Con trai nói ngứa đầu, gia đình phát hiện sau gáy bé có “cục thịt dư”, 3 hành động dứt khoát của người mẹ được bác sĩ khen ngợi

Sau khi trở về nhà, cậu bé bỗng nhiên có biểu hiện rất khó chịu, liên tục đưa tay gãi đầu và kêu ngứa ngáy.

Mùa hè là thời điểm sinh sôi của rất nhiều loại sâu bọ và côn trùng. Đây cũng là thời điểm mà các gia đình có con nhỏ phải đặc biệt lưu ý đến vấn đề vệ sinh nhà cửa cũng như chú ý bảo vệ an toàn cho trẻ khi đi ra ngoài chơi, nhất là ở khu vực có nhiều cây cối rậm rạp.

Trang Sohu đưa tin, hồi đầu tháng 5 vừa qua, bé Thiên Thiên, 2 t.uổi, sống tại Liêu Ninh, Trung Quốc, đã được bố mẹ dắt đi công viên chơi. Sau khi trở về nhà, cậu bé bỗng nhiên có biểu hiện rất khó chịu, liên tục đưa tay gãi đầu và kêu ngứa ngáy.

Gia đình cậu bé nghĩ rằng con trai bị ngứa đầu vì vấn đề vệ sinh nên chỉ tắm rửa cho bé chứ không kiểm tra kỹ hơn. Đến ngày thứ 4, tình trạng khó chịu của Thiên Thiên không được cải thiện mà còn có vẻ tệ hơn. Lúc này một người trong gia đình mới sờ thử trên đầu bé thì phát hiện có một “cục thịt dư” màu đen phía sau gáy.

con trai noi ngua dau gia dinh phat hien sau gay be co cuc thit du 3 hanh dong dut khoat cua nguoi me duoc bac si khen ngoi 7ee 5815779

Khi quan sát, mẹ bé Thiên Thiên hoảng hốt nhận ra thứ màu đen đó là một con bọ ve. Trong khi bố đ.ứa t.rẻ hối thúc phải gỡ con bọ ve ra ngay lập tức thì người mẹ này rất dứt khoát nói không được. Cô yêu cầu chồng lấy cho mình ít cồn để nhỏ vào con bọ ve. Sau đó cô cùng gia đình gấp rút đưa con trai tới bệnh viện.

Ngay khi gặp bác sĩ, người mẹ đã giải thích cặn kẽ tình trạng của bé Thiên Thiên cũng như cách cô xử lý tại nhà. Bác sĩ nghe xong liền khen ngợi cô quả là người mẹ vô cùng thông thái.

con trai noi ngua dau gia dinh phat hien sau gay be co cuc thit du 3 hanh dong dut khoat cua nguoi me duoc bac si khen ngoi d5d 5815779

Bác sĩ cũng nhấn mạnh, khi bị bọ ve cắn, nhất định không nên tự ý gỡ nó ra mà phải đến bệnh viện để bác sĩ thực hiện thao tác này. Trong trường hợp của bé Thiên Thiên, vì con bọ ve đã bám trên đầu bé được 4 ngày và phần đầu của nó cắm sâu vào da nên không thể gắp con bọ ra một cách đơn giản. Sau đó bác sĩ đã thực hiện một cuộc tiểu phẫu, khoét một phần thịt nhỏ sau gáy Thiên Thiên để loại bỏ con bọ ve hoàn toàn.

Bác sĩ giải thích rằng vì miệng của bọ ve có các ngạnh dài, nếu không có thao tác đúng thì khi gỡ con bọ ra sẽ vẫn bị dính lại một phần và gây ra tình trạng n.hiễm t.rùng có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng.

con trai noi ngua dau gia dinh phat hien sau gay be co cuc thit du 3 hanh dong dut khoat cua nguoi me duoc bac si khen ngoi 2c2 5815779

Từ tháng 5 đến tháng 10 là mùa hoành hành của bọ ve, là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh Lyme – căn bệnh dễ gây biến chứng dẫn đến t.ử v.ong. Vì vậy, phụ huynh nên có biện pháp bảo vệ an toàn cho con mình cũng như trang bị cho mình kiến thức để xử lý đúng đắn trong trường hợp con bị bọ ve cắn.

Hãy hạn chế đưa bé đến các khu vực có nhiều cây cối, cỏ rậm rạp. Nếu đưa con đi chơi ngoài trời, bố mẹ có thể cho bé mặc quần áo dài, nhét ống quần vào vớ và luôn trang bị cho con thuốc bôi chống côn trùng. Ngoài ra, phụ huynh cũng nên chú ý đến việc vệ sinh nhà cửa, nếu có nuôi chó mèo thì cần phải thường xuyên kiểm tra để tránh việc chúng truyền ve cho các thành viên trong gia đình.

Thực hư chuyện trẻ nhỏ không cần ngoáy tai?

Bạn đọc Nguyệt Anh (tranmy…@yahoo.com) hỏi: Thấy con tôi (2 t.uổi) khóc, vùng vằng khi tôi ngoáy tai cho cháu, chị tôi cho biết nghe bác sĩ nói tai con nít tự làm sạch, không nên ngoáy. Nhưng tôi thấy con tôi có rất nhiều ráy tai, không ngoáy thấy không ổn?

Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố (TP HCM), trả lời: Cách tốt nhất để làm sạch tai cho bé 2 t.uổi con bạn là dùng khăn mềm lau bên ngoài, hoặc bông ngoáy tai mềm làm sạch nhẹ nhàng vùng ống tai ngoài khi thấy có chất bẩn đọng hay khi tai bị ướt.

thuc hu chuyen tre nho khong can ngoay tai 44a 5772434

Tai t.rẻ e.m có cơ chế tự làm sạch nên không cần phải ngoáy tai (Ảnh minh họa từ Internet)

Không chỉ tai t.rẻ e.m mà kể cả tai người lớn đều có cơ chế tự làm sạch, lông mao sẽ tự đẩy chất bẩn bên trong ra ngoài. Vì vậy việc ngoáy sâu không những làm bé đau, có nguy cơ gây thủng màng nhĩ nếu lỡ tay mà còn không cần thiết.

Nếu bạn ngoáy tai mà bé khóc, hãy coi chừng bạn đã ngoáy quá sâu hay quá mạnh tay, hay dùng dụng cụ cứng khiến bé bị đau, khó chịu.

Còn nếu bạn thấy con mình đã làm sạch vùng tai ngoài rồi mà tai vẫn còn nhiều ráy tai, ráy tai nằm sâu, bé bị ngứa ngáy, khó chịu hay có tiết dịch bất thường từ vùng tai, coi chừng bé bị viêm tai hay một bệnh lý nào khác.

Với t.rẻ e.m tuổi này còn có nguy cơ dị vật trong tai do trẻ nghịch dại, nhét vào hay bị côn trùng chui vào. Các trường hợp này tuyệt đối đừng cố ngoáy tai mà hãy đưa bé đến bệnh viện kiểm tra sớm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *