3 biểu hiện bất thường ở thân dưới cho thấy ung thư buồng trứng có thể đang rình rập bạn

Do có vị trí đặc biệt nên buồng trứng khi bị ung thư sẽ rất khó để phát hiện từ sớm. Tuy nhiên, nếu bạn có 3 biểu hiện bất thường này ở phần thân dưới thì hãy cẩn trọng với căn bệnh nguy hiểm này.

Buồng trứng là một cơ quan sinh sản quan trọng chỉ có ở phụ nữ, nó nằm ở cả hai bên của khoang bụng dưới và tử cung của phụ nữ! Nó có hai chức năng chính là sản xuất, rụng trứng; và bài tiết hormone s.inh d.ục. Trong trường hợp bình thường, sau khi người phụ nữ bước vào t.uổi dậy thì, buồng trứng sẽ bắt đầu phát triển và sau đó dần trưởng thành.

Những năm gần đây, do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như biến đổi khí hậu, thói quen sinh hoạt (đặc biệt là các quan niệm cởi mở hơn về t.ình d.ục và thói quen ăn uống) kém lành mạnh… nên tỷ lệ mắc các bệnh về buồng trứng tăng dần qua từng năm, đặc biệt là số lượng bệnh nhân mắc ung thư buồng trứng có một xu hướng gia tăng đáng kể.

3 bieu hien bat thuong o than duoi cho thay ung thu buong trung co the dang rinh rap ban a93 5811317

Chỉ tính riêng tại Trung Quốc, năm 2020, số phụ nữ được chẩn đoán mắc mới bệnh ung thư buồng trứng đã đạt khoảng 60.000 người, và số phụ nữ c.hết vì nó lên tới 40.000 người!

Nguyên nhân khiến tỷ lệ t.ử v.ong do ung thư buồng trứng cao là do các triệu chứng ở giai đoạn đầu của bệnh không dễ nhận ra. Hơn nữa, do vị trí rất đặc biệt của buồng trứng nên việc khám phụ khoa thông thường cũng khó phát hiện được bệnh. Thực tế, trong số 60.000 người mắc mới ung thư buồng trứng tại Trung Quốc, chỉ có khoảng 30% phát hiện được bệnh ở giai đoạn đầu và giữa!

Để phát hiện ung thư buồng trứng ở giai đoạn sớm, bạn có thể chú ý quan sát xem mình có 3 biểu hiện bất thường ở phần thân dưới này hay không, nếu không có cái nào thì xin chúc mừng.

1. Khó chịu vùng bụng dưới

Buồng trứng là cơ quan sinh sản của nữ giới, nằm trong khoang bụng dưới. Cũng giống như các bệnh ung thư nội tạng khác, những cơn đau bụng dữ dội không xảy ra ở giai đoạn đầu của ung thư buồng trứng, người bệnh thường cảm thấy khó chịu nhẹ và sưng tấy vùng bụng dưới.

Một khi ung thư buồng trứng có các biến chứng như xoắn cuống, vỡ ung thư, chèn ép các mô xung quanh hoặc n.hiễm t.rùng, bệnh nhân có thể bị đau bụng dưới. Đặc biệt nếu xoắn cuống xảy ra trong thời gian ngắn, bệnh nhân có thể bị đau bụng dữ dội.

3 bieu hien bat thuong o than duoi cho thay ung thu buong trung co the dang rinh rap ban 84e 5811317

2. K.inh n.guyệt bất thường

Sự dày lên và rụng của nội mạc tử cung đều dựa vào quá trình rụng trứng và tiết hormone của buồng trứng. Thông thường ở giai đoạn đầu của ung thư buồng trứng, các tế bào ung thư không gây tổn thương đến chức năng buồng trứng.

Tuy nhiên, với sự phát triển của ung thư buồng trứng, đặc biệt là sau khi chức năng buồng trứng 2 bên bị tác động, bệnh nhân ung thư có những biểu hiện bất thường về k.inh n.guyệt ở các mức độ khác nhau, chẳng hạn như mãn kinh, lượng kinh quá ít, rối loạn k.inh n.guyệt…

3. Phù nề â.m h.ộ và chi dưới

So với các cơ quan sinh sản khác, buồng trứng có nguồn cung cấp m.áu dồi dào nhất, xung quanh buồng trứng có một số lượng lớn các tĩnh mạch.

Khi ung thư phát triển đến một mức độ nhất định, các tế bào ung thư không chỉ xâm nhập vào màng nhện của khoang bụng mà còn chèn ép các tĩnh mạch gần khoang chậu khiến m.áu không thể lưu thông bình thường. Điều này dẫn đến áp suất thẩm thấu huyết tương tăng dần, dịch mô thấm vào vùng khác sẽ tạo thành phù s.inh d.ục, phù chi dưới và các vấn đề khác.

3 bieu hien bat thuong o than duoi cho thay ung thu buong trung co the dang rinh rap ban 5e3 5811317

Ngoài 3 biểu hiện điển hình trên, ung thư buồng trứng còn có nhiều dấu hiệu nhận biết khác như sau khi khối u chèn ép vào xương chậu, người bệnh có thể gặp các triệu chứng như đi tiểu nhiều lần, táo bón. Nếu khối u khổng lồ chèn ép cơ hoành hoặc kết hợp với tràn dịch ổ bụng, bệnh nhân sẽ khó thở và tim đ.ập nhanh.

Ngoài ra, ung thư buồng trứng giai đoạn cuối còn có các triệu chứng suy mòn điển hình như mệt mỏi, sụt cân và thiếu m.áu.

Nguồn và ảnh: QQ, Women’s Health

Đậu nành có làm tăng nguy cơ ung thư?

Nhiều ý kiến cho rằng, đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành có khả năng gây ung thư.

Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành (đậu phụ, nước tương, sữa đậu nành…) là thực phẩm phổ biến trong khẩu phần ăn của người Việt Nam. Đậu nành rất giàu dinh dưỡng, trong 100g thực phẩm này chứa 400 kcal năng lượng, 34g chất đạm, 18,4g chất béo và các vi chất khác như canxi, magie, phot pho, kẽm và một số vitamin nhóm B.

Tuy nhiên, đang có nhiều tranh cãi về tác dụng của đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành trong điều trị và dự phòng ung thư. Thậm chí nhiều người còn cho rằng, ăn nhiều đậu nành làm tăng khả năng bị ung thư.

dau nanh co lam tang nguy co ung thu 8b4 5703372

(Ảnh minh hoạ: BVCC)

Theo Trung tâm dinh dưỡng lâm sàng, Bệnh viện K (Hà Nội), isoflavone (hợp chất thực vật tự nhiên trong đậu nành) có cấu trúc hóa học tương tự như estrogen trong cơ thể con người. Vì thế có giả thiết các hợp chất trên sẽ làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư như ung thư vú, ung thư buồng trứng.

Tuy nhiên, chuyên gia Bệnh viện K thông tin, isoflavones khi liên kết với các thụ thể estrogen của cơ thể theo cách khác và hoạt động khác nhau nên tác dụng trên cơ thể cũng khác nhau. Mặt khác, một số nghiên cứu còn cho thấy isoflavone có thể “kích hoạt” các gene làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư và kích thích quá trình tự hủy của chúng (quá trình tự c.hết).

Do đó, các hợp chất này không những không gây ung thư mà còn có thể hỗ trợ khả năng chống oxy hóa của cơ thể, sửa chữa DNA và đặc biệt còn giúp bảo vệ, chống lại bệnh ung thư.

Đậu nành được xem như một loại thực phẩm có lợi trong khẩu phần của chế độ ăn uống lành mạnh. Từ đậu nành có thể chế biến ra các món ăn ngon miệng, bổ dưỡng gần gũi với văn hóa và đời sống của người Việt Nam. Đến nay các nghiên cứu trên những người bệnh sau điều trị ung thư vú và ung thư tuyến t.iền liệt cho thấy, không có tác dụng hại từ đậu nành đối với sự phát triển khối u hay nguy cơ tái phát ung thư.

“Đừng để những lầm tưởng ngăn bạn sử dụng đậu nành như một phần trong chế độ ăn uống lành mạnh. Hiện nay, chúng tôi đang khuyến nghị sử dụng đậu nành cho bệnh nhân ung thư là từ 1 đến 2 đơn vị/ngày, tương đương với 1 đến 2 bìa đậu phụ hoặc từ 1 đến 2 cốc sữa đậu nành mỗi ngay ứng với 30g đến 60g hạt đậu nành mỗi ngày”, chuyên gia Bệnh viện K khuyến cáo.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *