Theo thạc sĩ Lê Thanh Bình (Đại học Dược Hà Nội): Khi dùng hoa đậu biếc để pha trà, làm đẹp nên lưu ý vì cây đậu biếc có 2 bộ phận chứa chất độc đó là: Hạt và rễ.
Vài năm trở lại đây, hoa đậu biếc ngày càng được nhiều người yêu mến vì những công dụng mà nó đem lại cho cuộc sống. Hoa đậu biếc được mệnh danh là loại hoa “đắt hơn thịt” vì giá thành của nó lên tới 400 nghìn đến 1 triệu đồng/kg.
Đậu biếc còn được gọi là đậu hoa tím, bông biếc, là một loài cây leo, thân thảo, sống nhiều năm, có màu xanh tím, xanh lam đậm… Cây hoa đậu biếc được trồng ở ban công, trồng ở hàng rào hoặc thành giàn hoa trang trí xung quanh nhà. Theo các tài liệu y học cổ truyền, hoa đậu biếc có tác dụng an thần, giảm lo âu, ngừa trầm cảm là do chất tạo nên màu xanh của hoa. Còn theo nghiên cứu của y học hiện đại, hoa đậu biếc có chứa chất chống oxy hóa, từ đó đem lại lợi ích cho làn da, mái tóc, hệ thần kinh…
Theo các tài liệu y học cổ truyền, hoa đậu biếc có tác dụng an thần, giảm lo âu, ngừa trầm cảm…
Dù trà hoa đậu biếc thực sự đem lại nhiều tác dụng cho sức khỏe nhưng khi dùng vẫn nên thận trọng vì có thể gây độc.
2 bộ phận có thể gây độc của cây đậu biếc
Theo thạc sĩ Lê Thanh Bình (Đại học Dược Hà Nội): Khi dùng hoa đậu biếc để pha trà, làm đẹp nên lưu ý vì cây đậu biếc có 2 bộ phận chứa chất độc đó là: Hạt và rễ.
Chuyên gia cho hay, rễ đậu biếc có vị chát, đắng, có chứa một lượng nhỏ chất độc để điều chế thuốc tẩy, thuốc xổ, thuốc hay trị rắn cắn, côn trùng cắn… do đó có thể gây buồn nôn nếu ăn phải.
Còn hạt đậu biếc chứa khoảng 12% chất dầu có khả năng gây ngộ độc khi nhai nuốt phải, biểu hiện là nôn mửa, tiêu chảy nặng. Theo thạc sĩ Lê Thanh Bình, trong thực tế đã ghi nhận một số ca ngộ độc do ăn phải hạt đậu biếc, chủ yếu là t.rẻ e.m. Chuyên gia khuyên nhà có trẻ nhỏ phải cẩn thận nhắc nhở trẻ không chơi, không ăn hạt đậu biếc để tránh ngộ độc.
Chuyên gia khuyên nhà có trẻ nhỏ phải cẩn thận nhắc nhở trẻ không chơi, không ăn hạt đậu biếc để tránh ngộ độc
Dù rễ và hạt cây đậu biếc có chứa độc nhưng tại một số quốc gia, rễ và hạt cây đậu biếc được dùng làm thuốc khi dùng đúng liều lượng sẽ có tác dụng giải nhiệt. Tuy nhiên, các gia đình tuyệt đối không được tự ý dùng kẻo hại nhiều hơn lợi.
Lưu ý khi dùng hoa đậu biếc để bảo vệ sức khỏe
– Liều lượng phù hợp: Do đậu biếc có chứa anthocyanin vì thế không nên lạm dụng. Mỗi người khỏe mạnh chỉ nên uống khoảng 1-2 ly trà hoa đậu biếc trong ngày (khoảng 5-10 bông, tương đương 1-2 gram hoa khô).
– Đối tượng không nên dùng: Theo bác sĩ Nguyễn Hữu Minh (chuyên khoa ngoại thần kinh ung bướu) khuyến cáo: Do hoa đậu biếc chứa anthocyanin có tác dụng ức chế sự kết tụ tiểu cầu, tăng lưu thông m.áu, thúc đẩy sự co bóp tử cung nên cần hạn chế dùng trong các trường hợp: phụ nữ có thai hoặc đang hành kinh, đang dùng thuốc chống đông m.áu. Những bệnh nhân lớn t.uổi có bệnh nền mạn tính việc dùng thêm bất cứ thực phẩm chứa hoạt chất anthocyanin cũng cần phải thận trọng. Ngoài ra, cơ thể của trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh vẫn còn non yếu, chưa hoàn thiện nên không phù hợp để sử dụng loại trà hoa này khi có lẫn hạt.
Những bệnh nhân lớn t.uổi có bệnh nền mạn tính việc dùng thêm bất cứ thực phẩm chứa hoạt chất anthocyanin cũng cần phải thận trọng.
Giới chuyên gia Đông y nhấn mạnh chỉ nên xem trà hoa đậu biếc như một thức uống hỗ trợ cải thiện sức khỏe chứ không nên coi là thuốc, có tác dụng chữa bệnh. Không nên vì chủ quan, lạm dụng hoa đậu biếc mà để bệnh tình thêm nặng đến mức không thể cứu chữa.
Ngâm mộc nhĩ kiểu này chẳng khác gì tạo ra “thuốc độc”, thậm chí còn sinh chất gây ung thư hạng nhất cho cơ thể
Mộc nhĩ dù là thực phẩm an toàn, không độc nhưng khi bị ngâm sai cách thì chúng có thể tạo ra những nguy hiểm khôn lường cho sức khỏe.
Mộc nhĩ là món ăn vô cùng quen thuộc trong mâm cơm của người Việt. Đây là loại thực phẩm cung cấp nhiều dinh dưỡng cho sức khỏe. Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) cho biết: Trong Đông y, mộc nhĩ vị ngọt tính bình, đi vào các kinh tỳ vị, đại tràng, can, thận. Tác dụng làm mát m.áu, làm ngừng c.hảy m.áu do va đ.ập, bị thương. Liều dùng mỗi ngày từ 15 – 20g bằng cách xào, nấu, sắc nước hoặc nghiền nhỏ uống.
Trong Đông y, mộc nhĩ vị ngọt tính bình, đi vào các kinh tỳ vị, đại tràng, can, thận.
Còn trong y học hiện đại, ăn mộc nhĩ với liều lượng vừa phải, thường xuyên rất tốt để làm giảm cục đông m.áu, phòng bệnh tắc động mạch do huyết khối, giúp bổ m.áu, phòng thiếu m.áu do thiếu sắt, làm đẹp da…
Mộc nhĩ dù là thực phẩm an toàn, không độc nhưng khi bị ngâm sai cách thì chúng có thể tạo ra những nguy hiểm khôn lường cho sức khỏe.
1. Mộc nhĩ ngâm lâu ngày
Mộc nhĩ là thực phẩm khô, vì vậy trước khi chế biến cần phải ngâm vào nước để mềm và nở ra. Đồng thời, quá trình ngâm cũng sẽ giúp giải phóng độc tố, làm thực phẩm trở nên an toàn hơn. Nhiều gia đình cứ mua mộc nhĩ về là ngâm vào nước vài ngày rồi mới sử dụng, thực tế càng ngâm lâu mộc nhĩ càng biến chất và dễ gây ngộ độc.
Càng ngâm lâu mộc nhĩ càng biến chất và dễ gây ngộ độc.
Nguy hiểm hơn,mộc nhĩ bị ngâm trong một thời gian dài sẽ sinh ra quá nhiều vi khuẩn và sản sinh aflatoxin – đây là một loại chất gây ung thư hạng nhất. Ngay cả khi nó được rửa nhiều lần, aflatoxin cũng không thể được loại bỏ.
Để tốt cho sức khỏe, các gia đình chỉ nên ngâm mộc nhĩ trong nước lạnh trong thời gian từ 15 – 20 phút mà thôi.
2. Sử dụng mộc nhĩ tươi
Mộc nhĩ mà chúng ta sử dụng nên là mộc nhĩ khô bởi sản phẩm tươi có chứa chất morpholine nhạy cảm ánh sáng, sau khi ăn rất dễ gây ngứa ngáy, phù nề, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến hoại tử da.
Ngược lại, chất cảm quang này sẽ mất đi khi mộc nhĩ được phơi khô, chính vì thế mộc nhĩ chỉ nên dùng khi đã được phơi khô thật kỹ.
3. Ngâm mộc nhĩ trong nước nóng
Nhiều gia đình nhầm tưởng rằng ngâm mộc nhĩ trong nước nóng sẽ nhanh hơn nước lạnh, chỉ cần chờ một thời gian ngắn là mộc nhĩ sẽ nở nhanh và dễ dàng chế biến. Tuy nhiên, đây là thói quen vô cùng sai lầm, nhiệt độ cao sẽ khiến mộc nhĩ dễ rách, chín mềm khiến món ăn mất hấp dẫn.
Đáng sợ hơn, nếu bạn ngâm mộc nhĩ bằng nước nóng, mộc nhĩ nở quá nhanh, không có thời gian để đào thải các morpholine còn sót lại. Khuyến cáo của lương y Bùi Đắc Sáng là mộc nhĩ nên ngâm trong nước lạnh, rửa dưới vòi nước để loại bỏ nấm mốc.
Những nhóm người nào không nên ăn mộc nhĩ?
– Người đang bị tiêu chảy: Do mộc nhĩ có tính hàn, bổ âm nên nếu bạn đang bị tiêu chảy, đầy bụng… thì không nên ăn để tránh tình trạng thêm trầm trọng.
– Bà bầu: Mộc nhĩ tuy có tác dụng bồi bổ tỳ nhưng lại có tác dụng hoạt huyết tiêu ứ vì vậy không có lợi cho quá trình sinh trưởng của thai nhi, vì vậy bà bầu không nên ăn.
– Người dễ dị ứng: Mộc nhĩ cũng là nấm nên có thể gây dị ứng với người không phù hợp, người có cơ địa dễ dị ứng nên thận trọng khi ăn.
– Người bị loãng m.áu, hay c.hảy m.áu: Mộc nhĩ là thực phẩm có công dụng ngăn ngừa đông m.áu, giúp m.áu dễ lưu thông hơn nên những người bị loãng m.áu, dễ c.hảy m.áu như xuất huyết não không nên ăn để tránh nguy hiểm.