Đối với bệnh nhân đái tháo đường, ăn một số loại trái cây ít đường một cách hợp lý có thể giúp ổn định lượng đường trong m.áu.
Xét từ góc độ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể thì việc ăn một số loại trái cây giàu vitamin sẽ giúp sức đề kháng được tăng cường, khiến người bệnh tiểu đường ăn uống ngon miệng hơn.
Đối với bệnh nhân đái tháo đường, ăn một số loại trái cây, một cách hợp lý có thể giúp ổn định lượng đường trong m.áu.
Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân tiểu đường không dám tiêu thụ trái cây vì lo sẽ bị tăng lượng đường trong m.áu. Quan điểm này vô cùng sai lầm, bệnh nhân tiểu đường hoàn toàn có thể ăn trái cây, miễn là ăn đúng liều lượng và loại trái cây tiêu thụ phải thuộc loại không chứa quá nhiều đường.
Loại quả tốt cho bệnh nhân tiểu đường
Trái cây rất giàu chất dinh dưỡng, tuy nhiên bệnh nhân tiểu đường là nhóm đối tượng đặc biệt nên khi ăn nên chọn những loại trái cây có tác động càng ít đến đường huyết càng tốt. Cụ thể là:
1. Kiwi
Quả kiwi có hàm lượng đường và chất béo thấp, là loại thực phẩm giàu chất xơ, có tác dụng phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường cũng như các biến chứng của bệnh rất tốt. Thêm vào đó, chất inositol dồi dào trong trái kiwi có thể điều chỉnh sự chuyển hóa đường, do đó làm giảm lượng đường trong m.áu.
Quả kiwi có hàm lượng đường và chất béo thấp…
2. Quả táo
Chất pectin và chất xơ hòa tan trong táo có thể làm giảm lượng đường trong m.áu, điều chỉnh lượng đường trong m.áu và duy trì sự ổn định của đường huyết. Ngoài ra, thường xuyên ăn táo có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đồng thời giúp ngăn ngừa táo bón.
3. Dâu tây
Dâu tây chứa ít calo và giàu vitamin C cùng các nguyên tố vi lượng. Sau khi ăn, đường huyết tăng từ từ, có thể giảm gánh nặng cho insulin và ổn định lượng đường trong m.áu.
4. Bưởi
Bưởi rất giàu crom, có thành phần tương tự như tác dụng hạ đường huyết của insulin, có thể điều chỉnh lượng đường trong m.áu và còn có tác dụng giảm cân. Đối với bệnh nhân đái tháo đường, tăng mỡ m.áu và tim mạch, bưởi có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh rất tốt.
Bưởi rất giàu crom, có thành phần tương tự như tác dụng hạ đường huyết của insulin.
5. Cam
Cam ít đường, giàu vitamin C, axit xitric, pectin, rutin và các chất khác có tác dụng phòng ngừa tốt bệnh võng mạc do đái tháo đường, đồng thời có tác dụng nhất định trong việc ngăn ngừa bệnh mỡ m.áu, tăng huyết áp, bệnh tim,….
Trái cây cần thiết cho người tiểu đường như thế nào?
Trái cây rất giàu vitamin, khoáng chất và một lượng chất xơ nhất định, có thể thúc đẩy sự hấp thụ các chất dinh dưỡng, tăng cảm giác thèm ăn và giúp duy trì axit trong cơ thể. Vì vậy, đối với bệnh nhân đái tháo đường, ăn một số loại trái cây, một cách hợp lý có thể giúp ổn định lượng đường trong m.áu.
Ngoài ra, một số chất chống oxy hóa trong trái cây có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể và có thể tránh hoặc trì hoãn sự xuất hiện của các biến chứng tiểu đường.
Những điều lưu ý mà bệnh nhân tiểu đường cần nhớ khi ăn trái cây là gì?
1. Nếu đường huyết ổn định, bạn có thể ăn uống điều độ
Khi đường huyết của người bệnh ở trạng thái ổn định trong thời gian dài, đường huyết không biến động thường xuyên có thể ăn một số loại trái cây điều độ.
2. Chú ý đến thời điểm ăn trái cây
Người bệnh nên ăn trái cây vào thời điểm giữa hai bữa, hoặc ăn trước khi ngủ trưa một tiếng, hai thời điểm này là lúc thuốc hạ đường huyết hoạt động mạnh nhất, lúc này bệnh nhân rất dễ bị hạ đường huyết nên ăn một số loại trái cây có thể được ngăn chặn tình trạng này.
3. Cố gắng ăn trái cây ít đường
Chọn trái cây có hàm lượng đường thấp hơn có thể làm cho lượng đường trong m.áu tăng chậm hơn, và cũng có thể kiểm soát lượng đường trong m.áu. Một số loại trái cây nhiều đường mà người bệnh nên tránh là: quả nho, quả dứa, quả xoài, quả chuối, quả bơ…
4. Luôn cân đối lượng calo tiêu thụ
Nếu bạn đang ăn trái cây có hàm lượng đường cao, bạn phải giảm lượng calo tương ứng khi tiêu thụ thực phẩm khác để giữ cho lượng calo trong cả ngày không vượt quá tiêu chuẩn.
Lượng trái cây tiêu thụ mỗi ngày cũng không nên quá nhiều. Vì vậy cần tham khảo bác sĩ về số lượng có thể ăn vì mỗi bệnh nhân sẽ có một tình trạng bệnh khác nhau.
Cứ nhắm mắt đi ngủ lại thấy có những biểu hiện này thì chứng tỏ lượng đường trong m.áu tăng cao, cần nhanh chóng đi khám
Nên nhớ rằng, đường huyết dao động nhiều có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho tim mạch, thận, thị giác… đồng thời làm giảm chất lượng cuộc sống.
Ngoài ăn cơm và uống nước thì giấc ngủ cũng là một trong những nhu cầu sống cơ bản của cơ thể. Nghiên cứu cho thấy mỗi người dành tới 1/3 thời gian của cuộc đời để ngủ. Khi ngủ, cơ thể chúng ta tiết ra những hormone quan trọng giúp quá trình chuyển hóa, tích lũy năng lượng… điều này giúp cho cơ thể được hồi phục, tự sửa chữa tổn thương và tăng sức đề kháng.
Ngoài ra, giấc ngủ còn là một tấm gương phản chiếu tình trạng sức khỏe, nếu đêm nào đi ngủ bạn cũng gặp những vấn đề dưới đây thì rất có thể đường huyết trong m.áu đang tăng cao. Nên nhớ rằng, đường huyết dao động nhiều có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho tim mạch, thận, thị giác… đồng thời làm giảm chất lượng cuộc sống. Vì vậy ngay khi phát hiện ra các biểu hiện bất thường, tốt nhất bạn nên đi khám càng sớm càng tốt.
1. Thường xuyên đổ mồ hôi vào ban đêm
Đêm nào đi ngủ cũng thấy dấu hiệu đổ mồ hôi ở lòng bàn tay và lòng bàn chân, bất kể thời tiết mát mẻ hay nóng bức thì bạn không nên xem thường. Đông y cho biết, triệu chứng đổ mồ hôi đêm cho thấy bạn đã mắc chứng can âm hư, thiếu hụt dương khí dẫn đến việc mồ hôi không được kiềm chế.
Ngoài ra, đổ mồ hôi đêm cũng có thể do lượng đường trong m.áu quá cao, do cơ thể p.hân h.ủy một phần glycogen quá lớn do đó đã sinh nhiệt lượng.
2. Cảm thấy đói khi ngủ
Chúng ta đều biết rằng một trong những triệu chứng điển hình nhất của người bệnh tiểu đường đó là dù ăn nhiều nhưng rất dễ cảm thấy đói. Nguyên nhân là bởi hàm lượng glycogen trong cơ thể bệnh nhân tiểu đường cao, nhưng insulin lại không giúp vận chuyển được đường vào tế bào, nên các cơ quan không có năng lượng hoạt động. Cơ thể phản ứng bằng cách kích thích sự thèm ăn, làm người bệnh có cảm giác đói hơn, ăn nhiều hơn bình thường.
Nếu bạn đã ăn tối đủ no nhưng lại cảm thấy đói vào ban đêm thì có thể là do lượng đường trong m.áu tăng cao.
3. Thường xuyên cảm thấy khát trong đêm
Do lượng đường trong m.áu quá cao và áp suất thẩm thấu của tế bào bị mất cân bằng nên bệnh nhân sẽ thường xuyên cảm thấy khát nước. Hơn nữa, người tiểu đường đi tiểu nhiều hơn bình thường nên việc bổ sung thêm lượng chất lỏng đã bị mất đi là điều dễ hiểu. Vì vậy, người bệnh tiểu đường thường có nhiều cơn khát nước hơn, đặc biệt họ thường xuyên thấy khát vào ban đêm.
4. Cảm thấy ngứa khắp người
Do lượng đường trong m.áu cao, các tế bào trong cơ thể p.hân h.ủy glycogen nhanh hơn, đồng thời quá trình trao đổi chất cũng sẽ tăng theo. Tuy nhiên, quá trình trao đổi chất được đẩy nhanh cũng sẽ khiến da mất nhiều nước, da khô bất thường kèm theo cảm giác ngứa ngáy.
Vậy chúng ta cần làm gì để cân bằng lượng đường trong m.áu?
Ăn uống lành mạnh
Hầu hết tình trạng lượng đường trong m.áu cao đều là do chế độ ăn uống kém khoa học, không cân đối. Để cân bằng đường huyết, chúng ta phải bỏ chế độ ăn nhiều dầu, nhiều muối, cố gắng ăn nhạt, ăn nhiều chất xơ…
– Giảm cân
Kiểm soát cân nặng là một phần quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh tiểu đường. Nếu bạn đang nặng 90kg, mục tiêu giảm cân của bạn là từ 5-10kg. Và một khi đã giảm cân thì bạn cần phải tích cực duy trì được số cân nặng đã giảm.
– Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục có nhiều lợi ích cho sức khỏe, có thể giúp giảm cân và giảm lượng đường trong m.áu. Điều này sẽ hạn chế nguy cơ mắc tiểu đường loại 2. Mỗi ngày bạn nên cố gắng tập thể dục ít nhất 30 phút và vận động 5 lần một tuần.
– Khám sức khỏe thường xuyên
Càng có t.uổi, bạn càng cần phải đến bệnh viện để kiểm tra lượng đường huyết của mình như thế nào để ngăn ngừa tiểu đường và các biến chứng của tiểu đường.