Bệnh viện Lê Văn Thịnh (Bệnh viện quận 2 cũ) TP Thủ Đức, TP HCM đã được sự đồng ý của Sở Y tế TP HCM thành lập khu chạy thận dành cho bệnh nhân đang cách ly tại nhà hay nơi phong tỏa
Bác sĩ Từ Kim Thanh – Trưởng Khoa Thận nhân tạo, Bệnh viện Lê Văn Thịnh – cho biết người phải chạy thận nhân tạo chỉ cần bỏ chạy thận 1 lần là phù phổi, ngưng tim và có thể đột tử.
Không còn lo tìm nơi chạy thận
Dịch Covid-19 tại TP HCM đang diễn biến phức tạp, quy trình an toàn và tránh lây nhiễm chéo được thực hiện nghiêm nên không ít bệnh viện chưa đáp ứng đủ điều kiện, khiến nhiều bệnh nhân lâm vào cảnh không tìm được nơi chạy thận định kỳ.
Phòng chạy thận tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh, nhân viên y tế và bệnh nhân đều phải mặc đồ bảo hộ để phòng chống Covid-19
Từ nhu cầu cấp thiết này, Bệnh viện Lê Văn Thịnh đã triển khai mô hình chạy thận nhân tạo cho bệnh nhân suy thận mạn đang sinh sống trong các khu vực phong tỏa, hoặc những bệnh nhân là F2 đã có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2, hoặc chưa có kết quả xét nghiệm và chưa có triệu chứng.
Nằm chờ lọc m.áu, bà P.T.S (80 t.uổi, ngụ quận Bình Tân), cho biết không thể đến bệnh viện từng chạy thận định kỳ, vì bệnh viện không có khu vực chạy thận riêng biệt. Bà S. được trung tâm y tế địa phương giới thiệu và chuyển đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh. “Giờ thì sức khỏe của tôi đã ổn định. Mong rằng mô hình chạy thận này sẽ được áp dụng ở một số bệnh viện khác để người dân được chăm sóc sức khỏe kịp thời” – bà S. nói.
Còn với anh L.V.H (35 t.uổi, ngụ chung cư Sài Gòn Metro Park, TP Thủ Đức, TP HCM) đang trên đường tới Bệnh viện TP Thủ Đức để chạy thận thì nhận được tin báo chung cư nơi mình ở bị phong tỏa do có ca nghi mắc Covid-19. Khi vào bệnh viện anh đã khai báo y tế và được cách ly lấy mẫu xét nghiệm. Dù kết quả âm tính nhưng do bệnh viện không có phòng chạy thận riêng cho người thuộc đối tượng cách ly nên anh được chuyển sang Bệnh viện Lê Văn Thịnh để chạy thận.
“Tôi chạy thận được hơn 1 năm, 1 tuần phải chạy định kỳ 3 lần. Nếu chỉ cần 1 ngày không được lọc m.áu là cơ thể rất mệt, cao huyết áp. Khu chạy thận của Bệnh viện Lê Văn Thịnh có đầy đủ về trang thiết bị nên tôi đã được kịp thời điều trị. Nếu không có khu chạy thận riêng cho người phải cách ly, tôi nghĩ các bệnh nhân như tôi sẽ rất vất vả” – anh H. chia sẻ.
Bác sĩ Từ Kim Thanh cho biết công tác trung chuyển bệnh nhân từ khu cách ly, phong tỏa về bệnh viện bảo đảm việc khử khuẩn, mặc đồ bảo hộ cho người bệnh, người trung chuyển, lối đi riêng, phun khử khuẩn xe và người bệnh.
Dành giường cho người chạy thận
Ghi nhận tại khu chạy thận nhân tạo cho người cách ly tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh, tất cả quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn, nguồn nước RO đến lối di chuyển của người bệnh, nhân viên y tế đều được quản lý chặt chẽ. Trong phòng chạy thận, nhân viên y tế túc trực và bệnh nhân đều mặc đồ bảo hộ.
Mỗi giường bệnh bảo đảm khoảng cách 2 m. Mỗi ca chạy thận khoảng 3-4 giờ. Sau mỗi ca, nhân viên y tế thực hiện phun khử khuẩn, vệ sinh phòng bệnh, hệ thống chạy thận. Sau khử khuẩn, 2 giờ tiếp theo mới tiếp nhận ca chạy thận mới. Tất cả nhằm bảo vệ tối đa cho bệnh nhân, bảo đảm việc phòng chống dịch Covid-19.
Bác sĩ Phan Văn Đức, Phó Giám đốc Bệnh viện Lê Văn Thịnh, cho biết các bệnh nhân chạy thận ở khu vực cách ly, phong tỏa được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (HCDC) và Sở Y tế điều chuyển về. Đối với bệnh nhân ở trong khu phong tỏa đang chờ kết quả thì phải có phòng riêng để chạy thận nhằm bảo đảm không có sự lây nhiễm ra cộng đồng.
Theo bác sĩ Đức, hiện khu chạy thận nhân tạo cho người cách ly trong khu vực bị phong tỏa, có 10 máy. Một ngày chạy 4 ca, tương đương với 40 bệnh nhân. “Tạm thời mô hình này sẽ giải quyết được bài toán số lượng bệnh nhân lọc m.áu định kỳ nằm trong khu vực cách ly, phong tỏa của toàn thành phố” – bác sĩ Đức cho biết.
Bác sĩ Kim Phúc Thành, Phó Phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện TP Thủ Đức, cho biết sắp tới, bệnh viện sẽ bố trí 1-2 phòng riêng biệt dành cho bệnh nhân có nghi ngờ Covid-19 trong khu cách ly và phong tỏa cần chạy thận.
Bác sĩ Tăng Chí Thượng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP HCM, cho biết sở đã có văn bản yêu cầu tất cả bệnh viện có chạy thận nhân tạo tiếp tục triển khai dịch vụ này, dành một số giường riêng biệt để tiếp nhận những người ở khu cách ly đến chạy thận, tránh tập trung quá đông bệnh nhân về Bệnh viện Lê Văn Thịnh như hiện nay để phòng chống hiệu quả dịch Covid-19.
“Theo Sở y tế TP HCM, hiện một số bệnh viện tại TP đang khẩn trương lắp đặt thêm buồng cách ly trong khu chạy thận, bệnh nhân đang chạy thận ở bệnh viện nào sẽ quay về bệnh viện đó khi đã hình thành các buồng cách ly”
15 phút cứu bệnh nhân nhồi m.áu cơ tim nguy kịch khi đang đi trên đường, tưởng như “chết chắc”
Đang đi trên đường, nam bệnh nhân 45 t.uổi đột ngột đau ngực, khó thở và được xác định nhồi m.áu cơ tim rất nguy kịch. Theo các bác sĩ nếu can thiệp mạch vành cấp cứu thất bại, 100% bệnh nhân sẽ t.ử v.ong.
rong trường trường hợp bệnh LNgày 26/5, BS.CK2 Phạm Thanh Phong, Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BV ĐKTWCT) cho biết, các bác sĩ nhiều chuyên khoa của BV vừa can thiệp cứu sống bệnh nhân ngưng tim do tắc thân chung động mạch vành trái.
Kết quả chụp mạch vành cho thấy bệnh nhân hẹp 95% đoạn xa stent LM.
Bệnh nhân là anh T.V.C. (45 t.uổi, ngụ Châu Thành, Hậu Giang) đang đi trên đường thì đột ngột đau ngực trái, khó thở.
Bệnh nhân được đưa đến BV địa phương cấp cứu sau đó chuyển đến BV ĐKTWCT với tình trạng huyết áp khó đo, mạch nhẹ, đau ngực trái dữ dội.
Qua khai thác, bệnh nhân được xác định có t.iền sử nhồi m.áu cơ tim cũ, đã đặt stent 2 năm.
Sau 30 phút nhập viện và xử trí cấp cứu, bệnh nhân đột ngột gồng người, mạch khó bắt, ngừng tim.
Các bác sĩ tiến hành cấp cứu ngưng tuần hoàn hô hấp, sốc điện để lấy lại nhịp tim, sử dụng thuốc vận mạch liều cao để xử trí tình tạng huyết áp thấp.
Bỏ qua mọi thủ tục, bệnh nhân được khẩn cấp chuyển lên phòng thông tim can thiệp.
Trong 15 phút, các bác sĩ tiến hành nong sang thương và đặt stent phủ thuốc cho bệnh nhân.
Kết quả chụp mạch vành cho thấy bệnh nhân hẹp 95% đoạn xa stent LM, hẹp 80% nhánh liên thất trước đoạn I. Ekip can thiệp đã nong sang thương và đặt stent phủ thuốc với thời gian 15 phút.
Sau can thiệp huyết động bệnh nhân ổn định dần và ngưng được thuốc vận mạch và thoát c.hết.
ThS.BS Trần văn Triệu, Phó Khoa Tim mạch can thiệp chia sẻ, bệnh cảnh tắc LM cấp tính tương đối hiếm gặp, chiếm 0.37% tới 2.96% các trường hợp nhồi m.áu cơ tim cấp.
Tỉ lệ này có thể thấp hơn thực tế do bệnh nhân tắc LM cấp thường t.ử v.ong trước khi được chụp mạch vành cản quang.
Sau can thiệp, bệnh nhân thoát c.hết.
Thường người bệnh sẽ rơi vào choáng tim, phù phổi cấp hay loạn nhịp nguy hiểm đưa tới đột tử.
Nhồi m.áu cơ tim cấp do tắc LM có tỉ lệ t.ử v.ong rất cao, nhất là khi có choáng tim.
Nếu can thiệp mạch vành cấp cứu thất bại thì 100% trường hợp t.ử v.ong trong bệnh viện.
Bắc cầu mạch vành vẫn được ưu tiên chọn lựa trong trường hợp bệnh LM ổn định.
Tuy nhiên phẫu thuật bắc cầu mạch vành cấp cứu không phải lúc nào cũng khả thi.
Với can thiệp mạch vành, thời gian chuẩn bị không cần nhiều. Một khi bệnh nhân tới phòng thông tim thì thủ thuật có thể thực hiện nhanh chóng trong vòng vài phút.
Việc can thiệp cấp cứu nhanh chóng giúp phục hồi hình trạng huyết động học và do vậy có thể cải thiện tỉ lệ t.ử v.ong.
Trong tình huống bệnh nhân chưa sẵn sàng phẫu thuật cấp cứu, các bác sĩ có thể nghĩ đến phương pháp can thiệp mạch vành.