Dị ứng thời tiết nếu không được chữa trị kịp thời và đúng phương pháp có thể để lại những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Vào những lúc giao mùa hay những ngày nóng lạnh thất thường, cơ thể chúng ta tiếp xúc với sự thay đổi của môi trường gây ra hiện tượng dị ứng thời tiết. Mỗi cá thể khác nhau sẽ phản ứng khác nhau trước tác nhân gây dị ứng và mức độ dị ứng cũng khác nhau sẽ biểu hiện trên cơ thể.
Biểu hiện thế nào?
Đối với dị ứng thời tiết khi trời nóng, cơ thể sẽ tiết ra mồ hôi nên da của chúng ta sẽ luôn trong trạng thái ẩm ướt dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, làm bệnh dị ứng ngày càng nặng hơn.
Một số trường hợp dị ứng thời tiết khác còn đi kèm theo các vấn đề hô hấp, mũi họng… khiến người bệnh gặp khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Với các biểu hiện:
Da ửng đỏ xuất hiện kèm theo ngứa dai dẳng, có dấu hiệu mề đay trên da. Tùy thuộc vào sức khỏe, sức đề kháng và mức độ dị ứng của người bệnh, mỗi đợt da ửng đỏ sẽ có thời gian bùng phát nhất định.
Người bị dị ứng có biểu hiện da ửng đỏ xuất hiện kèm theo ngứa dai dẳng, có dấu hiệu mề đay trên da.
Nổi mề đay: Song song xuất hiện với dấu hiệu mẩn ngứa. Các trường hợp này thường xuất hiện dấu hiệu phù, mảng mề đay dày cộm, có màu trắng hoặc hồng. Sau khoảng thời gian ngắn khi da tiếp xúc với các yếu tố thời tiết như mưa lạnh, độ ẩm không khí cao… da sẽ nổi mề đay.
Chàm bội nhiễm: Các bệnh nhân sẽ có dấu hiệu dị ứng, nổi mẩn đỏ có thể kèm mụn nước li ti, chảy dịch vàng, có nhiều vảy gầu ở đầu, khuỷu tay, đầu gối và mặt.
Viêm mũi dị ứng: Triệu chứng này dễ gặp ở những người bệnh có cơ địa dị ứng thời tiết. Khi mắc bệnh, bệnh nhân sẽ cảm thấy khô vùng mũi họng, ngứa ngáy vùng mũi, mắt khó chịu, hắt hơi, ngạt mũi, chảy nước mũi, mất ngủ, buồn ngủ ngày, mệt mỏi, kém tập trung…
Khò khè, ho hoặc khó thở: Các triệu chứng thường tái diễn nhiều lần mỗi khi thay đổi thời tiết hoặc chuyển mùa, cần đi khám sàng lọc phát hiện sớm hen phế quản để kiểm soát bệnh ổn định tránh chuyển nặng đe dọa tính mạng, đặc biệt hay gặp ở trẻ hoặc những người được chẩn đoán hen phế quản trước đó nhưng chưa kiểm soát bệnh tốt.
Người bị dị ứng nên ăn nhiều rau củ quả, trái cây có chứa nhiều vitamin C và uống nhiều nước để điều hòa cơ thể và tăng miễn dịch.
Dị ứng thời tiết kiêng gì?
Bên cạnh phương pháp điều trị dị ứng thời tiết bằng các loại thuốc như thuốc kháng histamin, thuốc kháng thụ thể H2, doxepin, prednisolone, corticoid…Việc thay đổi lối sống, chế độ sinh hoạt… cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị chứng bệnh này. Những thói quen cần duy trì bao gồm:
Uống nhiều nước ép trái cây để tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể nhằm chống lại những tác nhân gây dị ứng từ môi trường bên ngoài.
Không sử dụng t.huốc l.á, bia rượu, tránh tiếp xúc với khói t.huốc l.á, khói bụi, phấn hoa.
Giữ cho cơ thể ở nhiệt độ ổn định để tránh khỏi tình trạng thay đổi nhiệt độ đột ngột.
Ăn nhiều rau củ quả, trái cây có chứa nhiều vitamin C, uống nhiều nước để điều hòa cơ thể.
Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, hợp lý để tăng cường sức đề kháng.
Có thể sử dụng thêm những thuốc bổ chứa vitamin B1, B6, B12.
Hạn chế lao động nặng nhọc dưới trời nắng để giảm tiết mồ hôi.
Khi thấy da của mình có dấu hiệu dị ứng sẩn ngứa thì cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ những nơi bị dị ứng và đi đến bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bất thường.
Tránh gãi hoặc ma sát mạnh trên da vì dễ dẫn đến n.hiễm t.rùng hoặc viêm da.
Mặc những loại quần áo mỏng nhẹ, mềm mại và dễ thấm mồ hôi.
Bệnh nhân cũng được khuyên nên kiêng ăn những loại thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, nhộng, đậu phộng…
Dị ứng thời tiết bao gồm dạng cấp tính và mạn tính. Nếu bệnh ở trạng thái cấp tính, sẽ kéo dài trong khoảng thời gian từ 24 giờ đến dưới 6 tuần, biểu hiện lâm sàng là những triệu chứng ngứa, gây khó chịu cho người bệnh. Nếu những dấu hiệu này không được chữa trị kịp thời và đúng cách, sẽ chuyển sang giai đoạn dị ứng thời tiết mạn tính có thể gây nguy hiểm cho cơ thể với biểu hiện phù nề, n.hiễm t.rùng da, tụt huyết áp, sốc phản vệ, trường hợp xấu nhất sẽ dẫn đến t.ử v.ong.
COVID-19, cảm lạnh, dị ứng và cúm: Sự khác biệt là gì? Phân biệt lâm sàng bệnh nào khó nhất?
Theo công bố của Mayo Clinic, sự khác biệt giữa nhiễm COVID-19 và cảm lạnh (Cold) hay dị ứng (Allergies) là khá rõ ràng. Khó khăn nhất trong phân biệt trên lâm sàng giữa COVID-19 và cúm mùa (Flu).
Chỉ có dấu hiệu mất vị giác và khứu giác mới xuất hiện là thường gặp trong COVID-19 và rất hiếm gặp của cúm mùa.
Nếu như bạn xuất hiện các triệu chứng của COVID-19 thì điều quan trọng nhất chính là liên hệ với cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn y tế phù hợp. Tuy nhiên, COVID-19, cảm lạnh thông thường, dị ứng thời tiết và cúm mùa có một số dấu hiệu tương tự nhau.
Vậy cần làm thế nào để biết rằng bạn có đang thực sự nhiễm COVID-19 hay không? Hiểu và nắm rõ về sự khác biệt về triệu chứng của những căn bệnh này gây ra cũng như cơ chế phát triển bệnh và lây lan để điều trị và phòng tránh hiệu quả.
Những triệu chứng phổ biến của COVID-19 là gì?
Theo CDC thì những triệu chứng phổ biến nhất khi nhiễm virus COVID-19 là sốt, ho và mệt mỏi. Nhưng có nhiều biểu hiện khác có thể xảy ra – các chuyên gia gọi đó là dấu hiệu không phổ biến. Một vài trong số đó vẫn chưa được CDC đưa vào danh sách các triệu chứng chính thức khi nhiễm virus SARS-CoV-2.
1. Sự khác biệt giữa COVID-19 và cảm lạnh thông thường, dị ứng thời tiết và cúm mùa là gì?
Mới đây, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội vừa tóm tắt một loạt các triệu chứng sử dụng để phân biệt giữa COVID-19, cảm lạnh thông thường, dị ứng thời tiết và cúm mùa. Trong đó, có thể thấy, ự khác biệt giữa nhiễm COVID và cảm lạnh (Cold) hay dị ứng (Allergies) là khá rõ ràng. Khó khăn nhất trong phân biệt trên lâm sàng giữa COVID và cúm mùa (Flu). Chỉ có dấu hiệu mất vị giác và khứu giác mới xuất hiện là thường gặp trong COVID và rất hiếm gặp của cúm mùa.
COVID-19, cảm lạnh, dị ứng và cúm mùa: Sự khác biệt là gì? Phân biệt lâm sàng bệnh nào khó nhất? (Ảnh: Phòng truyền thông – Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội)
Cụ thể như sau:
– COVID-19 và cảm lạnh thông thường
Cả COVID-19 và bệnh cảm lạnh thông thường đều do virus gây ra. Với COVID-19 thì là virus SARS-CoV-2 trong khi cảm lạnh là do virus rhinovirus gây ra.
Những virus này lâu lan theo các con đường tương tự nhau và gây ra những biểu hiện tương đồng nhưng vẫn có một số khác biệt về các triệu chứng như ho, mệt mỏi, hắt xì, đau họng, chảy nước mũi/nghẹt mũi,… Bạn có thể theo dõi trong bảng biểu trên.
Trong khi các triệu chứng nhiễm COVID-19 thường xuất hiện từ 2 – 14 ngày sau khi tiếp xúc với virus SARS-CoV-2 thì các triệu chứng của bệnh cảm lạnh thông thường sẽ xuất hiện sau từ 1 – 3 ngày kể từ thời điểm tiếp xúc với virus gây bệnh cảm lạnh.
Cả COVID-19 và bệnh cảm lạnh thông thường đều do virus gây ra (Ảnh: Internet)
Hiện nay, không có thuốc chữa cảm lạnh thông thường, phương pháp chủ yếu là điều trị triệu chứng như giảm đau, thông mũi. Không giống như nhiễm COVID-19, cảm lạnh thông thường đa số không có hại cho sức khoẻ. Đa phần người bị cảm lạnh thông thường sẽ hồi phục sau 3 – 10 ngày, mặc dù một số chủng bệnh có thể kéo dài thêm từ 2 – 3 tuần.
Nếu không điều trị kịp thời, Cảm lạnh vẫn có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm mà bạn cần lưu ý.
– COVID-19 và dị ứng thời tiết
Không giống như nhiễm virus COVID-19, dị ứng thời tiết không phải do virus gây ra. Đây chỉ là phản ứng của hệ thống miễn dịch được kích hoạt sau khi bạn tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng như phấn hoa, mạt bụi, nấm mốc,…
Bên cạnh đó, mặc dù nhiễm COVID-19 có thể gây khó thở nhưng dị ứng thời tiết lại không gây ra các biểu hiện này trừ khi bạn đang mắc các bệnh đường hô hấp như hen suyễn.
Không giống như nhiễm virus COVID-19, dị ứng thời tiết không phải do virus gây ra (Ảnh: Internet)
Phương pháp điều trị dị ứng thời tiết có thể là thuốc kháng histamine kê đơn hoặc không kê đơn, thuốc xịt mũi steroid,… Bạn có thể tìm hiểu về các Phương pháp điều trị dị ứng thời tiết và lưu ý khi điều trị trong bài viết chi tiết.
Dị ứng thời tiết có thể kéo dài tới vài tuần.
– COVID-19 và bệnh cúm mùa
COVID-19 và bệnh cúm mùa đều là những bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp do virus gây ra. COVID-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra còn bệnh cúm mùa chủ yếu do virus cúm A và virus cúm B gây ra. Cách thức truyền nhiễm (con đường lây lan) của hai bệnh này là tương tự nhau. Vậy Con đường truyền nhiễm bệnh cúm mùa là gì? Bạn cần lưu ý.
COVID-19 và bệnh cúm mùa có nhiều biểu hiện tương tự nhau. Có thể gây ra triệu chứng nhẹ hoặc nghiêm trọng. Do có những đặc điểm tương đồng như vậy nên khó có thể chẩn đoán chỉ dựa trên dấu hiệu lâm sàng.
COVID-19 và bệnh cúm mùa có nhiều biểu hiện tương tự nhau. Có thể gây ra triệu chứng nhẹ hoặc nghiêm trọng (Ảnh: Internet)
Các xét nghiệm sẽ là phương pháp bổ trợ cần thiết trong trường hợp này. Bạn cũng có thể bị mắc cả COVID-19 và cúm mùa cùng một lúc. Tất nhiên, cả hai bệnh đều có thể có các yếu tố khác biệt.
Những triệu chứng COVID-19 thường xuất hiện từ 2 – 14 ngày sau khi tiếp xúc với virus SAR-CoV-2. Còn các biểu hiện của cúm mùa thường xuất hiện sau 1 – 4 ngày khi tiếp xúc với virus cúm.
COVID-19 có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng dẫn tới t.ử v.ong hơn so với một số bệnh cúm mùa thông thường. Ngoài ra, các biến chứng của nhiễm virus COVID-19 cũng khác biệt so với biến chứng của cúm mùa. chẳng hạn như hội chứng cục m.áu đông hay viêm đa hệ ở t.rẻ e.m.
Mặc dù chỉ có một số loại thuốc kháng virus có thể điều trị bệnh cúm mùa, nhưng bạn có thể giảm nguy cơ mắc bằng cách chủng ngừa hàng năm. Ngoài việc giảm nguy cơ mắc thì vaccine cảm cúm cũng giúp bạn có thời gian hồi phục sớm hơn so với nhóm không tiêm chủng.
2. Làm cách nào bạn có thể phòng tránh COVID-19, cảm lạnh và cảm cúm?
Tuân thủ đúng các biện pháp phòng ngừa bệnh hô hấp tiêu chuẩn sẽ giúp bạn giảm thiểu nguy cơ mắc COVID-19, cảm lạnh và cúm mùa, cụ thể:
– Tránh tiếp xúc gần với bất kì ai, đặc biệt nếu bạn đang có các bệnh mãn tính nguy hiểm.
– Đeo khẩu trang bằng vải khi ra ngoài, nơi công cộng, siêu thị, cửa hàng tạp hoá,…
– Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch với thời gian ít nhất là 20 giây hoặc sử dụng dung dịch diệt khuẩn có chứa ít nhất 60% cồn. Nếu bạn bị các vấn đề về da khi rửa tay quá nhiều nên tham khảo: Cách khắc phục các vấn đề về da khi rửa tay sát khuẩn thường xuyên.
– Tránh những không gian kín, bí. Giữ nhà cửa luôn thông thoáng
– Che miệng, mũi bằng khuỷu tay hoặc khăn giấy khi ho hoặc hắt xì
Che miệng, mũi bằng khuỷu tay hoặc khăn giấy khi ho hoặc hắt xì (Ảnh: Internet)
– Tránh chạm tay vào mắt, mũi và miệng
– Làm sạch, khử trùng các bề mặt tiếp xúc như tay nắm cửa, điều khiển tivi, điều hoà, thiết bị điện tử, công tắc đèn, nút bấm thang máy,….
3. Làm cách nào để phòng tránh dị ứng thời tiết?
Cách tốt nhất để phòng ngừa dị ứng thời tiết chính là hạn chế tiếp xúc với những dị nguyên gây dị ứng mà bạn đã biết. Ví dụ như nếu bạn bị dị ứng phấn hoa, hãy ở trong nhà, đóng cửa sổ và cửa ra vào để giảm lượng phấn hoa có thể tiếp xúc.
Đeo khẩu trang để giảm nguy cơ lây lan COVID-19 cũng là một biện pháp tốt để chống lại dị ứng thời tiết. Một chiếc mặt nạ lớn hơn có thể ngăn bạn hít phải các tác nhân gây dị ứng lớn hơn, nhưng nếu đeo không đúng cách thì các dị nguyên vẫn có thể lọt vào. Đừng quên giặt, khử trùng khẩu trang hay mặt nạ của bạn sau khi sử dụng.