BV Chấn thương chỉnh hình Nghệ An điều trị thành công thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Mỗi năm Bệnh viện chấn thương Chỉnh hình (CTCH) Nghệ An thực hiện phẫu thuật, điều trị thành công cho hàng trăm bệnh nhân trong tỉnh và các tỉnh trong khu vực Bắc Trung bộ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, trả lại cuộc sống bình thường cho người bệnh.

bv chan thuong chinh hinh nghe an dieu tri thanh cong thoat vi dia dem cot song that lung eed 5814764

Khi đến bệnh viện bệnh nhân P.T.D. bị liệt, mất vận động gấp duỗi mu chân trái, không đi lại được.

Bệnh nhân P.T.D., 57 t.uổi, ở xã Diễn Kỷ, huyện Diễn Châu (Nghệ An) đến khám tại Bệnh viện CTCH Nghệ An trong tình trạng đau cột sống thắt lưng, đau lan xuống chân trái; bị liệt, mất vận động gấp duỗi mu chân trái, không đi lại được.

Tại đây, bệnh nhân D. được các bác sĩ thăm khám và thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết. Bệnh nhân được chẩn đoán “Thoát vị đĩa đệm L4L5 L5S1 thể trung tâm lệch trái chèn ép rễ S1″ và có chỉ định phẫu thuật cố định cột sống và hàn khớp liên thân đốt cột sống thắt lưng qua lỗ liên hợp (TLIF).

Qua khai thác bệnh sử, bệnh nhân D. cho biết bị đau hạn chế vận động cột sống cách đây 1 năm, rất khó khăn trong việc sinh hoạt. Khoảng 1 tháng nay, bệnh nhân không thể ngồi lên và đi lại được mà chỉ nằm một chỗ. Và mới đây, do đau không chịu nổi nên người nhà đã đưa đã vào bệnh viện CTCH Nghệ An thăm khám và điều trị.

bv chan thuong chinh hinh nghe an dieu tri thanh cong thoat vi dia dem cot song that lung 0a7 5814764

Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân bệnh nhân P.T.D. Ảnh: Đậu Huyền

Th.S. BS. Trần Văn Biên, Trưởng khoa Phẫu thuật thần kinh, Bệnh viện CTCH Nghệ An, trưởng kíp mổ cho biết: “Bác sĩ nhận định đây là 1 trường hợp bị thoát vị đĩa đệm nặng, chèn ép rễ thần kinh S1 bên trái, gây yếu liệt chân trái.

Trường hợp này cần phải được phẫu thuật giải phóng chèn ép rễ thần kinh, cố định cột sống và hàn xương liên thân đốt qua lỗ liên hợp (TLIF).

Đây là một trong những kỹ thuật tiên tiến, đem lại hiệu quả tối ưu cho bệnh lý thoát vị đĩa đệm. Phương pháp này được áp dụng tại các bệnh viện tuyến trung ương và nhiều trung tâm phẫu thuật thần kinh trên toàn thế giới.

Ngay sau mổ, bệnh nhân P.T.D. đã hết hẳn những cơn đau nhức ở lưng và vận động được chân trái. 6 ngày sau phẫu thuật, bệnh nhân đã có thể ngồi dậy đi lại được.

bv chan thuong chinh hinh nghe an dieu tri thanh cong thoat vi dia dem cot song that lung 15e 5814764

Sau 6 ngày phẫu thuật bệnh nhân P.T.D. đã có thể tự ngồi dậy được

Bệnh nhân D. chia sẻ, trước khi được các bác sĩ phẫu thuật, chân của tôi không thể co duỗi và không thể đi lại được, chỉ nằm một chỗ, mọi sinh hoạt cá nhân rất khó khăn, đều phải nhờ người trong gia đình giúp đỡ.

Lúc đầu các con không đồng ý cho phẫu thuật vì sợ tôi bị liệt, nhưng qua tìm hiểu được biết Bệnh viện CTCH Nghệ An phẫu thuật điều trị cho hàng trăm bệnh nhân bị bệnh thoát vị đĩa đệm và cột sống, nên tôi đã thuyết phục các con và gia đình đã đồng ý đưa vào đây để mổ.

Hiện tại, tôi cảm thấy rất vui mừng vì lưng của tôi không còn đau nữa, chân đã hết liệt, co duỗi bình thường và đã có thể đi lại được.

Một trường hợp khác là bệnh nhân P.T.S., ở xã Vĩnh Thành, huyện Yên Thành, cũng nhập viện trong tình trạng đau dữ dội, không đi lại được, chân không thể co duỗi.

Sau khi được chẩn đoán bị “thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4L5 thể trung tâm gây hẹp ống sống”, bệnh nhân S. đã được các bác sĩ chỉ định phẫu thuật.

bv chan thuong chinh hinh nghe an dieu tri thanh cong thoat vi dia dem cot song that lung e69 5814764

Các thầy thuốc phẫu thuật cho bệnh nhân P.T.S. Ảnh: Đậu Huyền

Bệnh nhân S. nói: Tôi bị đau cột sống đã 3 năm nay. Trước đây cứ vài tháng lại bị đau 1 lần, tôi cứ mua thuốc uống hơi đỡ đỡ thì đi làm lại.

Thời gian gần đây tôi thường xuyên bị đau dữ dội, không ngồi dậy được, đi lại khó khăn ,đau nhiều dai dẳng gây mất ngủ, cứ động đậy là đau không chịu được, tôi cũng uống thuốc nhưng không đỡ.

Khi vào Bệnh viện CTCH Nghệ An khám, bác sĩ chẩn đoán bị thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống và chỉ định phẫu thuật. Sau phẫu thuật tôi không còn đau nữa, ăn uống bình thường và đã ngồi dậy đi lại được.”

bv chan thuong chinh hinh nghe an dieu tri thanh cong thoat vi dia dem cot song that lung a6a 5814764

Sau phẫu thuật 10 ngày, hiện tại sức khỏe bệnh nhân P.T.S đã ổn định, hết đau, đã có thể tự đi lại được.

Theo thống kê, bệnh thoát vị đĩa đệm (TVĐĐ) cột sống thắt lưng hiện nay ở nước ta chiếm tỷ lệ khá cao, có đến 30% dân số mắc phải căn bệnh này và đang có xu hướng trẻ hóa, thường gặp ở lứa t.uổi từ 20-55 t.uổi.

Bên cạnh đó, nhiều người thường phát hiện bệnh quá muộn và chữa trị không đúng cách nên bệnh có thể tái phát nhiều lần và ngày càng nặng hơn, dẫn đến mất khả năng vận động.

Mỗi năm Bệnh viện CTCH Nghệ An thực hiện phẫu thuật thành công cho hàng trăm bệnh nhân bị TVĐĐ, trong đó phương pháp cố định cột sống và hàn khớp liên thân đốt cột sống thắt lưng đường sau qua lỗ liên hợp (TLIF) là kỹ thuật được sử dụng nhiều nhất.

Từ đầu năm đến nay, Bệnh viện CTCH Nghệ An đã phẫu thuật cho 150 trường hợp liên quan đến TVĐĐ cột sống. Tất cả bệnh nhân đều bình phục, hết đau trở lại cuộc sống bình thường, đặc biệt không có trường hợp nào bị biến chứng sau phẫu thuật.

Phẫu thuật cố định, hàn xương liên thân đốt lối sau qua lỗ liên hợp (TLIF) là một kỹ thuật tiên tiến, đáp ứng điều trị tốt với những bệnh nhân thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống, hẹp ống sống vùng cột sống thắt lưng…. Phẫu thuật giúp bệnh nhân cải thiện triệu chứng đau và chức năng vận động tốt hơn rõ rệt so với điều trị bảo tồn.

Kỹ thuật này được các bác sĩ khoa Khoa Phẫu thuật thần kinh – Sọ não – Cột sống của Bệnh viện CTCH Nghệ An triển khai thường quy và mang lại kết quả điều trị tốt.

bv chan thuong chinh hinh nghe an dieu tri thanh cong thoat vi dia dem cot song that lung bff 5814764

Mỗi năm Bệnh viện CTCH Nghệ An thực hiện phẫu thuật thành công cho hàng trăm bệnh nhân bị TVĐĐ. Ảnh: Đậu Huyền

Thoái hóa cột sống là tình trạng thoái hóa đốt sống và đĩa đệm, gặp chủ yếu ở đốt sống thắt lưng cùng và cột sống cổ. Bệnh tiến triển qua nhiều giai đoạn. Giai đoạn đầu chủ yếu là điều trị nội khoa, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, thay đổi thói quen xấu trong sinh hoạt và lao động, lựa chọn môn thể thao phù hợp.

Tuy nhiên, đến giai đoạn bệnh biểu hiện rõ trên lâm sàng và phim cộng hưởng từ (MRI) thì nên can thiệp phẫu thuật. Nếu can thiệp đúng lúc sẽ đem lại hiệu quả rất tốt.

Khi bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng đau cột sống thắt lưng, đau lan xuống đùi-cẳng chân- bàn chân thì nên đến các bệnh viện chuyên khoa để được khám và chỉ định phẫu thuật đúng lúc.

Cần tránh tình trạng để các triệu chứng nặng lên nhiều như: Yếu liệt chân, rối loạn đại tiểu tiện và nặng hơn là hội chứng đuôi ngựa hoàn toàn… khiến việc phẫu thuật phức tạp và tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật sẽ rất lâu dài và kém hiệu quả.

Th.S.BS Trần Văn Biên khuyến cáo: Bệnh thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm cần được điều trị đúng cách, đúng giai đoạn. Khi bệnh nhân có các dấu hiệu của bênh, nên đến các bệnh viện đúng chuyên khoa để được thăm khám và điều trị bởi các bác sĩ có kinh nghiệm.

bv chan thuong chinh hinh nghe an dieu tri thanh cong thoat vi dia dem cot song that lung a12 5814764

Bệnh thoát vị đĩa đệm nếu can thiệp đúng lúc sẽ đem lại hiệu quả rất tốt. Ảnh: Đậu Huyền

Hiện tại có rất nhiều phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm được thực hiện tại bệnh viện CTCH Nghệ An như: Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm ít xâm lấn; Đặt dụng cụ liên gai sau (IntraSPINE); Phẫu thuật cố định cột sống và hàn khớp liên thân đốt cột sống thắt lưng (TLIF)… Các phương pháp này đều đem lại hiệu quả rất tốt cho các bệnh nhân.

Trong những năm qua, Bệnh viện CTCH Nghệ An đặc biệt chú trọng đầu tư, phát triển kỹ thuật y tế theo hướng chuyên khoa sâu, phát triển kỹ thuật cao nhằm tạo điều kiện cho người dân được khám, chữa bệnh chất lượng cao, ngang tầm các nước trong khu vực.

Nghệ An: Bệnh nhân đột quỵ, viêm phổi tăng do rét đậm rét hại

Rét đậm, rét hại đã khiến cho nhiều người cao t.uổi, trẻ nhỏ mắc các bệnh về đường hô hấp – viêm phổi và đặc biệt là đột quỵ.

Lượng bệnh nhân mắc các bệnh lý nói trên chiếm phần lớn trong tổng số bệnh nhân đến khám chữa bệnh, khiến cơ sở y tế quá tải.

nghe an benh nhan dot quy viem phoi tang do ret dam ret hai 524 5506603

Thời điểm này, Khoa Hồi sức Cấp cứu Chống độc, Bệnh viện Đa khoa TP Vinh có 27 bệnh nhân đang điều trị. 1/2 trong số đó là các bệnh nhân bị viêm phổi. Ảnh: Đức Anh

Bệnh nhân viêm phổi tăng

Vào thời điểm này, Khoa Hồi sức Cấp cứu Chống độc – Bệnh viện Đa khoa TP Vinh đang thực hiện điều trị cho 27 bệnh nhân. Chiếm 1/2 trong số đó là những bệnh nhân cao t.uổi, bị viêm phổi nặng, kết hợp với nhiều bệnh lý khác như thoái hóa khớp, tăng huyết áp, đái tháo đường, viêm phế quản mạn tính, hen suyễn, giãn phế quản, viêm họng mũi mạn tính… Với những bệnh mãn tính kéo dài này, về mùa lạnh thường tái phát hoặc nặng thêm, càng làm cho sức khỏe người cao t.uổi suy giảm dễ mắc viêm phổi – Bác sĩ Ngô Nam Hải – Trưởng khoa Hồi sức Cấp cứu Chống độc – Bệnh viện Đa khoa TP Vinh cho hay.

Theo bác sĩ Ngô Nam Hải: Thời tiết ở Nghệ An lúc này rất lạnh, là điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật gây bệnh dễ phát triển, trong đó có các vi sinh vật gây bệnh ở đường hô hấp. Mùa lạnh, rét, người cao t.uổi nếu mặc không đủ ấm, ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, tắm rửa bằng nước lạnh, phòng ngủ có gió lùa và thiếu chăn, đệm càng dễ mắc bệnh viêm phổi. Nếu người cao t.uổi nghiện t.huốc l.á, thuốc lào hoặc sống ở vùng có nhiều khói bụi, vệ sinh môi trường kém vào mùa lạnh bệnh viêm phổi càng dễ xuất hiện… Đây chính là những nguyên nhân khiến bệnh nhân viêm phổi tăng trong đợt này.

nghe an benh nhan dot quy viem phoi tang do ret dam ret hai ec0 5506603

Rét đậm, rét hại khiến những người cao t.uổi có sẵn các bệnh mãn tính dễ mắc viêm phổi. Ảnh: Đức Anh

Do sức đề kháng của người cao t.uổi đã suy giảm nên sự thể hiện của bệnh viêm phổi đôi khi không điển hình. Vì vậy, khi thấy mệt mỏi, tức ngực, sốt nhẹ, ho cần đi khám bệnh càng sớm càng tốt để được xác định bệnh, trên cơ sở đó sẽ được điều trị kịp thời.

Bác sĩ Ngô Nam Hải – Trưởng khoa Hồi sức Cấp cứu Chống độc – Bệnh viện Đa khoa TP Vinh khuyến cáo:

Về phòng bệnh, người cao t.uổi cần tránh lạnh đột ngột cho nên hàng ngày việc tắm, rửa cần có nước ấm, tắm ở buồng kín gió, tắm xong cần lau khô người, đầu tóc, mặc quần áo ngay và không nên tắm lâu. Nếu người cao t.uổi sức yếu không tự tắm được, hoặc tinh thần không minh mẫn nên có sự hỗ trợ của người nhà, người giúp việc. Hàng ngày NCT cần vệ sinh sạch sẽ họng miệng bằng hình thức đ.ánh răng, súc họng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy. Người cao t.uổi có hàm răng giả, cần vệ sinh hàng tuần hoặc vài ba ngày một lần.

Vào mùa lạnh, mưa rét, người cao t.uổi nên hạn chế đi ra đường, nếu công việc không thể trì hoãn, cần thiết mặc ấm, chân tay cần có tất, cổ quàng khăn ấm, đầu đội mũ ấm và đeo khẩu trang. Đồng thời nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý để tăng sức đề kháng và không nên hút thuốc. Nên vận động cơ thể hàng ngày bằng các động tác tập thể dục buổi sáng và tập hít thở đều (hít sâu, thở ra từ từ).

Tương tự như ở Bệnh viện Đa khoa TP Vinh, tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, số trẻ mắc các bệnh lý về đường hô hấp chiếm khoảng 70% bệnh nhân đến khám, điều trị tại đây. Rất nhiều trẻ bị phế quản, viêm phổi, viêm tai, viêm họng…

nghe an benh nhan dot quy viem phoi tang do ret dam ret hai e81 5506603

Số trẻ mắc bệnh đường hô hấp chiếm 70% số bệnh nhân đến khám điều trị. Ảnh: Đức Anh

Thạc sĩ, Bác sĩ Đậu Thị Hội, Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An chia sẻ bí quyết bảo vệ trẻ mùa lạnh để tránh viêm phổi:

Các bậc phụ huynh cần giữ ấm trẻ đúng cách. Trẻ cần mặc thật sự đủ ấm như phải mang cả găng tay, tất, mũ hoặc khăn quàng cổ…, đặc biệt tránh cho trẻ ra ngoài vào thời điểm lạnh nếu không thật sự cần thiết. Lưu ý, tránh sử dụng các phương tiện giữ ấm có thể gây hại cho trẻ như mặc quần áo quá dày. Trẻ càng ho, quần áo quá dày khiến trẻ thở ra khó khăn hơn.

Giữ vệ sinh là điều cần thiết và cũng phụ thuộc vào điều kiện thời tiết bên ngoài. Lạnh vừa phải, chúng ta có thể tắm cho trẻ vào thời điểm ấm nhất trong ngày. Khi tắm cho trẻ phải cố gắng đóng cửa tránh gió lùa. Không nên ngâm hết cả mình trẻ vào trong nước mà nên tắm từng phần. Tắm đến đâu lau khô người đến đó và sau đó cho trẻ mặc quần áo khô thoáng, tay dài đủ ấm.

Ngoài ra, phụ huynh cần nên tránh cho trẻ tiếp xúc gần với một người đang mắc bệnh cảm ho. Chế độ dinh dưỡng đảm bảo đủ chất, giúp tăng đề kháng cho trẻ chống lại mọi bệnh tật, chứ không chỉ riêng hô hấp. Cần tiêm ngừa cúm, phế cầu sớm vì hiệu quả của chủng ngừa phải mất hơn ba tuần lễ, đặc biệt trẻ có bệnh mạn tính, người lớn t.uổi, bệnh nhân hen suyễn, vì trong thời tiết lạnh, bệnh cúm và cả viêm phổi có thể đến bất cứ lúc nào.

Nhiều người nhập viện do đột quỵ

nghe an benh nhan dot quy viem phoi tang do ret dam ret hai 92f 5506603

Trung tâm Đột quỵ Nghệ An hiện đang điều trị cho 103 bệnh nhân bị đột quỵ. Lượng bệnh nhân liên tục vào ra. Ảnh: Đức Anh

Trời chuyển lạnh sâu, rét đậm rét hại đang là nguyên nhân khiến Trung tâm Đột Quỵ Nghệ An, Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An quá tải. Thời điểm này, Trung tâm đang điều trị cho 103 bệnh nhân (thường ngày số bệnh nhân ở đây rơi vào khoảng 80-85 người).

Thạc sĩ, bác sĩ Kiều Văn Dương, Trung tâm Đột Quỵ Nghệ An cho hay: Đại đa số người bệnh là người cao t.uổi. Nhập viện vào đây trong tình trạng bệnh nặng, mang theo nhiều bệnh lý nền như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ m.áu, từng bị đột quỵ nay bị lại. Đợt này số bệnh nhân nhập viện tăng là do thời tiết lạnh khiến bệnh nhân bị thay đổi huyết áp đột ngột dẫn đến đột quỵ. Bệnh nhân đang điều trị tại trung tâm có 2 thể bệnh chính, đó là nhồi m.áu não và c.hảy m.áu não.

Số bệnh nhân đột quỵ đang vào ra liên tục tại Trung tâm Đột Quỵ Nghệ An. Do tình trạng quá tải ở Trung tâm nên còn có một số bệnh nhân đang phải nằm điều trị tại một số khoa khác của Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An như Khoa Nội A, Lão khoa, Hồi sức Tích cực…

nghe an benh nhan dot quy viem phoi tang do ret dam ret hai 828 5506603

Trung tâm Đột Quỵ Nghệ An hiện đang quá tải bệnh nhân. Ảnh: Đức Anh

Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Ngọc Hòa – Giám đốc Trung tâm Đôt quỵ Nghệ An khuyến cáo: Với thời tiết rét đậm kéo dài, mọi người cần lưu ý để phòng bệnh, đặc biệt là các bệnh lý tim mạch và đột quỵ. Người cao t.uổi luôn mặc ấm, hạn chế ra khỏi nhà khi không cần thiết. Tránh việc tiếp xúc lạnh đột ngột như tắm, ra khỏi nhà tập thể dục buổi sáng. Các nhà đặc biệt ở vùng nông thôn, miền núi nên được che kín để giữ nhiệt trong nhà, không nên mở toang cửa để khí lạnh lùa vào nhà.

Những người bị các bệnh nền như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ m.áu, bệnh lý tim mạch… cần tuân thủ điều trị và uống thuốc đều đặn. Việc uống các viên thuốc được quảng cáo là viên thuốc phòng chống đột quỵ được bán trên thị trường là hoàn toàn không có cơ sở khoa học, thậm chí còn “tiền mất tật mang”. Mọi người nên uống đủ nước, ăn nhiều hoa quả để bổ sung các vitamin cần thiết cho cơ thể.

Khi phát hiện có một trong các dấu hiệu như: miệng méo sang một bên, nói khó, tay chân một bên bị tê yếu… thì ngay lập tức đưa bệnh nhân vào bệnh viện mà không nên trì hoãn. Đừng dại dột chích m.áu đầu ngón tay và ngón chân để làm cho bệnh nhân đau đớn hơn và tăng nguy cơ n.hiễm t.rùng./.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *