất hiện của các bệnh mạch m.áu não.
Thứ sáu , người t.uổi thọ ngắn sẽ bị ho và có đờm khi ngủ, đồng thời gây khó thở. Lúc này phải cảnh giác với sự xuất hiện của các bệnh về phổi, đặc biệt là bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen phế quản, ung thư phổi…
Sau 45 t.uổi, cơ thể chúng ta bắt đầu xuống dốc, nguy cơ mắc các loại bệnh tật cao hơn, vì vậy, 45 được gọi là thời kỳ quyết định sự sống, nếu bạn không mắc phải bất cứ điểm nào trong 6 điều trên thì thật sự quá may mắn.
Vậy một người sống thọ sẽ có giấc ngủ như thế nào?
Ở người sống thọ, họ có thói quen nghỉ ngơi và thư giãn rất kỹ trước khi ngủ. Họ thường giữ thói quen ngâm chân bằng nước ấm hoặc thảo dược để thông được kinh lạc bị tắc nghẽn, tăng cường lưu thông m.áu, cải thiện trao đổi chất, cơ xương khớp dẻo dai. Sau đó, họ thường đ.ánh răng sạch sẽ rồi mới đi ngủ, như vậy sẽ làm giảm bệnh nha chu, tăng cường sức khỏe và kéo dài t.uổi thọ. Ngược lại, nếu bạn không đ.ánh răng đều đặn, nó sẽ khiến vi khuẩn phát triển, dễ gây ra các bệnh khác trong cơ thể.
Người t.uổi thọ cao thường sẽ đi ngủ đúng giờ và thức dậy cùng một giờ. Tốt nhất là đi ngủ lúc 22h tối và thức dậy vào 7h sáng ngày hôm sau. Họ sẽ rất dễ đi vào giấc ngủ sau 5-15 phút. Họ sẽ ngủ một mạch tới sáng mà ít khi tỉnh dậy vì bất cứ lý do gì. Người sống thọ không ngáy to, không mơ nhiều. Khi tỉnh lại, họ sẽ có một cơ thể tỉnh táo, khỏe mạnh và tinh thần sảng khoái nhất, sẵn sàng bắt đầu ngày mới.