Cũng nhờ vào cuộc cãi vã với hàng xóm, gia đình ông Vương (40 t.uổi, Trung Quốc) mới phát hiện ra món ăn này đã ngấm ngầm khiến cả gia đình ông bị nhồi m.áu não.
Đầu tháng 10/2020, mấy đ.ứa t.rẻ nhà hàng xóm tập đàn giữa đêm với âm thanh rất lớn. Gia đình ông Vương đã từng thuyết phục họ đóng cửa sổ lại để tránh làm phiền người khác khi bọn trẻ tập đàn, nhưng những người hàng xóm vẫn làm theo ý mình. Tối hôm đó, ông Vương vì không chịu nổi nữa nên đã sang cãi nhau với hàng xóm, thái độ của họ rất tệ khiến ông không chịu nổi nên đã trực tiếp quát mắng.
Sau khi tranh cãi hơn 10 phút, ông Vương cảm thấy trước mặt mình có một vệt đen mờ. Con trai và vợ ông ngay lập tức gọi cấp cứu khi thấy ông ngất xỉu. Trong khi chờ xe cấp cứu đến, vợ ông Vương và những người hàng xóm lại tiếp tục tranh cãi, rồi bà cũng ngất xỉu bất ngờ.
Ảnh minh họa.
Sau khi đến bệnh viện khám toàn thân, 2 vợ chồng ông Vương bị tắc mạch m.áu não diện rộng, được bác sĩ chẩn đoán là nhồi m.áu não, do tình trạng nguy kịch nên ông Vương dù được cứu sống nhưng sẽ bị liệt nửa người suốt phần đời còn lại; trong khi đó, vợ ông chỉ bị một số di chứng nhẹ. Nghe được tin này, con trai ông Vương bỗng nhiên cảm thấy choáng váng, sau đó cũng bất ngờ ngất xỉu, sau khi kiểm tra anh cũng được chẩn đoán là bị nhồi m.áu não.
Theo kết quả kiểm tra, lipid trong m.áu của 3 người trong gia đình ông Vương tương đối cao, bác sĩ nghi ngờ chế độ ăn uống của họ ẩn chứa những nguy hiểm vô cùng lớn. Sau khi tìm hiểu được biết, gia đình ông Vương thích ăn đồ nhiều dầu mỡ, đặc biệt khi xào thì cho rất nhiều mỡ lợn.
Hàm lượng chất béo trong mỡ lợn rất cao, nếu không kiểm soát lượng tiêu thụ mỗi lần xào và duy trì thói quen xấu này trong thời gian dài sẽ tiềm ẩn những nguy cơ rất lớn đối với sức khỏe của mạch m.áu. Thực tế, mỡ lợn sau khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành mỡ, khi các hạt mỡ trong m.áu tăng lên khiến m.áu bị nhớt, đặc sệt “như cháo”. Theo thời gian quá trình lưu thông m.áu kém ảnh hưởng đến mạch m.áu não, hình thành các mảng bám trong mạch m.áu và dễ bị tắc nghẽn.
Vì vậy, bạn phải kiểm soát chặt chẽ lượng mỡ lợn khi nấu ăn để duy trì sức khỏe của các mạch m.áu.
Ngoài mỡ lợn, bạn cũng nên ăn 2 loại thực phẩm này càng ít càng tốt.
1. Đồ ngọt
Đồ ngọt có thể giúp tâm trạng của bạn tốt hơn, nhưng lượng đồ ngọt bạn tiêu thụ phải được kiểm soát, ăn quá nhiều có thể gây tổn thương mạch m.áu.
Đường dễ chuyển hóa thành mỡ khiến hàm lượng lipid trong m.áu tăng cao dẫn đến tình trạng m.áu đặc, khi tốc độ lưu thông m.áu giảm và hình thành các mảng xơ vữa trong mạch m.áu, dễ gây xuất hiện nhồi m.áu não.
2. Đồ chua
Đồ muối chua chứa nhiều muối, trong muối có chứa một lượng ion natri nhất định.
Khi ăn vào quá nhiều ion natri, các mạch m.áu sẽ bị kích thích dẫn đến tình trạng giãn mạch trầm trọng, lúc này huyết áp sẽ tăng cao, tốc độ xơ cứng mạch m.áu được đẩy nhanh, dễ xảy ra hiện tượng tắc nghẽn mạch m.áu.
Nguồn và ảnh: Aboluowang, Eat This
Đang xem tivi, người phụ nữ Hà Nội đột nhiên liệt nửa người
Đang xem thời sự tối, bà Bình đột ngột thấy nói khó, tê yếu nửa người trái, được chẩn đoán đột quỵ nhồi m.áu não.
Bệnh nhân Nguyễn Thị Bình, 76 t.uổi ở Cầu Giấy, Hà Nội được chuyển vào Bệnh viện E cấp cứu lúc 20h trong tình trạng nói ngọng, liệt mặt bên trái, liệt nửa người trái, cơ lực tay, chân trái chỉ còn 1/5.
Gia đình cho biết, trước đó 30 phút, bà vẫn khoẻ mạnh ngồi xem tivi, sau đó đột nhiên nói khó, yếu tay trái, nghĩ đột quỵ nên đưa đến bệnh viện.
Khai thác t.iền sử, bệnh nhân bị rung nhĩ và bệnh basedown từ nhiều năm nay. Sau khi thăm khám, các bác sĩ nhận định, bệnh nhân có thể bị đột quỵ nhồi m.áu não cấp.
Ekip bác sĩ can thiệp lấy huyết khối cho bệnh nhân
Ngay lập tức, các bác sĩ trực khởi động quy trình “báo động đỏ” toàn Đơn vị đột quỵ can thiệp tim mạch, mạch m.áu với sự tham gia của nhiều chuyên khoa: Can thiệp tim mạch, nội thần kinh, phẫu thuật thần kinh, chẩn đoán hình ảnh, hồi sức tích cực…
Bệnh nhân được tiêm tiêu sợi huyết giúp tan cục m.áu đông trong vòng 15 phút.
Trên hệ thống chụp mạch m.áu số hóa xóa nền (DSA), các bác sĩ phát hiện vị trí tắc ở động mạch cảnh trong đoạn M1 bên phải và động mạch não giữa. Hút khối huyết ra có chiều dài 1,5cm, gây tắc hoàn toàn đoạn M1.
Sau can thiệp, bệnh nhân phục hồi nhanh, không còn nói ngọng, không bị liệt mặt, cơ lực tay trái, chân trái khôi phục lên 4/5.
BS Phạm Xuân Hiếu, Phó trưởng khoa Cấp cứu, Phụ trách Đơn vị đột quỵ can thiệp tim mạch, mạch m.áu cho biết, với bệnh nhân đột quỵ, càng đến viện sớm tỉ lệ điều trị thành công càng cao.
Tại bệnh viện, trước đây với quy trình cũ, các bác sĩ phải mất ít nhất 30 phút đến 1 tiếng để can thiệp cho bệnh nhân đột quỵ. Hiện nay, với việc lắp đặt hệ thống DSA ngay cạnh đơn vị can thiệp nên đã rút ngắn rất nhiều thời gian di chuyển, làm xét nghiệm.
Tại Việt Nam, mỗi năm ghi nhận khoảng 230.000 ca đột quỵ, trong đó gần 50% bệnh nhân diễn biến xấu đi và t.ử v.ong theo thời gian, 90% để lại di chứng.
Với bệnh nhân đột quỵ, thời gian là vàng. Tế bào não sẽ c.hết chỉ trong vài phút nếu không được cấp m.áu hoặc oxy. Đối với đột quỵ thiếu m.áu não, khi mạch m.áu lớn trong não bị tắc, cứ mỗi giây trôi qua có 32.000 tế bào não c.hết và cứ mỗi phút trôi qua sẽ có 1,9 triệu tế bào não “ra đi” và mỗi giờ trôi qua, số tế bào não c.hết tương ứng mất đi 3,6 năm t.uổi thọ của người bình thường.
Với đột quỵ nhồi m.áu não, cơ hội dùng thuốc tiêu sợi huyết chỉ 4,5 giờ từ khi khởi phát, cơ hội can thiệp lấy huyết khối là trong 6 giờ đầu, trừ một số trường hợp đặc biệt có thể lên tới 24 giờ.
Theo thống kê, đột quỵ xảy ra nhiều nhất vào thời điểm ban ngày từ 8-12h. Ban đêm cũng xảy ra nhưng không thường xuyên.
Riêng những người có yếu tố nguy cơ, đặc biệt là rung nhĩ như bệnh nhân nói trên, đột quỵ có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào trong ngày.
Để phát hiện sớm đột quỵ, có 5 dấu hiệu:
– Đột ngột có cảm giác tê hay yếu liệt ở mặt, tay hoặc chân (các triệu chứng thường xảy ra ở một bên của cơ thể).
– Đột ngột mất ngôn ngữ, giọng bị méo hoặc nói khó.
– Thị lực một bên đột ngột bị mất.
– Đau đầu dữ dội.
– Cơ thể mất thăng bằng, chóng mặt.
Nếu có bất cứ triệu chứng nào như trên, thậm chí không rõ ràng, ngay lập tức gọi cấp cứu 115 để được hỗ trợ, hướng dẫn vận chuyển người bệnh an toàn tới cơ sở y tế gần nhất.
* Tên bệnh nhân đã được thay đổi.