Các quan chức Mỹ đang điều tra về một đợt bùng phát lao phổi bất thường ở những người trải qua phẫu thuật cột sống.
Họ nghi ngờ thủ phạm là một sản phẩm chữa xương có khả năng bị ô nhiễm, theo các bản tin.
Hơn 100 người có thể đã tiếp xúc với vi khuẩn lao thông qua sản phẩm dành cho xương mang tên gọi là FiberCel trong các cuộc phẫu thuật cột sống diễn ra vào mùa xuân nước Mỹ – Theo The Washington Post.
FiberCel là một chất giống như bột bả làm từ mô xương người được sử dụng trong các cuộc phẫu thuật chỉnh hình và cột sống khác nhau, theo tờ Post đưa tin.
Vào đầu tháng này, nhà sản xuất FiberCel, Công ty Dược phẩm thương mại Aziyo Biologics, đã ra lệnh thu hồi một lô sản phẩm sau khi một bệnh viện báo cáo rằng 7 trong số 23 bệnh nhân dùng FiberCel bị n.hiễm t.rùng sau phẫu thuật và 4 trong số này nhận kết quả xét nghiệm dương tính với lao phổi, theo thông báo thu hồi từ Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA).
Theo tuyên bố từ Aziyo Biologics, lô bị thu hồi đến từ một người hiến tặng duy nhất, và nó đã được vận chuyển đến 20 tiểu bang. Tổng cộng có 113 bệnh nhân nhận được sản phẩm từ lô hàng này, với hầu hết các trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh nằm ở bang Indiana và Delaware, theo tin tức từ tờ Post.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) – cơ quan đang điều tra vụ bùng phát cùng với FDA, 113 bệnh nhân này “có khả năng đã tiếp xúc với MTB – viết tắt của Mycobacterium tuberculosis, vi khuẩn gây bệnh lao.
CDC khuyến cáo rằng tất cả bệnh nhân nhận được sản phẩm từ lô hàng bị nhiễm khuẩn nên tiến hành điều trị bệnh lao, thường bao gồm việc dùng thuốc kháng sinh trong sáu đến chín tháng.
Mặc dù vi khuẩn lao Mycobacterium thường tấn công phổi, nhưng “chúng cũng có thể tấn công bất kỳ bộ phận nào của cơ thể như thận, cột sống và não”, theo CDC.
Vi khuẩn thường lây lan từ người này sang người khác qua không khí. Tuy nhiên, hầu hết những người bị nhiễm lao đều mắc bệnh “lao tiềm ẩn”, trong đó hệ thống miễn dịch ngăn chặn sự lây nhiễm và mọi người không phát triển các triệu chứng.
Nhưng nếu tình trạng n.hiễm t.rùng lao chuyển sang trạng thái “hoạt động”, vi khuẩn có thể phát triển và bệnh có thể gây t.ử v.ong nếu không được điều trị. Những người có hệ thống miễn dịch suy yếu có nhiều nguy cơ bị n.hiễm t.rùng lao hơn.
Sự lây lan của bệnh lao qua ghép xương là cực kỳ hiếm – hiếm đến mức các công ty sản xuất thuốc tái tạo xương như Aziyo Biologics không bắt buộc phải đi qua khâu kiểm tra, theo tờ Post. Lần cuối cùng một trường hợp lây truyền bệnh lao theo cách này xảy ra là vào năm 1953, theo tờ Post.
Các quan chức hiện đang điều tra nguồn gốc nhiễm khuẩn của lô sản phẩm từ FiberCel, tờ Post đưa tin.
Ngày thế giới phòng chống lao 24/3: Việt Nam đưa ra loạt khẩu hiệu vì mục tiêu chấm dứt bệnh lao
Theo Bộ Y tế, ngày 24/3 hằng năm được chọn trở thành Ngày thế giới phòng, chống lao để nhắc nhở cộng đồng về mối nguy hại của bệnh lao.
Ảnh minh họa, nguồn: SKĐS
Hiện nay, Việt Nam vẫn còn trên 20.000 người mắc bệnh lao chưa có thẻ bảo hiểm y tế.
Do đó, từ năm 2018, Quỹ PASTB được thành lập nhằm hỗ trợ chăm sóc, dự phòng, điều trị cho người bệnh lao, người bị ảnh hưởng bởi bệnh lao. Tính hết tháng 12/2020, Quỹ PASTB đã hỗ trợ cho 2.560 lượt người bệnh với tổng số t.iền lên tới hơn 5,7 tỷ đồng.
Việt Nam hiện vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao, là một trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới. Ước tính tại Việt Nam mỗi năm có 170.000 ca mắc mới (báo cáo WHO 2020).
Trong đó, 63% bệnh nhân lao thường, 98% bệnh nhân lao kháng thuốc và gia đình đối mặt với những chi phí thảm họa – nghĩa là chi phí cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh lao vượt quá 20% thu nhập hàng năm của cả hộ gia đình.
70% người mắc lao ở trong độ t.uổi lao động. Vì vậy, lao thực sự là một vấn đề ảnh hưởng đến kinh tế từng gia đình nói riêng và đất nước nói chung. Đầu tư cho chấm dứt bệnh lao là đầu tư cho phát triển bền vững.
Năm 2020, Việt nam cũng không nằm ngoài các nước bị ảnh hưởng bởi Covid 19 mặc dù ảnh hưởng đó là nhỏ hơn rất nhiều so với thế giới, phát hiện bệnh lao cũng giảm đi hơn 3%.
Tuy nhiên, người dân đã có ý thức rất cao về phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp, có sự tương đồng giữa lao và Covid.
Đồng thời, hệ thống chính trị cũng đã có đủ thông tin về vai trò của y tế trong phát triển kinh tế – xã hội, các biện pháp giải quyết dịch bệnh đường hô hấp. Đó chính là cơ hội để Việt Nam thực hiện chấm dứt bệnh lao.
Để hưởng ứng Ngày Thế giới phòng chống lao năm 2021, Việt Nam đã đưa ra một số khẩu hiệu và kêu gọi mọi người cùng hành động vì mục tiêu chấm dứt bệnh lao vào năm 2030 như sau:
Việt Nam Chiến thắng COVID – Chấm dứt bệnh lao!
Lan tỏa yêu thương – Kết nối cộng đồng – Chấm dứt bệnh lao!
Nhiệt liệt hưởng ứng Ngày Thế giới phòng chống lao 24/3/2021!
Phải phòng chống lao như phòng chống COVID-19!
Đã đến lúc cùng hành động vì một Việt Nam không còn bệnh lao!
Đã đến lúc đoàn kết toàn dân để chiến thắng bệnh lao!
Hãy hành động vì một Việt Nam không còn bệnh lao vào năm 2030!
Thực hiện Nghị quyết Trung ương Đảng, mọi người hưởng ứng Chương trình hành động Quốc gia chấm dứt bệnh lao vào năm 2030!
Đã đến lúc toàn dân hành động vì sự nghiệp chấm dứt bệnh lao cho mình và cộng đồng!
Thời cơ đã đến, mỗi người hãy chiến thắng bệnh lao ngay bây giờ và mãi mãi!
Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm lao!
Không ai đáng phải c.hết vì bệnh lao, đặc biệt là trẻ em!
Tôi không sợ bệnh lao, tôi sợ sự xa lánh và vô cảm của xã hội!
Chiến thắng bệnh lao, chiến thắng đói nghèo!
Phòng chống lao – Trách nhiệm của các cấp, các ngành và bản thân mỗi người dân, tiến tới thanh toán bệnh lao!
Vì sức khỏe Việt Nam, hãy cùng hành động để chấm dứt bệnh lao vào năm 2030!
Bệnh lao phổi và dấu hiệu nhận biết
Bệnh lao là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra. Bệnh lây lan do vi khuẩn lao phát tán ra ngoài khi người mắc lao phổi ho, nói, hắt hơi, khạc nhổ mà vô tình người tiếp xúc gần đó có thể bị hít vào và gây bệnh tại phổi.
Lao phổi là thể lao phổ biến nhất trong bệnh lao. Bệnh lao phổi cũng dễ bị chẩn đoán nhầm với một số bệnh lý phổi khác.
Bệnh lao phổi gặp ở tất cả mọi lứa t.uổi và giới tính, đặc biệt với những người sống trong môi trường tiếp xúc thường xuyên với những người bị lao phổi nếu không có biện pháp phòng tránh sẽ có khả năng nhiễm bệnh cao.
Dấu hiệu và triệu chứng của lao phổi được biểu hiện như sau: Dấu hiệu quan trọng nhất là người bệnh bị ho kéo dài liên tục hơn 2 tuần. Ho kéo dài, ho khan hoặc khạc đờm trắng.
Nhiều trường hợp người bệnh ho khạc đờm lẫn m.áu hoặc ho khạc nhiều m.áu. Sốt nhẹ về chiều gặp ở hầu như tất cả các bệnh nhân. Người gầy sút cân. Người bệnh suy kiệt, da xanh, niêm mạc nhợt, sốt dai dẳng về chiều và tối. Triệu chứng cơ năng: Ho ngày càng tăng, có thể ho ra m.áu. Đau ngực liên tục. Khó thở tăng cả khi nghỉ ngơi.
Triệu chứng thực thể: Khi bệnh nhân đến khám muộn, có thể nhìn thấy lồng ngực bị lép (bên tổn thương) do các khoang liên sườn hẹp lại. Vùng đục của tim bị lệch sang bên tổn thương, nghe có nhiều ran nổ, ran ẩm…, có thể có tiếng thổi hang.
Với bệnh nhân lao phổi, hầu hết các trường hợp khám phổi không phát hiện dấu hiệu gì đặc biệt. Bệnh được chẩn đoán dựa chủ yếu vào việc khai thác các dấu hiệu ho kéo dài, khạc đờm có m.áu, sốt về chiều… và hình ảnh tổn thương thâm nhiễm trên phim chụp Xquang phổi.
Việc chẩn đoán chính xác mắc lao dựa vào xét nghiệm tìm thấy bằng chứng của vi khuẩn lao trong đờm.