Chắc hẳn ai cũng đã từng vài lần vô tình cắn vào lưỡi của mình. Nhưng nếu bạn thường xuyên gặp phải tình trạng này, đó có thể là dấu hiệu cần lưu ý.
Bài viết dưới đây là chia sẻ của bác sĩ Hồ Thượng Kiều, Khoa Ung thư của Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc.
Chuyển động của lưỡi do hệ thần kinh điều khiển, trục trặc ở bất kỳ mắt xích nào cũng sẽ ảnh hưởng đến chuyển động của lưỡi. Trong lúc nói chuyện và ăn uống, nếu con người bị phân tâm và thỉnh thoảng cắn vào lưỡi là chuyện bình thường.
Nhưng nếu bạn thường xuyên cắn vào lưỡi, có thể xảy ra hai tình huống. Một là rối loạn cử động của lưỡi khi nhai, thứ hai là lưỡi và khoang miệng có sự xáo trộn, có thể liên quan đến căng thẳng quá mức, mệt mỏi về thể chất và hệ thần kinh không thể kiểm soát bình thường các cơ cho hoạt động nhai.
Ngoài ra, nếu bạn cắn lưỡi thường xuyên, đó có thể là dấu hiệu của bệnh. Các vấn đề thường gặp bao gồm đột quỵ, ung thư lưỡi, khối u ở tuyến yên hoặc các vấn đề về khoang miệng.
1. Tín hiệu tiềm ẩn của chứng đột quỵ
Tình trạng này thường xảy ra ở người lớn t.uổi nhiều hơn nhưng cũng không loại trừ những độ t.uổi khác. Tuy nhiên, nếu nhà bạn có người già dễ bị cắn trúng đầu lưỡi khi ăn uống thì càng nên thận trọng. Bởi vì đó có thể là điềm báo cho nguy cơ bị đột quỵ.
Khi hệ thần kinh bị tổn thương làm giảm khả năng kiểm soát vận động của lưỡi sẽ khiến đầu lưỡi không còn linh hoạt nữa nên dễ bị răng cắn trúng. Nếu một người xuất hiện tình trạng này, kèm theo đau đầu, đi đứng không vững, nói chuyện không rõ ràng như trước thì hãy cảnh giác cao độ, tốt nhất là sớm đến bệnh viện để được kiểm tra.
2. Nhồi m.áu não lỗ khuyết
Bác sĩ Trần Diệu Trung, Phó Khoa Răng hàm mặt, Bệnh viện Trung Đại thuộc Đại học Đông Nam cho biết có một căn bệnh được gọi là nhồi m.áu não lỗ khuyết. Nhồi m.áu não lỗ khuyết là một dạng đột quỵ nhồi m.áu não. Một trong những triệu chứng của nó là lưỡi và cơ miệng không hoạt động như bình thường nên có thể cắn vào lưỡi.
Do não bị nhồi m.áu cục bộ chèn ép các dây thần kinh sọ não khiến lưỡi không thể cử động linh hoạt, răng thường cắn vào lưỡi trong quá trình nhai. Nhồi m.áu não lỗ khuyết thường xảy ra ở người cao t.uổi bị cao huyết áp, mỡ m.áu cao, đái tháo đường. Nếu thấy người cao t.uổi thường xuyên cắn lưỡi hoặc kèm theo chóng mặt, nhức đầu, đi đứng không vững, nói ngọng… thì nên đi khám ngay lập tức.
3. Nguy cơ ung thư lưỡi
Thường xuyên cắn trúng đầu lưỡi còn có thể là dấu hiệu sớm của bệnh ung thư lưỡi. Trong những trường hợp này, nếu quan sát kỹ sẽ phát hiện người bệnh bị suy giảm chức năng nói chuyện, khóe miệng thường chảy nước miếng, lúc nhai nuốt thức ăn chậm rãi cũng sẽ bị cắn trúng đầu lưỡi.
Ngoài ra, một triệu chứng khác đó là viêm loét khoang miệng không lành ở người già. Nếu có nhiều dấu hiệu thì càng phải thận trọng. Do diện tích đầu lưỡi nhỏ nên các bệnh ác tính như ung thư lưỡi càng có nguy cơ phát sinh cao hơn.
4. Vấn đề khoang miệng
Nếu bạn đang mắc phải vấn đề về khoang miệng, chẳng hạn như viêm loét miệng, viêm nha chu, nướu răng bị “sa” xuống sẽ khiến bạn ăn uống với thói quen chỉ nhai một bên, gây mất cân bằng cho nhịp độ giữa lưỡi và khoang miệng. Ngoài ra, nếu bạn đeo răng giả mà thường xuyên cắn trúng đầu lưỡi cũng có thể do sự không khớp giữa các răng, bạn nên gặp nha sĩ để điều chỉnh lại.
Nếu không may cắn vào lưỡi gây c.hảy m.áu, trường hợp này không cần điều trị và vết thương sẽ tự động lành lại. Nếu bề mặt vết thương nặng, cần chú ý vệ sinh và sát trùng, có thể bôi một ít glycerin để thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương. Trong thời gian lành vết thương, cần có chế độ ăn uống nhạt. Vì thức ăn mặn hay cay sẽ gây tổn thương thứ phát cho vết thương, nên tránh ăn đồ nóng và súc miệng kịp thời sau bữa ăn.
Phẫu thuật thành công bệnh nhân ung thư lưỡi
Các bác sỹ Khoa Răng hàm mặt và Khoa Ung bướu, Bệnh viện hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới vừa phẫu thuật thành công cho bệnh nhân H.T.Đ, 47 t.uổi, người dân tộc Bru-Vân Kiều (xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa) bị ung thư lưỡi.
Bệnh nhân Đ. hồi phục sau 15 ngày điều trị
Trước đó, ngày 26-3-2021, bệnh nhân Đ. nhập viện trong tình trạng mệt mỏi, suy nhược, có khối u sùi lưỡi bên trái, đau, rất khó ăn uống. Theo người nhà, bệnh nhân xuất hiện đau lưỡi hơn 1 tháng nay nhưng không đi khám vì điều kiện gia đình khó khăn, đường đường sá xa xôi.
Gần đây, bệnh nhân đau lưỡi nhiều, nói khó hơn, tự sờ thấy khối ở lưỡi to dần nên đi khám tại bệnh viện tuyến huyện, sau đó được chuyển lên Bệnh viện hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới điều trị.
Tại đây, sau khi làm các xét nghiệm cận lâm sàng, các bác sĩ phát hiện có khối u sùi vùng hông lưỡi trái kích thước khoảng 23 cm, cứng, đau, dễ ra m.áu. Qua hội chẩn chuyên môn, các bác sĩ xác định bệnh nhân bị ung thư lưỡi có chỉ định phẫu thuật.
Sau khi bệnh nhân được cắt rộng lấy trọn khối u sùi vùng lưỡi, các bác sĩ đã tiến hành c.ắt l.ưỡi bên trái kèm theo nạo vét hạch cổ bên trái, hạch dưới hàm trái. Ca phẫu thuật diễn ra thuận lợi. Sau mổ, bệnh nhân đang nằm điều trị tại Khoa Răng hàm mặt. Sức khỏe ổn định, vết mổ tiến triển tốt. Bệnh nhân đã có thể ăn bằng đường miệng.
Theo các bác sỹ, ung thư lưỡi là một trong những loại ung thư thường gặp nhất ở vùng miệng. Hầu hết ung thư lưỡi không tìm được nguyên nhân gây bệnh nhưng có một số yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh bao gồm: hút t.huốc l.á, uống rượu, nhai trầu, tình trạng vệ sinh răng miệng kém. Triệu chứng ban đầu của ung thư lưỡi thường nghèo nàn nên hay bị bỏ qua, rất nhiều trường hợp khi bệnh nhân đến viện đã ở giai đoạn muộn, điều trị hết sức khó khăn.
Các bác sĩ cũng khuyến cáo người dân khi có bất kì triệu chứng nào bất thường về răng miệng, nên đi khám chuyên khoa để được khám, phát hiện, tư vấn và điều trị kịp thời.