Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức vừa can thiệp cấp cứu thành công, lấy huyết khối xoang tĩnh mạch cho nam bệnh nhân L.S.T. (36 t.uổi).
Ảnh minh họa
Bệnh nhân hoàn toàn khỏe mạnh, trước khi nhập viện 2 ngày, bệnh nhân đột ngột xuất hiện đau đầu dữ dội liên tục, uống nhiều thuốc giảm đau nhưng không thuyên giảm. Bệnh nhân sau đó có đi cấp cứu tại một bệnh viện tuyến dưới, nghi ngờ tổn thương mạch m.áu não và được chuyển về Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức để điều trị.
TS-BS Lê Thanh Dũng, Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, cho biết, qua thăm khám, các bác sĩ nghi ngờ bệnh lý tắc tĩnh mạch não. Ngay lập tức, bệnh nhân được điều trị chống đông và can thiệp lấy bỏ huyết khối cấp cứu. Ê kíp đã tiến hành hội chẩn đa chuyên khoa, xác định đây là trường hợp tắc tĩnh mạch não cấp tính, mặc dù hiếm gặp nhưng có thể để lại các biến chứng, di chứng nặng nề, thậm chí là t.ử v.ong nếu không được cấp cứu kịp thời. Sau gần 2 giờ liên tục can thiệp, gần như tất cả huyết khối đã được lấy bỏ, bệnh nhân tiến triển lâm sàng tốt và không có biến chứng. Sau khi tình trạng bệnh ổn định, việc duy trì thuốc chống đông cũng như tìm kiếm nguyên nhân gây huyết khối là rất quan trọng để tránh tái phát.
Cả 2 chân của người đàn ông bị l.ở l.oét, hoại tử, phải cắt cụt chỉ vì ngâm chân, bác sĩ nhắc nhở 4 nhóm người đừng dại dột mà làm vậy kẻo mang bệnh vào người
Ngâm chân bất kể vào mùa nào cũng đều mang lại cảm giác thư giãn, giải tỏa căng thẳng rất tốt. Tuy nhiên, có 4 nhóm người không nên ngâm chân nếu không sẽ gây hại sức khỏe, trường hợp của người đàn ông dưới đây là một ví dụ.
Anh Lý (Trung Quốc) gần đây bị cảm, toàn thân khó chịu, lúc nào cũng thấy lạnh chân nên muốn ngâm chân cho hết lạnh. Sau khi ngâm chân được 2 ngày, chứng lạnh chân của anh vẫn không thuyên giảm, thay vào đó, cả 2 bàn chân bắt đầu xuất hiện vết thâm đen, các ngón chân l.ở l.oét, đau nhức không thể chịu nổi. Khi đến bệnh viện khám chữa, bàn chân của anh đã xuất hiện tình trạng hoại tử.
Ngâm chân là một hành động giữ gìn sức khỏe, có thể giúp chữa khỏi cảm lạnh nhưng tại sao anh Lý lại gặp phải tình trạng như vậy? Thực ra, nguyên nhân là do anh không biết về điều cấm kỵ của việc ngâm chân: không phải ai cũng có thể ngâm chân!
Ngâm chân là để tốt cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng làm được như vậy, ví dụ như anh Lý, thực ra anh ấy thuộc 1 trong 4 nhóm người không được ngâm chân dưới đây.
4 nhóm người không nên ngâm chân kẻo gây hại sức khỏe
1. Người bị bệnh tiểu đường
Đôi chân của bệnh nhân tiểu đường không nhạy cảm với nhiệt độ nên không thể phán đoán chính xác nhiệt độ nước ngâm chân, điều này dễ dẫn đến tình trạng bị bỏng. Một khi bàn chân của họ bị bỏng thì sẽ đi kèm với hiện tượng loét, và cuối cùng là phát triển thành tình trạng giống của anh Lý.
2. Người bị suy giãn tĩnh mạch chân
Việc ngâm chân sẽ l.àm t.ình trạng phồng mạch m.áu ở chân của người bị suy giãn tĩnh mạch chân trở nên trầm trọng hơn. Điều này là do chân của người mắc bệnh này sẽ có nhiều mạch m.áu giống hình dạng “giun đất nhỏ”, nếu thường xuyên ngâm chân thì m.áu và khí huyết sẽ dồn xuống chi dưới, tích tụ lại, làm trầm trọng thêm tình trạng suy giãn của tĩnh mạch.
3. Người có vấn đề về tim mạch và mạch m.áu não
Những người này thường hay bị lạnh tay chân, điều này khiến họ nghĩ đến việc ngâm chân hoặc dùng bình nước nóng để chườm ấm tay chân. Tuy nhiên, điều này là không nên bởi ngâm chân sẽ ảnh hưởng đến sự lưu thông m.áu bình thường trong cơ thể, có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh và dẫn đến nhồi m.áu não, nhồi m.áu cơ tim…
4. Phụ nữ mang thai ba tháng đầu
Trong 3 tháng đầu sau khi mang thai, phụ nữ tốt nhất không nên ngâm chân. Ba tháng đầu của thai kỳ là thời điểm không ổn định, nếu ngâm chân nước nóng vào thời điểm này, đặc biệt là ngâm lâu có thể khiến thai nhi bị thiếu oxy, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
Tất nhiên, nếu bạn kiểm soát được nhiệt độ và thời gian ngâm chân thì sẽ không có chuyện gì xảy ra cả, nhưng các bác sĩ vẫn khuyến cáo bạn nên ngâm càng ít càng tốt trong giai đoạn này.
Nguồn và ảnh: Sohu, The Healthy