Hiện nay có rất nhiều người vẫn chủ quan cho rằng ung thư không dễ rơi vào mình để rồi khi phát hiện thì cũng đã quá muộn.
Vương Lỗi là một bác sĩ chuyên khoa ung thư nổi tiếng ở Trung Quốc, ông từng là Phó khoa của bệnh viện trực thuộc số 6 của trường đại học Tôn Trung Sơn và là Giám đốc của ba khoa phẫu thuật trực tràng và h.ậu m.ôn.
Vương Lỗi đã điều trị bệnh ung thư được 27 năm, từ một bác sĩ bình thường trở thành một bác sĩ chuyên khoa ung thư nổi tiếng, ông đã chữa khỏi cho rất nhiều bệnh nhân ung thư. Không may, vào đầu năm 2018, Vương Lỗi tình cờ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến tụy trong đợt khám sức khỏe do đơn vị tổ chức.
Ung thư tuyến tụy được mệnh danh là vua của các bệnh ung thư, bệnh khởi phát âm ỉ, giai đoạn đầu không đau, không có biểu hiện rõ ràng, khi có triệu chứng rõ rệt thì thường đã ở giai đoạn giữa và cuối. Thêm vào đó hiệu quả điều trị ung thư tuyến tụy rất kém, tỷ lệ t.ử v.ong cũng rất cao.
Mặc dù bác sĩ Vương Lỗi là một chuyên gia hàng đầu về điều trị ung thư nhưng ông cũng không thể tự chữa trị cho bản thân.
Là một bác sĩ chuyên khoa ung thư, không ai hiểu rõ tình trạng của bản thân hơn Vương Lỗi, nhưng dù vậy, bác sĩ ung thư này vẫn kiên trì chiến đấu với bệnh tật. Ở giai đoạn nặng của bệnh ung thư, ông vẫn thường xuất hiện trong các phòng tư vấn, phòng khám và thậm chí cả phòng hội nghị, và tham gia Hội nghị Ung thư Lâm sàng Hoa Kỳ.
Vào ngày 23 tháng 6 năm 2019, Vương Lỗi, người đã chiến đấu với căn bệnh ung thư tuyến tụy trong 15 tháng, cuối cùng đã qua đời vì căn bệnh ung thư tuyến tụy.
Trước khi qua đời, ông đã chia sẻ hối tiếc lớn nhất đời mình: “Hơn 40 năm qua, tôi đã quá chú tâm vào công việc, tôi biết rằng khả năng miễn dịch của mình đã suy giảm từ sớm nhưng lại nghĩ là do làm việc quá sức và kiệt sức. Vì vậy tôi bắt đầu tập thể dục mỗi ngày để cố gắng tăng cường khả năng miễn dịch của mình. Tuy nhiên, chính vì quá chủ quan mà tôi đã bỏ qua tín hiệu ung thư sắp đến, và tế bào ung thư đã di căn đến gan không ai biết!”.
Ung thư tuyến tụy là gì?
Ung thư tuyến tụy xảy ra trong các mô của tuyến tụy, là một cơ quan nội tiết quan trọng nằm phía sau dạ dày. Tuyến tụy đóng một vai trò thiết yếu trong quá trình tiêu hóa bằng cách sản xuất các enzym mà cơ thể cần để tiêu hóa chất béo, carbohydrate và protein.
Tuyến tụy cũng sản xuất hai hormone quan trọng: glucagon và insulin. Các hormone này chịu trách nhiệm kiểm soát quá trình chuyển hóa glucose (đường). Insulin giúp tế bào chuyển hóa glucose để tạo năng lượng và glucagon giúp nâng cao mức glucose khi chúng quá thấp.
Do vị trí của tuyến tụy, ung thư tuyến tụy có thể khó phát hiện và thường được chẩn đoán ở giai đoạn nặng hơn của bệnh.
Các triệu chứng ung thư tuyến tụy
Ung thư tuyến tụy thường không có các triệu chứng cụ thể cho đến khi nó chuyển sang giai đoạn nặng của bệnh. Ngay cả khi ung thư đã phát triển, một số triệu chứng phổ biến nhất có thể rất tinh vi. Chúng bao gồm:
– Ăn mất ngon
– Giảm cân không chủ ý
– Đau bụng (dạ dày) hoặc lưng dưới
– Xuất hiện các cục m.áu đông
– Vàng da (vàng da và mắt)
– Phiền muộn
Tỷ lệ sống sót sau ung thư tuyến tụy
Tỷ lệ sống sót là tỷ lệ phần trăm số người mắc cùng loại và giai đoạn ung thư vẫn còn sống sau một khoảng thời gian cụ thể. Con số này không cho biết mọi người có thể sống được bao lâu. Thay vào đó, nó giúp đ.ánh giá mức độ thành công của việc điều trị ung thư.
Tỷ lệ sống sót sau năm năm đối với ung thư tuyến tụy khu trú là 34%. Ung thư tuyến tụy khu trú là các giai đoạn 0, 1 và 2. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm đối với ung thư tuyến tụy đã di căn đến các cấu trúc lân cận hoặc các hạch bạch huyết là 12%. Giai đoạn 2B và 3 thuộc loại này. Ung thư tuyến tụy giai đoạn 4 đã di căn đến các vị trí khác như phổi, gan hoặc xương, có tỷ lệ sống sót là 3% .
Nhiều người chủ quan cho rằng ung thư ở rất xa, thậm chí họ còn tự tay tàn phá sức khỏe của bản thân vì nghĩ rằng ung thư sẽ không rơi vào mình. Thực tế là hầu hết các bệnh ung thư giai đoạn đầu đều không có bất kỳ tín hiệu nào, muốn phát hiện kịp thời chúng ta cần phải khám sức khỏe, kiểm tra các dấu hiệu ung thư thường xuyên kết hợp với một lối sống lành mạnh.
Cảnh báo nguy cơ tắc động mạch chi cấp tính khi bị tê bì chân tay
Bác sỹ Trần Quốc Tuấn, công tác tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long, cho biết tắc động mạch chi cấp tính xảy ra do tắc nghẽn đột ngột lòng động mạch bởi cục m.áu đông hay một mảng xơ vữa, dị vật…
Hình ảnh chụp MSCT mạch m.áu của ông N. bị tắc. (Ảnh: TTXVN phát)
Thời gian gần đây, các bệnh viện tại Cần Thơ ghi nhận những ca bệnh nhập viện do tê bì chân tay, bệnh nhân tự mua thuốc thấp khớp uống nhưng không khỏi.
Chỉ khi nhập viện, bệnh nhân mới biết mình bị tắc động mạch chi cấp tính, đối diện với nguy cơ đoạn chi…
Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ đã tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhân B.T.T (nữ, 104 t.uổi, ngụ tại Cần Thơ), nhập viện trong tình trạng đau nhức và tím bàn chân trái.
Người nhà cho biết bệnh nhân có dùng thuốc giảm đau, kháng viêm nhưng triệu chứng ngày càng tăng, bàn chân trái tím tái.
Bệnh nhân được các bác sỹ chẩn đoán tắc động mạch đùi cấp với biểu hiện lâm sàng của hội chứng thiếu m.áu cấp tính , được chỉ định phẫu thuật cấp cứu.
Êkíp các bác sỹ đã tiến hành rạch da vùng 1/3 trên trong cẳng chân trái, bộc lộ động mạch khoeo trái, chày sau; dùng ống thông mạch m.áu lấy huyết khối động mạch đùi nông và huyết khối động mạch chày sau. Thời gian thực hiện phẫu thuật là 60 phút.
Sau can thiệp, tình trạng tắc nghẽn động mạch chi cấp cải thiện rõ, chi trái hết tím, hết đau, mạch rõ, chi ấm.
Tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long, bệnh nhân C.V.N (58 t.uổi, ngụ tại tỉnh Vĩnh Long) nhập viện với triệu chứng đau, tê, lạnh nhiều, mất cảm giác bàn chân trái.
Qua thăm khám và kết quả chụp MSCT, các bác sỹ chẩn đoán ông N bị tắc hoàn toàn động mạch chậu, đùi, khoeo và cẳng chân trái do xơ vữa mạch m.áu và tình trạng tăng đông m.áu hình thành huyết khối.
Các bác sỹ nhanh chóng phẫu thuật cấp cứu cho người bệnh. Trong hơn 1 giờ, bác sỹ dùng ống thông chuyên dụng lấy ra toàn bộ đoạn huyết khối dài 80cm trong mạch m.áu.
Sau can thiệp, người bệnh đi lại được, 2 chân hồng hào, hết tê, hết lạnh, mạch m.áu 2 chân đ.ập tốt.
Bác sỹ Phạm Thanh Phong, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, cho biết trước đây, phẫu thuật điều trị thiếu m.áu cấp tính ở chi chỉ có một phương pháp duy nhất là đoạn chi.
Cùng với sự tiến bộ của y học cũng như hiểu biết đầy đủ về cơ chế sinh bệnh, điều trị tắc động mạch chi đã có thay đổi rất nhiều, trong đó phải kể đến sự ra đời của kỹ thuật lấy cục m.áu gây tắc bằng dụng cụ đặc biệt gọi là ống thông mạch m.áu Fogarty và kỹ thuật tái lập lưu thông mạch m.áu bằng phẫu thuật cầu nối.
Bác sỹ Trần Quốc Tuấn, Khoa Ngoại tim mạch-Lồng ngực, Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long, cho biết tắc động mạch chi cấp tính xảy ra do tắc nghẽn đột ngột lòng động mạch bởi cục m.áu đông hay một mảng xơ vữa, dị vật… Hậu quả là thiếu m.áu nuôi cấp tính phần chi mà động mạch đó nuôi dưỡng, nếu tình trạng không được giải quyết kịp thời, phần chi sẽ b.ị h.oại t.ử trong vòng vài giờ đến vài ngày.
Đối tượng có nguy cơ tắc động mạch chi cấp tính gồm người có bệnh lý tim mạch như rung nhĩ, hẹp van 2 lá, viêm nội tâm mạc n.hiễm t.rùng, u nhày nhĩ trái, phình động mạch, xơ vữa động mạch, viêm mạch m.áu; người mắc các bệnh lý tăng đông m.áu như đa hồng cầu, tăng tiểu cầu, ung thư; người bị đái tháo đường, tăng lipid m.áu.
Ngoài ra, người hút t.huốc l.á, từ 50 t.uổi trở lên hay thường xuyên sử dụng các thuốc ngừa thai, chất gây nghiện cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.
Bác sỹ Tuấn đặc biệt lưu ý các triệu chứng ban đầu của tắc động mạch chi cấp tính dễ lầm lẫn với các bệnh về xương khớp nên người bệnh thường chủ quan, bỏ sót hoặc chậm trễ đi khám.
Do đó, khi có một trong những triệu chứng như đau xảy ra đột ngột, dữ dội ở chi hay cảm giác tê bì, kiến bò vùng da chi bị tắc mạch, mất cảm giác, chi lạnh và tái nhợt, cử động các ngón yếu, thậm chí liệt hoàn toàn, người bệnh nên kịp thời đến khám tại các bệnh viện có chuyên khoa mạch m.áu, tránh hậu quả đáng tiếc./.