Mới đây, khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Nhi Thanh Hóa đã tiếp nhận một b.é g.ái bị rắn cắn vào chân rất nặng trong lúc chơi ngoài vườn được chuyển từ bệnh viện huyện Bá Thước lên.
Trẻ nhập viện trong tình trạng rối loạn đông m.áu nặng, mu chân phải hoại tử, sưng nề, bầm tím lan đến gốc đùi, tại chỗ cắn có 2 vết răng, chân tay lạnh, rét run.
Sau khi được thăm khám, các bác sỹ chẩn đoán: Bệnh nhi bị rắn lục cắn ngày thứ nhất, tiên lượng rất nặng. Ngay sau đó các bác sỹ đã đưa ra phác đồ điều trị: Sử dụng thuốc giải độc đặc hiệu là huyết thanh kháng nọc rắn lục, giảm đau, bất động chi tổn thương, điều trị triệu chứng.
Sau 10 ngày điều trị tích cực tại khoa Hồi sức cấp cứu, bệnh nhân tỉnh táo, các dấu hiệu sinh tồn ổn định, các xét nghiệm đông m.áu trở về bình thường.
Ths.BS Ngô Việt Hưng – Trưởng Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cho biết: “Thông thường, triệu chứng thường gặp của rắn lục cắn là đau nhiều, đau dữ dội và có phù nề vết cắn. Nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời, tình trạng rối loạn đông m.áu toàn thân có thể gây c.hảy m.áu không cầm tại vết cắn, c.hảy m.áu trong bắp cơ, nôn ra m.áu, thậm chí có thể t.ử v.ong do xuất huyết não”.
Hiện tại bé có sức khỏe ổn đinh
Theo BS Ngô Việt Hưng việc sử dụng huyết thanh kháng nọc độc rắn là kỹ thuật chuyên sâu và thường được áp dụng tại tuyến Trung Ương. Nhưng từ năm 2018, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa đã cung ứng đầy đủ thuốc giải độc đặc hiệu là huyết thanh giải độc, và đã thực hiện thành công kỹ thuật giúp cứu sống được nhiều bệnh nhân bị rắn độc cắn, hạn chế chi phí điều trị rút ngắn thời gian nằm viện do trước đây bệnh nhân phải chuyển tuyến Trung Ương điều trị tiếp, đồng thời hạn chế các di chứng nặng nề của nọc độc gây nên.
BS Hưng khuyến cáo, sau khi bị rắn cắn nên bất động và đặt chi bị cắn thấp hơn tim để làm chậm hấp thu độc tố; rửa sạch vết thương; băng chặt chi bị cắn với băng vải, băng bắt đầu từ phía vị trí vết cắn đến gốc chi để hạn chế hấp thu chất độc theo đường bạch huyết. Cuối cùng, nẹp cố định chỗ bị cắn và nhanh chóng chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
Mùa hè thời tiết nóng ẩm, rắn thường ra khỏi chỗ trú chui vào nhà dân. T.rẻ e.m rất dễ gặp phải và bị rắn cắn. Vì vậy bố mẹ cần để ý khu vực nhà ở, khu vui chơi của trẻ giữ không gian thoáng sạch. Trường hợp phát hiện trẻ bị rắn cắn cần thực hiện sơ cứu ban đầu và đưa ngay vào bệnh viện để hạn chế tối đa hậu quả khó lường.
Trong vòng 1 tháng, Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa tiếp nhận 3 bệnh nhân bị rắn độc cắn. Các trẻ trong độ t.uổi từ 5-10 t.uổi. Các bệnh nhi đến cấp cứu trong tình trạng khó thở, suy hô hấp, sưng nề, đe dọa đến tính mạng…
Thanh Hóa: Liên tiếp nhiều trẻ nguy kịch vì bị rắn độc cắn
Gần đây, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa liên tục tiếp nhận các bệnh nhi bị rắn độc cắn. Nhiều bé đến cấp cứu trong tình trạng nguy kịch.
Trong vòng 1 tháng, Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa tiếp nhận 3 bệnh nhân bị rắn độc cắn. Các trẻ trong độ t.uổi từ 5-10 t.uổi. Các bệnh nhi đến cấp cứu trong tình trạng khó thở, suy hô hấp, sưng nề, đe dọa đến tính mạng…
Mới đây nhất là bệnh nhân Đ.Đ.C. (10 t.uổi, xã Đông Nam, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa) nhập viện vào ngày 1/6. Bệnh nhân C. bị rắn cạp nia cắn khi đi bắt cá cùng bố. Hiện bệnh nhân C. phải đặt nội khí quản, thở máy và tiên lượng rất nặng.
Bệnh nhân A. sau 8 ngày điều trị do rắn độc cắn đã được ra viện.
Trước đó, vào ngày 25/5, bệnh nhân H.N.A. (8 t.uổi, thị trấn Cành Nàng, huyện Bá Thước) cũng nhập viện do bị rắn lục cắn vào chân khi đang chơi ngoài vườn.
Bệnh nhân A. đến cấp cứu trong tình trạng rối loạn đông m.áu, mu chân trái hoại tử, sưng nề, bầm tím lan đến gốc đùi. Sau 8 ngày điều trị tại khoa Hồi sức tích cực, bệnh nhân đã ổn định và được ra viện.
Ths.Bs.Ngô Việt Hưng – Trưởng Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cho biết: “Thông thường, triệu chứng thường gặp của rắn lục cắn là đau nhiều, đau dữ dội và có phù nề vết cắn. Nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời, tình trạng rối loạn đông m.áu toàn thân có thể gây c.hảy m.áu không cầm tại vết cắn, c.hảy m.áu trong bắp cơ, nôn ra m.áu, thậm chí có thể t.ử v.ong do xuất huyết não”.
Theo bác sĩ Hưng, sau khi bị rắn cắn nên bất động và đặt chi bị cắn thấp hơn tim để làm chậm hấp thu độc tố; rửa sạch vết thương; băng chặt chi bị cắn với băng vải, băng bắt đầu từ phía vị trí vết cắn đến gốc chi để hạn chế hấp thu chất độc theo đường bạch huyết. Cuối cùng, nẹp cố định chỗ bị cắn và nhanh chóng chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
“Để phòng ngừa rắn cắn, các gia đình không nên cho trẻ chơi ở những khu vực rậm rạp như: bụi cây, đống lá rụng, gạch vụn, đống đổ nát, bãi cỏ rậm rạp… Cảnh giác với rắn sau những cơn mưa, lũ lụt, mùa thu hoạch hay vào buổi tối; nên phát quang bụi cây rậm rạp quanh nhà”, bác sĩ Hưng khuyến cáo.