Sau khi tiêm vắc xin, cơ thể có thể bị nhiễm virus SARS-CoV-2?

Theo BS Ngô Đức Hùng – Bệnh viện Bạch Mai, xung quanh chúng ta có nhiều người vì nhiều lý do khác nhau mà trì hoãn tiêm chủng, do đó việc mỗi cá nhân tiêm chủng vắc xin không chỉ bảo vệ cho chính mình mà còn bảo vệ những người xung quanh.

Sau khi tiêm vắc xin COVID-19, liệu có thể bị nhiễm virus hay không? câu hỏi được không it người đặt ra sau khi có một số trường hợp, dù đã tiêm vắc xin vẫn dương tính.

Tiêm vắc xin hiện vẫn được xem là giải pháp hữu hiệu để bảo vệ bản thân và những thành viên khác trong mỗi gia đình, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ – nhìn rộng hơn là cả cộng đồng. Thế nhưng đó đây, vẫn xuất hiện tâm lý e ngại khi cho rằng có người đã tiêm vắ xin rồi mà vẫn có thể nhiễm virus. Trên thực tế, câu hỏi này cần được hồi đáp như thế nào cho đầy đủ và khách quan?

Tại chương trình phát sóng số 2 của “Vắc xin- Hành trình miễn dịch”, BS Ngô Đức Hùng, chuyên gia hồi sức tích cực của Trung tâm Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai, người vừa từ các tâm dịch Hà Nam, Bắc Giang trở về, sẽ lý giải cụ thể về vấn đề này.

sau khi tiem vac xin co the co the bi nhiem virus sars cov 2 3c2 5836909

Theo BS Ngô Đức Hùng, bản chất của vắc xin là những thành phần virus đã được xử lý để không còn khả năng gây bệnh vào trong cơ thể con người, đồng thời giúp cho cơ thể chúng ta sản sinh ra kháng thể để chống lại tác nhân gây bệnh đó. Tuy nhiên, tuỳ theo cơ thể mỗi người lượng kháng thể sinh ra khác nhau.

Nếu lượng kháng thể sinh ra đủ nhiều thì cơ thể chúng ta sẽ hoàn toàn chống lại được các tác nhân gây bệnh tấn công từ bên ngoài vào. Nếu như lượng kháng thể sinh ra chưa đủ, chúng ta vẫn có thể nhiễm bệnh, nhưng mức độ sẽ giảm nhẹ hơn rất nhiều.

“Trong 6 tuần đi chống dịch tại Hà Nam và Bắc Giang, tôi thấy có những bệnh nhân “siêu lây nhiễm”- là những bệnh nhân có tải lượng virus rất lớn, một mình họ có thể lây ra nhiều người khác. Còn ở những bệnh nhân đã tiêm vắc xin thì do cơ thể đã có sẵn kháng thể nên có khả năng kìm hãm sự phát triển của virus. Do đó, tải lượng virus của những người này thấp nên khả năng phát tán ra những người xung quanh sẽ thấp hơn nhiều”- BS Ngô Đức Hùng nhấn mạnh.

Cũng theo BS Hùng, xung quanh chúng ta có nhiều người vì nhiều lý do khác nhau mà trì hoãn tiêm chủng, do đó việc mỗi cá nhân tiêm chủng vắc xin không chỉ bảo vệ cho chính mình mà còn bảo vệ những người xung quanh.

Trước đó, tiếp nối các hoạt động trách nhiệm xã hội và chung tay đẩy lùi dịch bệnh, ngày 15/6, Bộ Y tế phối hợp với VTV Digital và đối tác liên quan phát động chương trình “Vắc xin – Hành trình miễn dịch” cùng thông điệp “Chia sẻ hiểu biết đúng về vắc xin để cùng nhau đi trên hành trình đến ngày mai không dịch bệnh”.

Chương trình với mục đích kêu gọi công đồng lan tỏa hiểu biết đúng về vắc xin để có thể tự bảo vệ chính mình, gia đình và người thân khỏi dịch bệnh, từ đó giảm áp lực cho ngành y tế và các y bác sĩ tuyến đầu, cũng như góp phần tạo nên một Việt Nam khỏe mạnh.

Thông qua chương trình, với mỗi bài chia sẻ (share)/ đăng tải clip thuộc chuỗi chương trình Vắc xin – Hành trình miễn dịch sẽ được đơn vị tài trợ thay người chia sẻ đóng góp 10,000 đồng tới Bộ Y tế dùng để mua vật tư y tế phục vụ công tác tiêm vắc xin COVID-19, với hạn mức tối đa 10 tỷ đồng.

Cộng đồng hãy cùng thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Chia sẻ/đăng tải clip bất kỳ trong chuỗi chương trình VẮC XIN- HÀNH TRÌNH MIỄN DỊCH từ Fanpage VTV24; Fanpage Sức khỏe Việt Nam của Bộ Y tế hoặc fanpage VitaDairy Vì Con Mẹ Chọn trên trang cá nhân ở chế độ công khai và tag những người bạn muốn bảo vệ (bước tag không bắt buộc)

Bước 2: Gắn hashtag #VitaDairymiendich24h

Thời gian: Chương trình được thực hiện từ ngày 15/06 đến ngày 15/07/2021. Kết quả sẽ được công bố vào ngày 25/7 trên 3 kênh:

sau khi tiem vac xin co the co the bi nhiem virus sars cov 2 0a5 5836909

Tiêm vắc-xin có chắc chắn miễn nhiễm COVID-19? Tiêm đủ 2 liều vắc-xin được bảo vệ như thế nào?

Trước thực tế 53 nhân viên y tế tiêm đủ 2 mũi vắc-xin COVID-19 có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2, nhiều người tỏ ra lo lắng về việc tiêm vắc-xin không hiệu quả.

Theo WHO, vắc-xin COVID-19 “dạy” cho hệ miễn dịch của chúng ta cách nhận biết và chiến đấu với chủng virus gây bệnh COVID-19. Thời gian để cơ thể xây dựng hàng rào bảo vệ trước virus gây bệnh COVID-19 thường là 2 tuần kể từ khi tiêm chủng. Điều đó có nghĩa là một người vẫn có thể mắc COVID-19 trước hoặc ngay sau khi tiêm chủng, sau đó phát bệnh do vắc-xin chưa có đủ thời gian để phát huy khả năng bảo vệ.

Vắc-xin không không có hiệu quả 100%, sau khi tiêm vắc-xin cần có thời gian để sinh kháng thể

tiem vac xin co chac chan mien nhiem covid 19 tiem du 2 lieu vac xin duoc bao ve nhu the nao 082 5822742

Phân tích về vấn đề này, TS, BS Phạm Quang Thái, Trưởng Văn phòng tiêm chủng miền Bắc, Phó Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh dịch tễ TW cho biết, vắc-xin không đem lại sự bảo vệ tức thì. Sau tiêm mũi 1 phải ít nhất 14 ngày sau mới bước đầu có tác dụng và mức bảo vệ sau tiêm mũi 1 chỉ đạt ở mức bảo vệ rất thấp. Sau tiêm mũi thứ 2 từ 1 tháng trở ra thì vắc-xin mới đạt hiệu quả bảo vệ tối ưu và hiệu quả này cũng chỉ đạt ở mức khoảng 60%-90% tùy theo loại vắc-xin.

PGS-TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cũng cho biết: Vắc-xin không bảo vệ tuyệt đối, nhất là khả năng phòng ngừa việc mang mầm bệnh. Trên thực tế có những loại vắc-xin hiệu lực bảo vệ với 90% nhưng có vắc-xin chỉ hiệu lực bảo vệ khoảng 50%-60%. Điều này có nghĩa là một số người đã tiêm vắc-xin vẫn có khả năng mang virus và lây bệnh cho người khác.

Người tiêm vắc-xin có thể hạn chế nguy cơ mắc bệnh nặng nếu chẳng may bị nhiễm

tiem vac xin co chac chan mien nhiem covid 19 tiem du 2 lieu vac xin duoc bao ve nhu the nao aa3 5822742

Hiệu quả của vắc-xin phòng COVID-19 được thế giới công nhận nhưng người dân cần ghi nhớ rõ một điều: Không có một loại vắc-xin nào đạt hiệu quả 100%. Tức là, sau khi tiêm, người tiêm vắc-xin dù cho là vắc-xin phòng bệnh gì cũng vẫn có khả năng bị nhiễm bệnh. Với người tiêm vắc-xin Covid-19 cũng không loại trừ. Điều quan trọng là nếu mắc bệnh thì triệu chứng cũng nhẹ hơn, nhanh hồi phục hơn. Vậy nên việc tiêm phòng vắc-xin COVID-19 vẫn là nhiệm vụ cần thiết, cấp bách hiện nay.

BS Trương Hữu Khanh (trưởng khoa Nhiễm – Thần Kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM) cho biết: “Việc tiêm vắc-xin phòng Covid-19 chính là hành động quan trọng giúp bảo vệ tính mạng, tránh khỏi nguy cơ mắc thể nặng cũng như nhập viện kéo dài” , BS Khanh khẳng định.

PGS-TS Trần Đắc Phu nói thêm: Vắc-xin Covid-19 là vắc-xin mới, được cấp phép theo điều kiện khẩn cấp nên chúng ta chưa biết chắc chắn rằng việc tiêm vắc-xin có làm giảm được khả năng nhiễm bệnh và lây truyền bệnh hay không. Tuy nhiên, việc tiêm vắc-xin sẽ giúp giảm triệu chứng nặng và giảm nguy cơ t.ử v.ong.

Tiêm đủ 2 mũi vắc-xin COVID-19 có thể yên tâm vì bản thân đã được bảo vệ không?

Chia sẻ về điều này, PGS-TS Trần Đắc Phu cho biết: Tiêm đủ 2 mũi vắc-xin với đủ thời gian khuyến cáo thì cơ thể đã có kháng thể bảo vệ nhưng không phải tất cả mọi người đều có. Tuy nhiên, phải khẳng định rằng khi tiêm vắc-xin Covid-19, nếu chưa cản được sự lây nhiễm của virus SARS-CoV-2 thì vắc-xin sẽ giảm tình trạng nặng và t.ử v.ong đối với người nhiễm.

TS, BS Phạm Quang Thái cũng cho biết, việc tiêm đủ 2 liều vắc-xin COVID-19 có hiệu quả bảo vệ người được tiêm khỏi rơi vào thể nặng và phải nhập viện. Cho đến thời điểm này, vắc xin được sử dụng tại Việt Nam đã được chứng minh trên thực địa khi chưa có trường hợp tiêm đủ 2 mũi nào bị bệnh nặng hay t.ử v.ong.

Cùng với 5K, tiêm vắc-xin Covid-19 là biện pháp phòng bệnh chủ động rất quan trọng

Dù hiệu lực của vắc xin không phải 100% nhưng theo các chuyên gia đây vẫn là vũ khí hữu hiệu giúp phòng ngừa COVID-19 và tiến tới tạo miễn dịch cho cộng đồng.

Bên cạnh đó, sau khi tiêm vắc-xin COVID-19, dù mới tiêm 1 mũi hay đủ cả 2 mũi, người được tiêm vẫn phải thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm theo khuyến cáo 5K của Bộ Y tế (đeo khẩu trang, thực hiện khử khuẩn, giữ khoảng cách, không tập trung đông người, khai báo y tế). Kết hợp những yếu tố này với nhau, công tác phòng chống dịch Covid-19 của chúng ta sẽ đạt hiệu quả tốt nhất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *