Bạn có biết: Tỷ lệ t.ử v.ong khi đang đi bộ cao gấp 16 lần so với rủi ro từ vắc-xin COVID-19 của AstraZeneca.
“Vắc-xin COVID-19 của AstraZeneca gây đông m.áu”. “Ghi nhận x người ở quốc gia X t.ử v.ong sau khi tiêm vắc-xin COVID-19 của AstraZeneca” . Nếu những thông tin này đang khiến bạn lo lắng đến nỗi sợ tiêm vắc-xin, có thể bạn đang mắc phải một hiệu ứng được gọi là ” cognitive biases ” hay những ” thành kiến xuất phát từ nhận thức bị sai lệch “.
Hiệu ứng này xuất hiện từ quá trình tiến hóa của con người, sau khi tổ tiên chúng ta đơn giản hóa quá trình nhận thức giúp họ phản ứng nhanh với các rủi ro của thế giới bên ngoài.
Chẳng hạn, khi một người t.iền sử nhìn thấy một con sư tử, họ ngay lập tức tự nhủ mình nên tránh đi, không cần phải phân tích con sư tử đó ở xa hay gần, đang no hay đói và với tốc độ của nó có thể đuổi kịp mình hay không.
Thật không may, quá trình đơn giản hóa nhận thức này có thể vô tình cài vào não bộ của chúng ta ngày nay, những con người hiện đại ở thế kỷ 21, nhiều thiên kiến mang tính chủ quan, sai lệch so với nguy cơ thực tế có thể xảy ra.
Và “c ognitive biases ” thì có rất nhiều loại. Hãy lấy ví dụ khi bạn lo lắng về nguy cơ rối loạn đông m.áu được gọi là huyết khối kèm giảm tiểu cầu (TTS) từ vắc-xin COVID-19 của AstraZeneca.
Những loại thiên kiến chủ quan khiến bạn nhận thức sai về rủi ro của vắc-xin
Đầu tiên, khi bạn nghĩ vắc-xin COVID-19 có rủi ro cao, bạn đang chỉ tập trung vào các thông tin nói về tác dụng phụ của nó mà không để ý đến bức tranh tổng thế, bao gồm khả năng phòng bệnh của vắc-xin và thực tế rằng tỷ lệ gặp tác dụng phụ nghiêm trọng sau khi tiêm vắc-xin là rất nhỏ.
Hiệu ứng này được phân loại là ” Attentional bias ” hay ” Thiên kiến tập trung “, giống như khi bạn mua một chiếc xe ô tô, bạn quá tập trung vào chọn nội thất chiếc xe vì bạn thích nội thất, mà quên đi các thông tin khác bao gồm trang bị an toàn và khả năng tiết kiệm xăng của nó.
Bạn cũng có thể gặp một dạng thiên kiến nhận thức được gọi là ” Halo effect ” hay ” Hiệu ứng hào quang “, khi các thông tin về vắc-xin COVID-19 của AstraZeneca gây ra cục m.áu đông sẽ được não bộ của bạn phóng đại, trong khi, các thông tin khác bị lờ đi để củng cố kết luận bạn.
Và nếu bạn là một người bảo thủ, bạn sẽ rất dễ mắc vào một dạng thiên kiến được gọi là “Confirmation bias ” hay ” Thành kiến xác nhận “. Trong đó, bạn kiên quyết giữ ý kiến ban đầu của mình, và chỉ ủng hộ các thông tin phù hợp với kết luận của bạn bất chấp các thông tin khác khách quan và khoa học hơn.
Hiệu ứng này cũng được gọi là ” Anchoring bias “, hay ” Thiên kiến bảo thủ “. Trong đó, bạn có xu hướng phụ thuộc quá nhiều vào thông tin đầu tiên mà bạn đọc được.
Và tệ hơn nữa nếu như bạn nhận được sự ủng hộ của một số người xung quanh cũng có lập luận giống mình, bạn có thể mắc vào ” False consensus effect “, hay ” Hiệu ứng đồng thuận giả” . Trong đó, các nhóm có xu hướng gần gũi với nhau thường đồng ý với quan điểm của nhau một cách ” nể nang “. Tuy nhiên, sự đồng tình này đã bị bạn đ.ánh giá quá cao và cho rằng đó là do lập luận của mình quá xác đáng.
Tất cả các loại ” cognitive biases ” kể trên đều có thể ảnh hưởng đến cách ra quyết định của chúng ta. Và trong nhiều trường hợp, nó có thể khiến chúng ta ra các quyết định sai, chẳng hạn như tâm lý nghi ngại, không tiêm vắc-xin vì lo lắng về tác dụng phụ của nó.
Làm sao để nhận thức đúng về tỷ lệ rủi ro khi tiêm vắc-xin COVID-19?
Có phải bạn đang lo ngại nguy cơ t.ử v.ong vì đông m.áu sau khi tiêm vắc-xin COVID-19 của AstraZeneca? Sau đây sẽ là những dữ liệu khách quan, được thể hiện bằng cả các con số và hình ảnh để bạn có thể nhận thức đúng về nó, tránh các thành kiến chủ quan.
Đầu tiên, bạn phải biết nguy cơ t.ử v.ong khi mắc phải cục m.áu đông. Các thống kê ban đầu khiến chúng ta nghĩ khoảng 25% số người có cục m.áu đông liên quan đến vắc-xin COVID-19 của AstraZeneca sẽ c.hết. Nhưng nếu chúng ta nhận biết sớm và điều trị được những cục m.áu đông hiếm gặp này, nguy cơ t.ử v.ong sẽ giảm xuống đáng kể, chỉ còn khoảng 4%.
Vì vậy, bản thân tỷ lệ gặp biến chứng đông m.áu sau khi tiêm vắc-xin COVID-19 đã thấp, tỷ lệ t.ử v.ong của nó thậm chí còn thấp hơn rất nhiều. Hãy lấy dẫn chứng từ chiến dịch tiêm chủng vắc-xin AstraZeneca tại Úc.
Sau khi tiêm xong 3,8 triệu liều vắc-xin COVID-19 của AstraZeneca, Úc chỉ ghi nhận 2 ca t.ử v.ong liên quan đến cục m.áu đông. Nghĩa là tỷ lệ t.ử v.ong chỉ là 0,5 trên 1 triệu. Nếu bạn thích số nguyên, nó là khoảng 1/2.000.000.
Để giúp bạn hình dung con số này, chúng tôi sẽ cho bạn xem một infographic. Hãy sẵn sàng cuộn chuột hoặc vuốt màn hình:
Như bạn có thể thấy, rủi ro t.ử v.ong vì biến chứng đông m.áu sau khi tiêm vắc-xin COVID-19 của AstraZeneca là rất nhỏ. Bây giờ, hãy thử so sánh nó với các nguy cơ khác mà chúng ta phải đối mặt trong cuộc sống. Ví dụ như khi chơi các môn thể thao mạo hiểm:
Nếu vẫn chưa thuyết phục, bạn có thể nghĩ rằng mình có bao giờ trượt tuyết hay leo núi đâu. Vậy thì hãy xem xét thêm những rủi ro phổ biến hơn mà chúng ta gặp phải trong cuộc sống hàng ngày của mình, nhưng vì các thiên kiến nhận thức mà não bộ chúng ta hiếm khi chú ý đến.
Vậy là bạn có thể thấy, nguy cơ t.ử v.ong sau khi tiêm vắc-xin COVID-19 của AstraZeneca chỉ bằng nguy cơ t.ử v.ong do sét đ.ánh trong vòng 1 năm ở Úc. Và nó hoàn toàn trở nên nhạt nhòa khi so sánh với những rủi ro khác, ví dụ như nguy cơ t.ử v.ong trong một vụ tai nạn xe hơi.
Qua những hình ảnh trực quan này, hi vọng bạn đã có thể loại bỏ một số thành kiến trong nhận thức của mình. Quan trọng hơn, bạn cần biết vắc-xin COVID-19 không những có tác dụng bảo vệ bản thân bạn, nó còn giúp bảo vệ những người thân xung quanh bạn, một số người chưa được tiêm vắc-xin.
Ngay cả khi vắc-xin thất bại trong việc khiến bạn miễn nhiễm với COVID-19, nó cũng phòng ngừa các ca bệnh nặng và khiến bạn không cần phải dùng đến máy thở hoặc nằm trong phòng ICU. Các nghiên cứu cũng gợi ý khả năng lây bệnh cho người khác thấp hơn ở những bệnh nhân COVID-19 đã tiêm vắc-xin, vì nồng độ virus trong cơ thể họ thấp hơn.
Bởi vậy, chỉ khi đưa tất cả các thông tin này lên bàn cân, bạn mới có thể ra được quyết định chính xác trước lựa chọn tiêm vắc-xin để bảo vệ bản thân, những người xung quanh mình và toàn thể xã hội.
Có thể hiến m.áu sau tiêm phòng vắc-xin COVID-19?
Các chuyên gia y tế khẳng định rằng, việc hiến m.áu sau chủng ngừa COVID-19 là an toàn. Trên thực tế, hiến m.áu được khuyến khích mạnh mẽ, đặc biệt trong những tháng hè lượng m.áu hiến có xu hướng giảm.
Hội Chữ thập đỏ Hoa Kỳ báo cáo rằng phản ứng miễn dịch của người hiến m.áu đối với vắc-xin không bị gián đoạn khi cho m.áu và không làm giảm khả năng bảo vệ của kháng thể chống lại SARS-CoV-2. Ngoài ra, có thể hiến m.áu có kháng thể từ vắc-xin.
Những đối tượng nên và không nên hiến m.áu
Bạn có thể hiến m.áu bất cứ lúc nào sau tiêm chủng vắc-xin COVID-19, miễn là bạn cảm thấy khỏe mạnh, không cần chờ đợi thời gian giữa việc tiêm và hiến m.áu.
Theo Hội Chữ thập đỏ Hoa Kỳ, m.áu cũng có thể được hiến tặng giữa liều vắc-xin thứ nhất và thứ hai nếu là người cho không gặp bất cứ tác dụng phụ nào từ vắc-xin như đau cơ, nhức đầu, sốt… Việc hiến m.áu có thể tiếp tục sau khi hết các tác dụng phụ.
Mặc dù hiến m.áu là cách tuyệt vời để giúp đỡ những người đang phải đối mặt với tình trạng sức khỏe nguy cấp, song không phải ai cũng có đủ điều kiện hiến m.áu. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyên rằng, bạn không nên hiến m.áu nếu: mắc bệnh cúm, đau họng, cảm lạnh hoặc các bệnh n.hiễm t.rùng khác; vừa thực hiện một thủ thuật nha khoa, phải đợi 24 giờ trước khi hiến m.áu; gần thời điểm hiến m.áu có du lịch đến các quốc gia có nguy cơ cao mắc các bệnh n.hiễm t.rùng; quan hệ t.ình d.ục không an toàn, nguy cơ cao trong 12 tháng qua; không bị nhiễm hoặc không có các hành vi lây nhiễm HIV và các bệnh lây nhiễm qua đường truyền m.áu khác (virus viêm gan B, viêm gan C, giang mai…); người sử dụng các loại thuốc, chất kích thích; người đã từng sinh con trong vòng 9 tháng qua, phụ nữ có thai, đang cho con bú.
Về hiến tặng huyết tương hồi phục: trong thời kỳ đầu của đại dịch, các kháng thể từ huyết tương người tặng thu được từ những người hồi phục sau COVID-19 (gọi là huyết tương dưỡng), được cho là có lợi trong việc điều trị dịch bệnh. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng không phải như vậy. Do đó, theo Hội Chữ thập đỏ Hoa Kỳ, những người đã được chủng ngừa COVID-19 không đủ điều kiện hiến huyết tương dưỡng trong thời điểm này.
Hiến m.áu là nghĩa cử cao đẹp cho cộng đồng.
Các hình thức hiến m.áu
Có một số hình thức hiến m.áu khác nhau: m.áu toàn phần, huyết tương và tiểu cầu. Mỗi loại có các yêu cầu và điều kiện cụ thể. Hiện ở Việt Nam chủ yếu có 2 hình thức hiến m.áu là hiến m.áu toàn phần và hiến tặng tiểu cầu.
Hiến m.áu toàn phần: M.áu toàn phần chứa các tế bào hồng cầu, tế bào bạch cầu, tiểu cầu và huyết tương.
Điều kiện hiến m.áu toàn phần: Người khỏe mạnh, hoàn toàn tự nguyện hiến m.áu; t.uổi từ 18 – 60; cân nặng: 42kg với nữ và 45kg với nam; lượng m.áu hiến mỗi lần không quá 9ml/kg cân nặng; huyết sắc tố 120g/l; sau khi hiến m.áu, cần tối thiểu 12 tuần để có thể tiếp tục hiến m.áu hoặc tiểu cầu.
Hiến tặng tiểu cầu: Tiểu cầu là thành phần đông m.áu của m.áu, giúp cơ thể cầm m.áu khi bị thương. Hiến tặng tiểu cầu rất hữu ích đối với những bệnh nhân ung thư, mắc bệnh mạn tính hay bị chấn thương.
Điều kiện hiến tặng tiểu cầu: Người khỏe mạnh, hoàn toàn tự nguyện hiến m.áu; t.uổi: từ 18 – 60; có cân nặng từ 50kg trở lên; đáp ứng các tiêu chuẩn về sức khỏe: huyết áp, lượng huyết sắc tố, số lượng tiểu cầu… (được khám, xét nghiệm trước khi tham gia hiến tiểu cầu); kích thước tĩnh mạch phù hợp; đã hiến m.áu trước đó 12 tuần hoặc đã hiến tiểu cầu trước đó 3 tuần; sau khi hiến tiểu cầu, cần 3 tuần để hiến lần tiếp theo.
Ý nghĩa của việc hiến m.áu
Cho đến nay, m.áu là loại chế phẩm sinh học duy nhất chưa thể tổng hợp nhân tạo được. Các bác sĩ dựa vào nguồn m.áu được hiến tặng để cứu sống các bệnh nhân. Các cơ sở y tế dựa vào nguồn cung cấp m.áu từ người hiến để đáp ứng nhu cầu bệnh nhân, đảm bảo nguồn m.áu dự trữ cho các trường hợp khẩn cấp.
Truyền m.áu được sử dụng trong phẫu thuật, trong các chấn thương, bệnh nhân ung thư, bệnh mạn tính hay các bệnh nhân có bệnh lý rối loạn m.áu như: thiếu m.áu hồng cầu hình liềm, m.áu khó đông…
Hiến m.áu không chỉ là một việc làm có ích cho xã hội mà còn mang lại nhiều sức khỏe cho người hiến tặng như tạo trạng thái tinh thần tích cực, tâm lý thoải mái, giảm quá tải sắt cho cơ thể, tăng tạo m.áu mới, giảm nguy cơ đột quỵ… Trong thời điểm dịch bệnh căng thẳng, nguồn m.áu dự trữ tại các bệnh viện trở nên khan hiếm, do đó khuyến khích những người có đủ điều kiện nên tham gia hiến m.áu. Những người đã tiêm phòng COVID-19 cũng có thể hiến m.áu như bình thường.