Màu đen xuất hiện trên da thường là dấu hiệu cho thấy sức khỏe đang có vấn đề, đặc biệt là khi màu thâm đen xuất hiện ở 3 bộ phận này trên khuôn mặt.
Sống lâu khỏe mạnh là điều ai cũng mong muốn có được. Muốn làm được điều đó, cơ thể tốt nhất phải không được có bệnh. Tuy nhiên, điều đó dường như là không thể bởi trong đời ai cũng phải gặp bệnh này, bệnh kia. Do đó, quan trọng nhất vẫn là phát hiện và điều trị bệnh càng sớm càng tốt.
Nếu trên khuôn mặt, 3 bộ phận này chuyển sang màu thâm đen thì bạn cần phải cẩn thận bởi đó là dấu hiệu bệnh tật quan trọng mà bạn tốt nhất không nên bỏ qua.
1. Mũi màu đen
Các cơ quan trong cơ thể chúng ta có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Mũi có sự liên kết rất lớn với phổi. Sức khỏe của phổi cũng là chìa khóa để kéo dài t.uổi thọ. Khi nước da trên mũi có màu sẫm có thể là do phổi có vấn đề.
Mũi bị thâm đen có thể xuất phát từ việc bạn bị bệnh phổi khiến lượng oxy cung cấp cho phổi giảm, tuần hoàn m.áu gây tắc nghẽn dẫn đến không thể thải độc tố, rác thải ra ngoài cơ thể thông qua vùng da trên mũi kịp thời. Từ đó, chất độc tích tụ lại ở mũi và làm xuất hiện tình trạng mũi có màu đen. Lúc này, bạn nên kịp thời đi khám và điều chỉnh sức khỏe phổi của mình.
2. Mặt tối
Da mặt sạm đen cũng có thể là do gan không đủ m.áu sau khi nó bị tổn thương, điều này khiến da mặt không được m.áu nuôi dưỡng, làm mất đi vẻ sáng bóng. Đồng thời, lúc này độc tố tích tụ không thải ra ngoài được sẽ làm xuất hiện hiện tượng da mặt có màu vàng đen.
Hoặc tình trạng mặt bị tối màu này cũng có thể do hệ thống nội tiết bị mất cân bằng dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể, da trở nên xấu đi, sạm đen, xuất hiện tình trạng thiếu năng lượng và ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, t.uổi thọ của cơ thể.
3. Vùng quanh mắt đen
Đôi mắt thâm quầng, nhiều người nghĩ rằng nó đơn giản chỉ là do mất ngủ hoặc thiếu ngủ, tuy nhiên, thực tế tình trạng này cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo rằng chức năng gan gặp vấn đề.
Nếu quầng thâm xuất hiện lâu ngày, dù là vấn đề về gan hay thức khuya, mất ngủ đều ảnh hưởng đến sức khỏe, ngủ không đủ giấc, thức khuya sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa các cơ quan trong cơ thể, trong khi đó, gan không tốt sẽ gây ra hiện tượng chức năng giải độc bất thường, cũng gây hại cho sức khỏe cho chất độc không được loại bỏ kịp thời. Do đó, tốt nhất bạn vẫn nên đi khám càng sớm càng tốt để tìm ra được nguyên nhân và giải quyết nó sớm.
Nguồn và ảnh: Sohu, The Healthy
Làm thế nào giảm tác dụng phụ sau khi tiêm vaccine?
Những người tiêm vaccine sau mũi đầu tiên có thể gặp các triệu chứng như sốt, đau nhức cơ thể và đau tại chỗ tiêm. Nếu bạn đang phải đối mặt với sự khó chịu, sau đây là một số điều bạn có thể làm để giảm các cơn đau nhức.
Những người tiêm vaccine sau mũi đầu tiên có thể gặp các triệu chứng như sốt, đau nhức cơ thể và đau tại chỗ tiêm. Mặc dù những dấu hiệu này có vẻ đáng báo động, nhưng các chuyên gia đã chỉ ra rằng chúng là những dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang xây dựng khả năng miễn dịch chống lại virus. Các dấu hiệu này sẽ biến mất một hay hai ngày sau khi tiêm. Nếu bạn đang phải đối mặt với sự khó chịu, đây là một số điều bạn có thể làm để giảm các cơn đau nhức:
Uống đủ nước
Sốt và cơ thể mỏi mệt là một số tác dụng phụ thường gặp của việc chủng ngừa, kéo dài trong 2-3 ngày. Uống nhiều nước có thể giúp thải độc tố ra khỏi cơ thể và giúp phục hồi nhanh chóng. Cố gắng duy trì đủ nước trong ít nhất 2 ngày sau khi chủng ngừa. Bạn cũng có thể uống nước dừa, nước trái cây hoặc nước lọc để cơ thể luôn đủ nước.
Uống nhiều nước có thể giúp thải độc tố ra khỏi cơ thể và giúp phục hồi nhanh chóng.
Nghỉ ngơi
Hệ thống miễn dịch của bạn phải làm việc chăm chỉ để tạo ra các kháng thể bảo vệ cơ thể chống lại Covid-19. Điều này có thể dẫn đến một chút khó chịu như đau khớp, đau đầu và buồn nôn. Đừng làm quá sức trong thời gian này. Hãy nghỉ ngơi, ngủ nhiều trước và sau khi dùng thuốc. Hãy thiền nếu bạn có thể để xoa dịu tâm trí và kiểm soát mức độ căng thẳng của mình. Ngủ đúng giờ và không căng thẳng sẽ hỗ trợ khả năng miễn dịch của bạn và giúp vaccine tạo ra kháng thể.
Hãy nghỉ ngơi, ngủ nhiều trước và sau khi dùng thuốc.
Sử dụng túi đá chườm
Một số người thậm chí còn cảm thấy đau nhức, sưng tấy đỏ và đau tại chỗ tiêm. Điều này có thể khiến bạn khó cử động cánh tay hoặc thực hiện các công việc hàng ngày. Nếu khó chịu, bạn hãy chườm đá hoặc đắp khăn ướt lên cánh tay, nơi bạn đã tiêm. Ngoài ra, hãy cử động cánh tay của bạn hoặc tập thể dục một chút. Điều này có thể giúp giảm sưng và đau.
Nếu khó chịu, bạn hãy chườm đá hoặc đắp khăn ướt lên cánh tay, nơi bạn đã tiêm.
Sử dụng thuốc giảm đau nếu cần
Thông thường, cảm giác đau và khó chịu sau khi tiêm phòng sẽ tự biến mất sau vài ngày, nhưng nếu nó thực sự làm bạn lo lắng hoặc bạn không thể kiểm soát được thì hãy dùng thuốc. Tham khảo ý kiến của các bác sĩ, họ có thể kê cho bạn một số loại thuốc giảm đau và hạ sốt. Vì sự an toàn của bạn, đừng tự kê đơn bất kỳ loại thuốc nào vì nó có thể ảnh hưởng đến vaccine.
Tham khảo ý kiến của các bác sĩ, họ có thể kê cho bạn một số loại thuốc giảm đau và hạ sốt.
Ăn uống lành mạnh
Vaccine hoạt động tốt hơn khi bạn tuân theo thói quen lối sống lành mạnh.
Vaccine hoạt động tốt hơn khi bạn tuân theo thói quen lối sống lành mạnh. Ăn thực phẩm lành mạnh để giữ dáng và phục hồi nhanh hơn. Ăn thực phẩm giàu protein, kẽm, canxi, sắt và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác. Một chế độ ăn uống lành mạnh giúp xây dựng hệ thống miễn dịch của bạn và hỗ trợ phục hồi tích cực. Tránh xa thực phẩm chế biến sẵn và nhiều chất béo./.