Rôm sảy là một trong những vấn đề da liễu phổ biến nhất ở t.rẻ e.m. Mặc dù không gây đau đớn nhưng các nốt mụn rôm thường mang lại cảm giác châm chích khó chịu và đặc biệt là rất ngứa.
Dưới đây là một số lá cây giúp tắm cho bé hết rôm sảy, da dịu nhẹ bằng những nguyên liệu thiên nhiên dễ tìm và đem lại hiệu quả cao:
Trà xanh giúp trị rôm sảy cho bé
Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, trong nước trà xanh có chứa rất nhiều phenol. Đây là chất có công dụng tiêu viêm, ức chế và t.iêu d.iệt các vi khuẩn, siêu trùng gây hại cho cơ thể rất tốt.
Ảnh minh họa
Không chỉ vậy, nếu dùng lá trà xanh tươi đem nấu với nước cộng thêm chút muối để tắm cho bé sẽ giúp tình trạng rôm sảy giảm đi rõ rệt. Lý do là trong muối có chứa NaCl có khả năng sát trùng, thanh nhiệt giải độc tốt.
Cách sử dụng lá trà xanh trị rôm sảy cho trẻ:
Chuẩn bị 100g lá trà xanh, 1 thìa cà phê muối ăn
Đun sôi 2 lít nước và thả lá trà xanh đã được rửa sạch vào nấu thêm 10 phút
Thêm muối vào quậy tan rồi tắt bếp
Lọc lấy nước trà pha loãng cùng với nước sạch để tắm cho bé
Lưu ý: Mẹ chỉ nên dùng lá trà xanh tươi, tránh dùng trà khô nấu nước tắm trị rôm sảy cho trẻ.
Lá sài đất giúp trị rôm sảy cho bé
Trong Đông y, sài đất là một loại dược liệu có tính mát, vị ngọt, giúp làm mát da, giải độc, chống rôm sảy, mụn nhọt, giảm ho, viêm họng. Nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, các thành phần được tìm thấy trong lá sài đất như tanin, saponin, flavonoid, các chất béo và tinh dầu hòa tan còn có tác dụng làm giảm n.hiễm t.rùng, cải thiện tình trạng viêm ngoài da.
Ảnh minh họa
Chính vì vậy mà dân gian thường giã lá sài đất đắp lên da để trị rôm sảy cho trẻ nhỏ. Ngoài ra, loại lá này cũng được dùng nấu nước tắm giúp bé bớt ngứa ngáy và có cảm giác dễ chịu hơn.
Cách sử dụng lá sài đất:
Chuẩn bị 200g lá sài đất tươi hoặc 100g lá khô
Rửa qua vài lần nước cho sạch, vò nát
Đem lá sài đất nấu cùng 2 lít nước. Khi nước sôi được khoảng 5 phút thì tắt bếp
Vớt bỏ xác lá, pha loãng nước sài đất với nước sạch để được nước tắm hơi âm ấm
Dùng nước này tắm cho bé khoảng 3 lần mỗi tuần.
Lá khế giúp trị rôm sảy cho bé
Lá khế cũng giúp giải nhiệt rất nhanh cho làn da của bé. Loại lá này có vị chát, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, tán nhiệt độc. Thích hợp để chữa các chứng dị ứng, lở ngứa, rôm sảy hoặc ung nhọt do huyết nhiệt.
Ảnh minh họa
Cách tắm lá khế cho bé:
Mẹ có thể dùng khoảng 200g lá khế tươi, rửa sạch vò/xay nát rồi đun sôi lít nước. Để nước nguội dần chỉ còn hơi ấm, vừa tắm thì dùng khăn sạch lau người hoặc tắm trực tiếp cho bé.
Lá kinh giới giúp trị rôm sảy cho bé
Khi đề cập đến vấn đề trẻ bị rôm sảy nên tắm lá gì tốt nhất thì chúng ta không thể không nhắc đến kinh giới. Đây vừa là rau thơm, vừa là một loại dược liệu có tính ấm, vị cay được sử dụng rộng rãi trong Y học cổ truyền với nhiều tác dụng như trị rôm sảy, mụn nhọt, nổi mẩn ngứa và nhiều căn bệnh da liễu khác.
Cách tắm lá kinh giới:
Dùng 1 nắm lá kinh giới tươi, có thể lấy cả thân và ngọn non
Rửa sạch nguyên liệu đã chuẩn bị cho sạch đất cát và bụi bẩn, ngâm với nước muối pha loãng 15 phút
Đem lá kinh giới nấu với lượng nước vừa đủ tắm
Chờ cho nước nguội còn hơi âm ấm, bạn dùng khăn mềm nhúng nước này lau người và tắm cho trẻ
Thực hiện mỗi ngày 1 lần cho đến khi rôm sảy lặn hết.
Những lưu ý khi sử dụng thảo dược điều trị rôm sảy ở trẻ
Cha mẹ không nên tự ý tắm lá mà chỉ được dùng khi có bệnh và đặc biệt phải tuân theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra cũng cần lưu ý một số vấn đề như sau:
Nên dùng nước tắm có nhiệt độ phù hợp với da của bé, chỉ nên tắm từ 3 – 4 lần/tuần.
Sau khi tắm, tráng lại bằng nước ấm, phải lau khô nước dính trên người bé và tránh dùng các loại phấn thơm, phấn rôm.
Có thể dùng một chút nước chanh pha loãng để tắm cho bé. Tuy nhiên chỉ nên sử dụng một vài giọt nước cốt chanh, không dùng cho da bị trầy xước, có vết loét.
Phải đảm bảo loại lá tắm được sử dụng là an toàn, không thuốc bảo vệ thực vật, không bụi bẩn, không mọc ở những nơi ô nhiễm. Để cẩn thận, mẹ nên rửa từng lá sạch sẽ, trước khi đem nấu hãy ngâm trong thuốc tím hoặc nước muối.
Tắm lá thảo dược chỉ là biện pháp hỗ trợ sử dụng khi bệnh vừa khởi phát, chỉ là những chấm đỏ nhỏ và ít. Nếu trường hợp da bé bị trầy xước, mưng mủ, sưng đỏ, viêm nặng thì nên đưa bé đến khám da liễu nhi.
Tìm hiểu 10 bệnh ngứa ngoài da vào mùa hè thường gặp
Thời tiết nắng nóng của mùa hè khiến ra tiết nhiều mồ hôi, bụi bẩn dễ bám vào gây hiện tượng nhiễm khuẩn da và ngứa da. Vậy những bệnh ngứa ngoài da vào mùa hè thường gặp nhất?
Tình trạng sẩn ngứa da vào mùa hè thường gặp rất lớn. Tuy không nghiêm trọng nhưng bệnh ngứa ngoài da vào mùa hè lại gây ra nhiều phiền toái và bất tiện trong sinh hoạt đối với người mắc.
Ngứa da mùa hè sẽ gây ra triệu chứng mẩn đỏ, ngứa ngáy trên cơ thể. Đặc biệt, khi thân nhiệt tăng lên, các triệu chứng bệnh ngứa da vào mùa hè càng xuất hiện rõ ràng hơn.
Đây là bệnh diễn ra theo thời gian dài, dễ tái phát. Do đó, nếu không được điều trị triệt để, kịp thời thì các biến chứng của bệnh về da vào mùa hè sẽ đáng lo ngại như n.hiễm t.rùng da, thậm chí gây phù mạch.
1. Bệnh ngứa ngoài da vào mùa hè thường gặp
1.1. Rôm sảy là bệnh ngứa ngoài da vào mùa hè
Rôm sảy được biết là bệnh ngoài da thường xuất hiện nhất vào màu hè. Hiện tượng rôm sảy gây ra từng đám, mảng lớn ở các vùng da bài tiết nhiều mồ hôi như: ngực, lưng hoặc trán,… ngoài ra rôm sảy còn xuất hiện ở nhiều vị trí khác như nách, bẹn thậm chí người bị rôm sảy còn có thể bị ngứa da toàn thân vào mùa hè.
Nhiệt độ mùa hè nóng bức, nhiệt độ cao từ 32 đến 38 đến 39 độ C tạo điều kiện thuận lợi cho tình trạng rôm sảy diễn ra. Biểu hiện trên da với các nốt sẩn màu đỏ hồng và bên trên có mụn nước nhỏ hoặc mụn mủ trắng xen lẫn.
Nếu bị rôm sảy, tuyệt đối không được gãi hoặc cào mạnh vào các nốt rôm gây xước da. Vì tình trạng này sẽ thuận lợi cho vi khuẩn tấn công gây bội nhiễm hoặc có thể cũng là nguyên nhân làm nặng hơn các biến chứng n.hiễm t.rùng lan rộng. Có thể giảm ngứa bằng cách xoa nhẹ vùng bị rôm sảy trên da.
Rôm sảy vào mùa hè thường gặp ở t.rẻ e.m – Ảnh Internet
1.2. Viêm da tiếp xúc mùa hè
Da nhạy cảm được biết là nguyên nhân gây ra nguy cơ mắc viêm da tiếp xúc cao. Viêm da tiếp xúc được biết là một trong những bệnh ngoài da thường gặp do dị ứng với hóa chất, thuốc trừ sâu hoặc các loại mỹ phẩm gây ra.
Lưu ý, viêm da tiếp xúc là bệnh về da vào mùa hè có tính phát triển nhanh, cấp tính và vùng da tiếp xúc với chất dị ứng sưng đỏ, phát ban hoặc nổi mụn gây các tổn thương trên làn da người bệnh.
Tìm hiểu chính xác nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc là cách giúp loại bỏ được nguyên nhân gây bệnh giúp người bệnh khỏi bệnh.
1.3. Lang ben
Lang ben xuất hiện do virus Pityrosporum orbiculaire gây ra. Đặc điểm của bệnh lang ben rất dễ nhận biết, người bệnh có thể nhận thấy khi thấy xuất hiện những đốm da màu trắng riêng lẻ hoặc tụ từng mảng. Lang ben gây ngứa khi ra mồ hôi hoặc đi dưới trời nắng gắt.
Người bệnh lang ben cần tìm đến loại thuốc bôi hoặc các loại kem chống nắm do bác sĩ chỉ định và thực hiện bôi xung quanh khu vực tổn thương do lang ben gây ra hằng ngày.
1.4. Vảy nến
Vảy nến được biết đến là bệnh ngoài da với các mảng da màu trắng và xếp thành từng lớp như sáp nến. Vảy nến xuất hiện do rối loạn nội tiết dẫn đến tình trạng tế bào da phát triển quá nhanh, điều này khiến da không kịp lột bỏ da c.hết gây ra vảy nến.
Bản chất, vảy nến là bệnh mạn tính và có tính phát triển theo từng đợt. Mùa hè là thời điểm vảy nến xuất hiện và phát triển mạnh. Vì thế, người bệnh cần hiểu rõ về bệnh cũng như các biện pháp điều trị bệnh để chung sống hòa bình và đem lại hiệu quả hạn chế tối đa các biến chứng của bệnh gây ra.
Thực tế, mục đích của điều trị vảy nến chỉ là giảm triệu chứng, giúp người bệnh đỡ ngứa và da đỡ đỏ để người bệnh có thể sống cuộc sống bình thường không bị ảnh hưởng. Do đó, nếu mắc vảy nến cần đến bệnh viện, thăm khám chuyên khoa để xác định và chẩn đoán bệnh cũng như lựa chọn biện pháp điều trị phù hợp.
Vảy nến được biết là bệnh ngứa ngoài da vào mùa hè – Ảnh Internet
1.5. Mề đay
Mề đay thường xảy ra ở người có cơ địa nhạy cảm. Mùa hè, thời tiết nóng nực dễ khiến bệnh ngoài da như mề đay phát triển. Tình trạng dị ứng với các chất kích thích hoặc các yếu tố từ môi trường như thực phẩm, thuốc hay cây cỏ cũng là nguyên nhân gây mề đay.
Bệnh mề đay được điều trị bằng cách không dùng thuốc mà sử dụng các biện pháp hỗ trợ khác, loại bỏ nguyên nhân gây bệnh hoặc điều trị thuốc khi cần thiết cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
1.6. Viêm da, viêm nang lông do vi khuẩn
Viêm da, viêm nang lông do vi khuẩn gây ra có thể khiến bạn bị ngứa da toàn thân vào mùa hè bởi vì tình trạng này có thể xảy ra ở mọi vùng da có lông trên cơ thể.
Biểu hiện của viêm da, viêm nang lông là các sẩn, mụn mủ, các vết chợt và vảy tiết ở cổ nang lông. Nếu không kịp thời điều trị, nhiễm khuẩn có thể lan sâu hơn toàn bộ nang lông như viêm chân tóc. Khi nang lông bị áp xe đồng nghãi với việc nang lông đã biến chứng thành nhọt, các trường hợp nặng hơn có thể gây nhọt cụm hoặc viêm mô dưới da.
Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp điều trị đối với từng trường hợp cụ thể như sau:
– Điều trị tại chỗ với biện pháp sử dụng thuốc bôi.
– Điều trị toàn thân đối với những trường hợp nặng và tái phát có thể sử dụng thuốc đường toàn thân.
– Ngoài ra, còn có thể sử dụng kháng sinh với các trường hợp nang lông do tụ cầu,…
1.7. Viêm da do virus gây ra
Khi virus gây ra bệnh viêm da, một số bệnh viêm da do virus vào mùa hè thường gặp như thủy đậu, zona, herpes, tay – chân – miệng,…
Các bệnh viêm da do virus gây ra vào mùa hè, người bệnh cần tới cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị đúng cách tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm.
1.8. Viêm da mủ
Viêm da mủ được biết là bệnh thường gặp vào mùa hè do da ẩm ướt và ra mồ hôi nhiều gây viêm nhiễm. Còn tùy thuộc vào nguyên nhân mà viêm da mủ có thể gây bệnh ở lớp nông hay lớp sâu dưới da. Hiện nay có 2 nhóm viêm mủ là viêm mủ do liên cầu và viêm mủ do tụ cầu.
Tình trạng viêm da mủ thường xuất hiện ở người có vệ sinh kém, nếu không chăm sóc đúng cách có thể nhanh chóng lan ra các vùng khác. Do đó, khi xuất hiện triệu chứng viêm da mủ, người bệnh cần nhanh chóng tìm đến bác sĩ da liễu để nhận thăm khám và điều trị kịp thời.
Viêm da dễ tái phát – Ảnh Internet
1.9. Nấm da
Nấm da còn được biết đến là bệnh lý thường gặp nhất tại Việt Nam. Bệnh nấm da có nhiều biểu hiện khác nhau, có thể xuất hiện ở da, niêm mạc và tóc hay móng.
Các loại nấm thường gặp là: nấm chân, bẹn và thân. Nghiêm trọng, đối với trường hợp nặng có thể bị bội nhiễm vi khuẩn có mụn mủ, bóng mủ, sưng tấy bàn chân, sốt. Trong khi đó, nấm bẹn thường xuất hiện khi nắng nóng, vào mùa hè, khi thường xuyên đổ mồ hôi nhiều hay mặc đồ ẩm ướt.
Để điều trị nấm da đúng cách, cần tìm đến bác sĩ chuyên khoa để nhận hướng dẫn và xử lý kịp thời.
1.10. Viêm da do cơ địa
Bệnh viêm da cơ địa bùng phát nhiều nhất vào mùa nắng nóng kéo dài, do độ ẩm và nhiệt độ quá cao dễ làm cơ thể rối loạn điều nhiệt, rối loạn tuần hoàn đây là môi trường thuận lợi của viêm da cơ địa.
Viêm da cơ địa gây ngứa, càng nóng càng ngứa và gãi mạnh làm trầy xước da có thể gây các vết loét, n.hiễm t.rùng khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn. Người bị viêm da cơ địa cũng cần tìm đến bác sĩ để nhận tư vấn và hướng dẫn chăm sóc, điều trị da đúng cách.
2. Những lưu ý khi mắc bệnh ngứa ngoài da vào mùa hè
Muốn phòng tránh bệnh ngoài da vào mùa hè hiệu quả, đúng cách cần chú ý:
– Mặc áo chất liệu mềm, nhẹ và thoáng mát để đảm bảo giữ vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt đối với các vùng da bị tổn thương.
– Giữ vệ sinh sạch sẽ.
– Khi bị ngứa da tuyệt đối không gãi mạnh làm tổn thương da, tăng nguy cơ n.hiễm t.rùng.
– Tuyệt đối không sử dụng thuốc, bôi thuốc, uống thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
– Tránh sử dụng các loại mỹ phẩm, xà phòng có tính tẩy rửa mạnh khi đang điều trị bệnh về da.
Nếu mắc bệnh ngứa ngoài da vào mùa hè ở trên, hi vọng bạn có thể lựa chọn cho mình biện pháp chăm sóc da phù hợp để nhanh chóng khỏi bệnh.