Thịt cá có mùi vị thơm ngon, giàu chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nên được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, không phải tất cả đều như vậy, đặc biệt là 3 loại dưới đây chứa cực nhiều formaldehyde và kim loại nặng gây hại lớn cho sức khỏe.
Cá là một món ngon phổ biến trên bàn ăn của con người. Chúng giàu chất dinh dưỡng, thịt thơm ngon, cách chế biến đa dạng, được nhiều người vô cùng yêu thích.
Thịt cá chứa nhiều vitamin, chất đạm và chất khoáng. Đặc biệt nó thuộc loại thịt nạc, hàm lượng mỡ rất ít, cơ thể con người dễ hấp thu. Đối với những người muốn giữ dáng hoặc giảm cân có thể ăn một số loại cá thích hợp để bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể mà không lo bị tăng cân.
Tuy nhiên, có rất nhiều loại cá và không phải loại cá nào cũng thích hợp để làm thức ăn cho con người. Nếu ăn phải cá nhiễm độc sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Vì vậy, khi mua cá bạn cần hết sức chú ý, đặc biệt tránh 3 loại cá này, chúng chứa rất nhiều chất gây ung thư formaldehyde và các kim loại nặng gây hại cho cơ thể.
1. Cá ăn thịt lớn dưới biển sâu
Vì các loại thực phẩm hiện nay rất phong phú, người ta không còn chỉ chú ý đến việc ăn no mà muốn ăn tươi, hiếm và ngon. Một số loài cá biển sâu lớn như cá ngừ, cá hồi… đã trở thành nguyên liệu nấu ăn phổ biến.
Tuy nhiên, loại cá này đứng đầu chuỗi thức ăn trong đại dương, ăn nhiều loại cá nhỏ và các sinh vật biển khác. Trong nước biển có một lượng thủy ngân và các kim loại nặng nhất định, cơ thể của từng loài cá cũng sẽ hấp thụ chúng. Do đó, các con cá ăn thịt lớn dưới biển sâu khi ăn cá nhỏ sẽ vô tình tích tụ thêm vào cơ thể chúng hàm lượng thủy ngân và các kim loại nặng cao hơn.
Việc con người hấp thụ quá nhiều thủy ngân và kim loại nặng do ăn loại cá này có thể dẫn đến ngộ độc kim loại nặng, gây nguy hiểm đến tính mạng.
2. Cá nặng cân, ngoại cỡ
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta chủ yếu ăn cá nước ngọt, đôi khi bạn sẽ gặp những con cá nặng cân, ngoại cỡ bất thường, thậm chí nặng đến 4-5kg. Những người thích mua loại cá như vậy nên cẩn thận, bởi trong chúng có thể chứa hormone tăng trưởng và kim loại nặng, khi con người ăn vào sẽ khiến bụng khó chịu, nhất là đối với t.rẻ e.m và người già, sức khỏe của dạ dày, ruột yếu, tốt nhất không nên ăn.
Vì vậy, khi mua cá, tốt nhất bạn nên chọn cá có kích cỡ vừa phải, như cá trắm cỏ khoảng 3-5kg, cá chép khoảng 1.5kg và cá diếc nhỏ 0.5-1kg.
3. Cá có mùi lạ
Cá có mùi lạ tức là nó đã không còn ăn được nữa. Tuy nhiên, hiện nay, một số cơ sơ kinh doanh không uy tín có thể sử dụng formaldehyde (một chất có khả năng gây ung thư cao) hoặc các loại thuốc trừ sâu khác để ngâm cá nhằm mục đích loại bỏ mùi ôi thiu của cá để bán được chúng càng sớm càng tốt.
Do đó, nếu bạn ngửi thấy nhiều mùi tanh của cá có sự khác thường (có cảm giác cay cay ở mắt và nghẹt mũi) thì không nên mua. Tốt nhất bạn hãy chọn cá tươi, có trọng lượng trong giới hạn bình thường, đồng thời kiểm tra mắt, mang, vảy và đuôi của cá có khỏe mạnh hay không.
Mẹo chọn cá
1. Đầu tiên phải nhìn vào 4 bộ phận của con cá.
Phần đầu tiên là mắt cá, mắt cá phải đầy đặn, nổi rõ, giác mạc trong suốt và linh hoạt là cá tươi ngon. Ngược lại, nếu mắt cá trũng và có bùn thì không nên mua.
Phần thứ 2 là mang cá. Nhìn chung mang cá tươi có màu đỏ tươi, chất nhầy trong suốt, nếu mang màu xám hoặc đỏ sẫm thì không phải là cá tươi.
Phần thứ 3 là vảy cá, vảy cá tươi có chất nhầy trên bề mặt, bóng và dính chặt vào thịt cá.
Phần thứ 4 cần quan sát là phần bụng của con cá. Bụng cá tươi không phình to, lỗ h.ậu m.ôn có màu trắng và trũng xuống.
2. Khi sờ vào
Cá tươi chắc và đàn hồi, sau khi bấm móng sẽ bị móp và có thể phục hồi nhanh chóng.
3. Ngửi cá
Cá biển tươi thì có mùi mặn, cá nước ngọt thì có mùi đất. Nếu nó không tươi hoặc đã được xử lý bằng formaldehyde sẽ có mùi tanh hoặc thậm chí hăng.
Nguồn và ảnh: Aboluowang, Eat This
Xăm, phun môi thẩm mỹ cho trẻ nhỏ: Không chỉ biến chứng mà còn tiềm ẩn nguy cơ mắc ung thư
Khi phun, xăm môi thẩm mỹ, trẻ nhỏ sẽ phải đối mặt với những biến chứng vô cùng nguy hiểm và nặng nề, thậm chí còn để lại những di chứng suốt đời và tiềm ẩn nguy cơ mắc ung thư.
ThS. BS. Nguyễn Đình Quân thăm khám cho bệnh nhân tại Bệnh viện Da liễu Trung ương (Ảnh – Thảo Vy)
“Xăm, phun môi thẩm mỹ không phù hợp với trẻ em”
Gần đây, thông tin và hình ảnh về một b.é g.ái 5 t.uổi được gia đình cho đi xăm môi thẩm mỹ lan truyền trên mạng xã hội đã khiến dư luận dậy sóng.
B.é g.ái 5 t.uổi phun môi thẩm mỹ khiến dư luận dậy sóng (Ảnh trên mạng)
Trao đổi với PV VietTimes về việc làm đẹp cho trẻ nhỏ, ThS. BS. Nguyễn Đình Quân – Phó Trưởng Khoa Phẫu thuật thẩm mỹ và Phục hồi chức năng, Bệnh viện Da liễu Trung ương – nhấn mạnh: “Theo tôi, việc xăm môi thẩm mỹ là không phù hợp với t.rẻ e.m. Ở trẻ nhỏ, niêm mạc môi mỏng, hình dáng môi chưa phát triển đầy đủ nên nguy cơ tạo sẹo cao hơn người trưởng thành.
Mặt khác, t.rẻ e.m là đối tượng nhạy cảm hơn với các biến chứng và khi gặp biến chứng thì thường nặng nề hơn và để lại hậu quả lâu dài hơn. Có những biến chứng có thể khắc phục được, tuy nhiên có những biến chứng không thể khắc phục và để lại di chứng suốt đời. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển tâm sinh lý của trẻ sau này. Vì thế tôi hoàn toàn phản đối việc phun, xăm môi cho trẻ”.
Hiện, luật pháp chưa có quy định nào hướng dẫn việc thực hiện các can thiệp thẩm mỹ cho trẻ. Do đó, việc thực hiện các can thiệp thẩm mỹ chỉ nên được chỉ định đối với các trường hợp có các khiếm khuyết bẩm sinh gây ảnh hưởng tới sự phát triển tâm sinh lý và thẩm mỹ của trẻ. Ví dụ như thủ thật laser đối với các bớt sắc tố, bớt rượu vang, hay phẫu thuật thẩm mỹ trong các trường hợp khe hở môi vòm, khe hở sọ mặt, sẹo xấu, hay các bớt sắc tố bẩm sinh vùng hàm mặt.
ThS. BS. Nguyễn Đình Quân – Phó Trưởng Khoa Phẫu thuật thẩm mỹ và Phục hồi chức năng, Bệnh viện Da liễu Trung ương (Ảnh – Minh Thuý)
Theo BS. Quân, do t.rẻ e.m là đối tượng đang phát triển, cơ thể dễ bị tổn thương nên khi phun, xăm môi, trẻ có thể phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như: N.hiễm t.rùng tại vùng phun, môi sưng nề sau xăm môi, môi nóng đỏ, nổi mụn nhỏ li ti, tiết dịch, tiết mủ; môi ngứa rát kéo dài, xuất hiện các u hạt ở vùng môi.
Bên cạnh các biến chứng biểu hiện ra bên ngoài, việc phun, xăm môi còn tiềm tiềm ẩn nguy cơ lây truyền các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như HIV, viêm gan B, C, Herpes. Ngoài ra, do môi t.rẻ e.m rất mỏng và hình dáng môi chưa hoàn thiện nên khi thực hiện thủ thuật phun xăm xắn lấn sâu, môi trẻ có thể gặp các biến chứng sẹo lồi, sẹo quá phát, sẹo co kéo, làm biến dạng hình dáng của môi, rất khó có khả năng khắc phục. Thậm chí, trong quá trình ủ tê, tiêm tê, hay sử dụng mực xăm, trẻ có thể bị sốc phản vệ. Biến chứng này rất nguy hiểm, đe doạ đến tính mạng của trẻ.
ThS. BS. Nguyễn Đình Quân chia sẻ về nguy cơ trẻ phải đối mặt khi xăm, phun môi thẩm mỹ (Video – Minh Thuý)
“Các biến chứng này dễ xảy ra với t.rẻ e.m hơn vì t.rẻ e.m là đối tượng rất nhạy cảm, và khi xảy ra biến chứng thì thường nặng nề hơn người trưởng thành. Các biến chứng này sẽ để lại di chứng vô cùng nặng nề về sau” – BS. Quân nói.
Mực xăm chứa kim loại nặng tiềm ẩn nguy cơ mắc ung thư
Thông tin về mực xăm được sử dụng trong phun, xăm thẩm mỹ môi, BS. Quân cho hay: Mực xăm thường có 2 thành phần là chất màu và dung môi. Trong đó, chất màu đa số có thành phần là các kim loại nặng như chì, niken, bạc, asen,… một số loại mực xăm thì chứa các thành phần màu tổng hợp từ tự nhiên.
Các hợp chất này có thể gây nhiễm độc kim loại, dị ứng. Còn thành phần dung môi ngoài nước và cồn còn có thể chứa formaldehyde, chất này nếu nhiễm độc nhiều và kéo dài có thể ảnh hưởng nặng nề đến phổi, gan, thận. Nhiều chuyên gia còn cho rằng mực xăm có thể đi khắp nơi trong cơ thể và làm tăng nguy cơ bị ung thư.
Đối với trẻ nhỏ, nguy cơ nhiễm độc và dị ứng do mực xăm cao hơn người lớn vì vì cơ thể t.rẻ e.m nhạy cảm hơn và khả năng đào thải các chất này kém hơn người trưởng thành. Do đó, các biến chứng do mực xăm gây ra sẽ nặng nề hơn.
ThS. BS. Nguyễn Đình Minh – Trưởng Khoa Phẫu thuật Thẩm mỹ, tạo hình và Hàm mặt, Bệnh viện E (Ảnh – Minh Thuý)
Đồng quan điểm với BS. Quân, ThS. BS. Nguyễn Đình Minh – Trưởng Khoa Phẫu thuật Thẩm mỹ, tạo hình và Hàm mặt, Bệnh viện E – khẳng định: “Về nguyên tắc tất cả các thủ thuật thẩm mỹ đều không được áp dụng cho người dưới 18 t.uổi do chưa đủ t.uổi để nhận thức về việc làm đẹp cho bản thân mình, trừ các trường hợp có dị tật gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ gây ảnh hưởng tâm lý khi hoà nhập cộng đồng như thừa ngón, sụn thừa nắp tai, khe hở môi, bớt sắc tố bẩm sinh,.. hoặc gây ảnh hưởng tới chức năng của tre như khe hở vòm gây sặc và khó phát âm thì cần phải phẫu thuật càng sớm càng tốt để trẻ có chức năng và hoà nhập cuộc sống”.
Theo BS. Minh, mực phun xăm có hai loại là loại hữu cơ (Organic) chiết xuất từ các sản phẩm thiên nhiên và loại vô cơ có chứa các oxit kim loại để giữ màu thường là oxit sắt thậm chí có chì, hàm lượng oxit kim loại càng cao thì giữ màu càng tốt. Khi cơ thể bị nhiễm lượng oxit kim loại nhỏ thì có thể tự đào thải nhưng nếu quá liều như chì, thuỷ ngân có thể gây nhiễm độc gan, thận (đặc biệt là ở t.rẻ e.m). Nếu cơ thể nhiễm lượng oxit kim loại lớn trong thời gian dài thì sẽ mắc ung thư.
Trước những biến chứng nguy hiểm và nguy cơ mắc ung thư do phun, xăm môi thẩm mỹ gây ra, BS. Nguyễn Đình Quân khuyến cáo: Ở Trẻ nhỏ da, niêm mạc còn mỏng, môi cũng như các cơ quan bộ phận cơ thể chưa phát triển hoàn thiện. Vì thế, việc can thiệp thủ thuật, phẫu thuật làm đẹp có thể ảnh hưởng làm biến dạng các cơ quan, bộ phận của trẻ.
Mặt khác, do trẻ nhỏ chưa có đủ nhận thức, năng lực hành vi để quyết định việc lựa chọn thay đổi bản thân, cũng như xu hướng làm đẹp nên gia đình cần lưu ý không cho trẻ sử dụng các biện pháp làm đẹp nếu trẻ không có các khiếm khuyết được các bác sĩ chỉ định cần can thiệp.