Hệ tiêu hóa khỏe – Chìa khóa giúp cơ thể tránh xa bệnh tật

Một hệ tiêu hóa khỏe mạnh không chỉ đảm bảo ăn ngon, hấp thu tốt dưỡng chất mà còn giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, tránh xa bệnh tật.

Hệ tiêu hóa trong cơ thể người gồm nhiều bộ phận, bao gồm ống tiêu hóa (bắt đầu từ khoang miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, h.ậu m.ôn), gan, tuyến tụy, túi mật… Mỗi cơ quan của hệ tiêu hóa có một chức năng riêng nhưng lại liên quan chặt chẽ với nhau, đảm bảo vai trò quan trọng trong việc tiếp nhận thức ăn sau đó chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng thiết yếu đi nuôi cơ thể…

Một hệ th ống tiêu hóa tốt đóng vai trò cốt lõi trong sức khỏe toàn thân. Không chỉ là cơ quan chính của cơ thể đối với việc tiếp nhận và hấp thu chất dinh dưỡng, sức khỏe đường ruột có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, hệ nội tiết, tình trạng da, sức khoẻ tâm thần và các bệnh ung thư… Do đó, một bộ phận nào đó của hệ tiêu hóa bị trục trặc sẽ ảnh hưởng xấu đến những phần khác của ống tiêu hóa và toàn cơ thể.

Hệ tiêu hóa “trục trặc” ảnh hưởng đến hấp thu dinh dưỡng như thế nào?

Một hệ tiêu hóa khỏe mạnh là khi tiêu hóa thức ăn tốt, giúp cơ thể hấp thu được các chất dinh dưỡng, bài tiết chất thải ra khỏi cơ thể một cách dễ dàng, nhờ đó, duy trì sức khỏe chung.

he tieu hoa khoe chia khoa giup co the tranh xa benh tat 0da 5807649

Hệ tiêu hóa khỏe giúp cơ thể tránh xa bệnh tật.

Nhưng trong cuộc sống, tất cả mọi người ở mọi lứa t.uổi, giới tính, đều ít nhiều gặp phải các vấn đề về tiêu hóa. Nhẹ thì rối loạn tiêu hóa, nặng hơn thì mắc các bệnh mạn tính ở đường tiêu hóa.

Mặc dù các khía cạnh của sức khỏe thể chất thay đổi tự nhiên theo t.uổi tác, khi chúng ta già đi, thì hệ tiêu hóa cũng thường gặp nhiều “trục trặc” hơn. Nhưng chế độ ăn uống kém, sử dụng nhiều thực phẩm không đảm bảo chất lượng, chế độ sinh hoạt không điều độ… sẽ góp phần làm giảm men tiêu hóa, hệ vi sinh vật đường tiêu hóa mất cân bằng, gây ra nhiều bệnh lý rải dọc theo ống tiêu hóa, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa và miễn dịch của cơ thể.

Theo thống kê, có khoảng 62% dân số thế giới gặp phải các vấn đề tiêu hóa như táo bón, khó tiêu, tiêu chảy, đau dạ dày ít nhất 1 lần mỗi năm. Bệnh lý phổ biến nữa là viêm dạ dày mạn tính. Các biến chứng có thể gặp là loét, c.hảy m.áu hoặc thủng dạ dày, hẹp môn vị, sa dạ dày, thậm chí ung thư. Và khi đường tiêu hóa có “trục trặc” sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể.

Hấp thu là giai đoạn trung gian giữa tiêu hóa với chuyển hóa. Các thực phẩm ăn vào được tiêu hóa bởi các men (enzym) ngoại tiết của dạ dày và ống tiêu hóa thành chất hấp thu được qua thành ruột vào m.áu… rồi được chuyển hóa thành dinh dưỡng cần thiết cho sự sống của cơ thể. Quá trình hấp thu thức ăn có sự tham gia của nhiều bộ phận trong ống tiêu hóa như dạ dày và nhất là ruột non, ruột già. Ngoài ống tiêu hóa là sự tham gia của gan, mật, tụy… Kém hấp thu là quá trình hệ tiêu hóa không hấp thu được đủ các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất từ thực phẩm (cho dù chế độ ăn có đầy dủ dưỡng chất), dẫn đến tình trạng cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng, dễ phát sinh nhiều bệnh lý khác nhau.

Các nguyên nhân của kém hấp thu có thể gặp là do tổn thương của ruột non, do thiếu men tiêu hóa của dạ dày, gan, mật… làm sự tiêu hóa không hoàn thành nên không hấp thu tốt được.

Hậu quả của quá trình này có thể dẫn đến kém hấp thu nước, điện giải, các chất dinh dưỡng, các muối mật, sinh tố, các yếu tố vi lượng… Điều này dẫn đến sự thiếu hụt của các vitamin, protein, khoáng chất, carbohydrat và các chất dinh dưỡng khác quan trọng cho sự phát triển và sự điều hòa của cơ thể, nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

he tieu hoa khoe chia khoa giup co the tranh xa benh tat c8a 5807649

Một số triệu chứng thường gặp khi hệ tiêu hóa bất ổn.

Cần làm gì để có đường tiêu hóa khỏe mạnh?

Để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, cần:

Thực hiện chế độ ăn uống cân đối, lành mạnh hàng ngày: Ăn đủ 4 nhóm thực phẩm. Tăng cường ăn trái cây và rau xanh, cung cấp đủ lượng nước cần thiết vì mất nước là một nguyên nhân phổ biến của táo bón. Nên uống từ 1,5-2 lít nước mỗi ngày để ngăn ngừa tình trạng này. Trong điều kiện thời tiết nóng bức hoặc đối với người có tập luyện thể dục – thể thao tcó thể cần bổ sung một lượng nước nhiều hơn.

Ăn chậm: Quá trình tiêu hóa bắt đầu ngay từ miệng khi nhai thức ăn, cần nhai chậm, nhai đều để miệng kịp tiết các enzyme tiêu hóa và giúp dạ dày bớt áp lực và giúp quá trình tiêu hóa trơn tru hơn và ngăn ngừa các triệu chứng như khó tiêu và ợ nóng.

Loại bỏ thói quen xấu: Trong mỗi bữa ăn cần tránh stress, tạo không khí thư giãn bởi cảm xúc xấu sẽ tác động tiêu cực đến tiêu hóa dẫn đến khó tiêu và đầy hơi. Bỏ những thói quen xấu ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa như: Hút thuốc, uống quá nhiều rượu, bia và ăn tối quá muộn.

Không được sử dụng thuốc cho đường tiêu hóa bừa bãi: Bao gồm cả thuốc nhuận tràng và kháng viêm cũng như các kháng sinh phổ rộng nếu không có chỉ định của bác sĩ.

Tích cực vận động thể chất: Tập thể dục thường xuyên là một trong những cách tốt nhất để củng cố sức khỏe cho hệ tiêu hóa. Đi bộ 30 phút mỗi ngày có thể giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng táo bón mãn tính…

Hỗ trợ ruột bằng dinh dưỡng

Một số chất dinh dưỡng cần thiết cho đường tiêu hóa khỏe mạnh bao gồm: Men vi sinh probiotic, glutamine và kẽm.

Probiotic: Là vi khuẩn có lợi cho đường ruột, cải thiện khó tiêu, đầy hơi, cũng như triệu chứng táo bón, tiêu chảy. Probiotic được tìm thấy trong thực phẩm lên men, sữa chua… Hoặc được bào chế ở dạng viên nang, dạng lỏng, hỗn dịch… bao gồm hỗn hợp các chủng Lactobacillus và Bifidobacterium.

Glutamine: Là loại axit amin bảo vệ sức khỏe đường ruột và được chứng minh có khả năng giảm tính thấm ruột (rò rỉ ruột) ở những người mắc bệnh nặng. Có thể bổ sung glutamine trong các loại thực phẩm như gà tây, đậu nành, trứng và hạnh nhân. Nếu muốn bổ sung glutamine dạng hoạt chất (thuốc) cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.

Kẽm: Là một khoáng chất rất quan trọng cho đường ruột khỏe mạnh, hỗ trợ điều trị tiêu chảy, viêm đại tràng, rò rỉ ruột và các vấn đề về tiêu hóa khác. Thiếu hụt kẽm có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Theo khuyến cáo, lượng kẽm cần thiết phải bổ sung hàng ngày là 8mg cho phụ nữ và 11mg cho nam giới. Các loại thực phẩm giàu kẽm bao gồm động vật thân mềm, có vỏ (ngao, sò, hến…), thịt bò và hạt hướng dương.

Thay động mạch chủ cho bệnh nhân bằng màng ngoài tim bò

Xác định bệnh nhân 51 t.uổi bị phình động mạch chủ ngực vỡ, rò vào thực quản, nguy cơ t.ử v.ong cao, các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy đã lần đầu tiên áp dụng kỹ thuật mới tại Việt Nam, cứu sống bệnh nhân.

thay dong mach chu cho benh nhan bang mang ngoai tim bo 6fc 5803632

Bệnh nhân trong ngày tái khám tại Bệnh viện Chợ Rẫy.

Ngày 4-6, Bệnh viện Chợ Rẫy (thành phố Hồ Chí Minh) đã thông tin chi tiết về ca phẫu thuật áp dụng kỹ thuật mới, được thực hiện xuyên đêm này.

Theo đó, chiều tối 26-3, nam bệnh nhân N.T.C (51 t.uổi, ngụ Đồng Nai) được đưa đến khoa Cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy trong tình trạng đau ngực dữ dội, lan ra sau lưng. Sau khi được tiến hành xét nghiệm sàng lọc Covid-19 tại khoa Cấp cứu, bệnh nhân nhanh chóng được chuyển lên khoa Hồi sức – Phẫu thuật tim.

Qua thăm khám, hỏi bệnh sử và xem xét kết quả CT-scan ngực…, các bác sĩ khoa Hồi sức – Phẫu thuật tim đ.ánh giá đây là một trường hợp rất nặng, nguy cơ t.ử v.ong cao. Bệnh nhân được chẩn đoán phình động mạch chủ ngực vỡ, rò vào thực quản.

thay dong mach chu cho benh nhan bang mang ngoai tim bo bdd 5803632

Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật.

Một cuộc hội chẩn liên chuyên khoa lập tức được tổ chức ngay trong đêm tại khoa Hồi sức – Phẫu thuật tim, với sự tham gia của các chuyên gia dày dạn kinh nghiệm đến từ các khoa: Hồi sức – Phẫu thuật tim, Ngoại lồng ngực, Ngoại tiêu hóa, Tim mạch can thiệp, Nội soi, Bệnh nhiệt đới và Gây mê – Phẫu thuật tim.

Sau gần 30 phút hội chẩn và đ.ánh giá tình trạng bệnh nhân, các bác sĩ thống nhất phương án tối ưu cho bệnh nhân là mổ cấp cứu. Trong thời gian các bác sĩ hội chẩn, bệnh nhân đã nhanh chóng được thực hiện các xét nghiệm t.iền phẫu cũng như chụp mạch vành.

Bệnh nhân được chuyển vào phòng mổ lúc 19h ngày 26-3 với kíp mổ là các bác sĩ thuộc nhiều chuyên khoa khác nhau. Sau khi ê-kíp Nội soi tiêu hóa tiến hành nội soi, xác định và ghi nhận vị trí rò động mạch chủ vào thực quản, các cuộc mổ được tiến hành lúc 21h cùng ngày.

Các kỹ thuật đặc biệt được tiến hành, bắt đầu bằng phẫu thuật thay động mạch chủ ngực xuống bằng ống ghép được tạo ra từ màng ngoài tim bò đã qua xử lý, do các bác sĩ khoa Hồi sức – Phẫu thuật tim thực hiện. Đây là kỹ thuật lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, ê-kíp phẫu thuật còn sử dụng nhiều kỹ thuật cao như hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể nhưng không làm ngưng tim, cùng các kỹ thuật phẫu thuật xâm lấn tối thiểu để bảo vệ tủy sống và tim trong quá trình phẫu thuật…

Sau cuộc mổ kéo dài 11 giờ đồng hồ, bệnh nhân tiếp tục được chăm sóc tích cực. Bệnh nhân đã hồi phục và được xuất viện vào ngày 18-5.

Ở những lần tái khám sau đó, các bác sĩ đều ghi nhận sự hồi phục nhanh chóng ở bệnh nhân N.T.C sau khi thực hiện đúng phác đồ điều trị. Ngày 4-6, bệnh nhân tiếp tục quay lại Bệnh viện Chợ Rẫy tái khám, với các xét nghiệm đều cho kết quả tốt, bệnh nhân ăn tốt qua sonde, vết mổ khô, da hồng hào, tự đi lại nhanh nhẹn…

thay dong mach chu cho benh nhan bang mang ngoai tim bo 5a5 5803632

Đoạn màng ngoài tim bò qua xử lý được thay cho đoạn động mạch chủ của bệnh nhân.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *