Người mẫu này bị tổn thương não trái và không thể đi lại sau khi gặp phải sốc phản vệ do ăn bánh quy.
Sự cố xảy ra khi Chantel Giacalone mới 27 t.uổi. Cô bị dị ứng nghiêm trọng với lạc. Vào thời điểm đó, cô đang làm người mẫu tại một triển lãm thời trang ở Trung tâm Hội nghị Mandalay Bay South, Las Vegas, Hoa Kỳ.
Một người bạn đã vô tình mua cho Chantel sữa chua và bánh quy có tẩm bơ lạc. Ngay sau khi ăn, nữ người mẫu bị sốc phản vệ và được đưa đi cấp cứu. Christian Morris, luật sư của Chantel cho biết, cô bị mất oxy lên não trong vài phút trước khi được điều trị. Hơn nữa, nhân viên y tế cũng không tiêm epinephrine cho Chantel đúng cách, loại thuốc thường được dùng cho các phản ứng dị ứng nghiêm trọng, trong đó có sốc phản vệ.
Gia đình cô đã nhận được khoản t.iền bồi thường là 29,5 triệu USD, tương đương hơn 670 tỷ VND trong tháng trước. Bồi thẩm đoàn đưa ra phán quyết dịch vụ chăm sóc y tế cẩu thả trong việc cấp cứu nữ người mẫu vào năm 2013.
Theo luật sư Christian, hiện nay cô đã bị liệt tứ chi, phải ăn thông qua một chiếc ống và chỉ có thể giao tiếp bằng mắt. Người phụ nữ 35 t.uổi này có thể sẽ không sống quá 55 t.uổi sau khi bị tổn thương não nghiêm trọng đến mức không thể phục hồi. Câu chuyện của Chantel thực sự đáng sợ và khiến không ít người tự hỏi tại sao dị ứng với lạc lại nguy hiểm tới vậy.
Dị ứng thường được điều trị như thế nào?
Cựu người mẫu Chantel hiện cần được chăm sóc 24/24 sau lần bị sốc phản vệ vào năm 2013.
Theo Đại học Dị ứng, Hen suyễn và Miễn dịch học Hoa Kỳ (ACAAI), dị ứng lạc thường phổ biến ở t.rẻ e.m và tình trạng này có thể kéo dài đến t.uổi trưởng thành.
Khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng, người mắc sẽ gặp phải một loạt các triệu chứng, bao gồm nôn mửa, thở khò khè, khó thở và phát ban. Chúng cũng có thể dẫn tới sốc phản vệ, một phản ứng dị ứng nghiêm trọng và đe dọa tính mạng. Tình trạng này thường được điều trị bằng cách tiêm epinephrine vào cơ, dạng thuốc của hormone adrenaline. Catherine Monteleone, chuyên gia y khoa kiêm nhà dị ứng học, miễn dịch học tại Trường Y Rutgers Robert Wood Johnson giải thích, cách này thường an toàn và có thể cứu được tính mạng của hầu hết những người bị dị ứng.
Tuy nhiên, trường hợp của Chantel lại ngoại lệ và việc tiêm epinephrine vào cơ là không đủ. Theo chuyên gia Catherine: “Đối với một số người đang gặp phải phản ứng nghiêm trọng, bác sĩ cần tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch để thuốc có hiệu quả nhanh hơn”. Nói cách khác, epinephrine không được hấp thụ nhanh vào cơ như đưa trực tiếp vào tĩnh mạch.
Chuyên gia Catherine cho biết, đây là điều mà các bác sĩ thường làm trong phòng cấp cứu nếu ai đó bị sốc phản vệ. Khi tiêm vào cơ không có tác dụng, họ sẽ chuyển sang tiêm tĩnh mạch.
Tại sao phản ứng dị ứng lại gây tổn thương não?
Dị ứng thực phẩm là phản ứng của hệ miễn dịch ngay sau khi ăn một loại thực phẩm nào đó. Hấp thụ một lượng nhỏ thức ăn gây dị ứng cũng có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa, phát ban và đường hô hấp.
Nếu dị ứng nghiêm trọng không được điều trị kịp thời và đúng cách, cơ thể sẽ mất đi một lượng lớn oxy lên não, từ đó có thể làm tổn thương não. Theo chuyên gia y khoa Catherine, các trường hợp sốc phản vệ nghiêm trọng như nữ người mẫu trên dù không quá phổ biến nhưng vẫn có thể xảy ra.
Jack Giacalone, cha của Chantel cho biết, ông rất vui vì phán quyết của tòa và điều này có thể an ủi con gái ông phần nào. Tuy nhiên, sau tất cả những đau khổ gia đình đã trải qua trong tám năm, người cha này vẫn không thực sự hài lòng. Ông mong muốn dịch vụ y tế cần thay đổi cách làm việc và cẩn thận hơn trong quá trình cấp cứu người bệnh.
Gia đình của Chantel cho biết họ sẽ sử dụng số t.iền nhận được để cải thiện sinh hoạt hàng ngày của cô như mua vòi hoa sen đặc biệt, thiết kế phòng riêng để tiện cho việc chăm sóc. Theo Tạp chí Las Vegas Review, họ cũng dành ra một phần t.iền để hỗ trợ những người khác cũng gặp phải tình trạng tổn thương não tương tự.
Người có t.iền sử dị ứng, có bệnh nền được khám sàng lọc kỹ trước khi tiêm vaccine COVID-19
Bộ Y tế vừa ban hành Hướng dẫn về khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine COVID-19; trong đó sẽ khám sàng lọc kỹ và tiêm tại bệnh viện với các trường hợp có t.iền sử dị ứng, bệnh nền, có rối loạn đông m.áu…
Đảm bảo an toàn tiêm chủng vaccine COVID-19. Ảnh: TTXVN
Bộ Y tế vừa ban hành Hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, thay thế Quyết định số 1624/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca trước đó.
Hướng dẫn này áp dụng cho tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh, cơ sở tiêm chủng Nhà nước và tư nhân trên cả nước.
Theo Hướng dẫn mới, mục đích của khám sàng lọc là phát hiện và phân loại các đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 để đảm bảo an toàn tiêm chủng.
Các đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng là: Người trong độ t.uổi tiêm chủng theo khuyến cáo trong hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và không quá mẫn với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào liệt kê trong thành phần của vaccine; không thuộc các đối tượng cần thận trọng trong tiêm chủng, các đối tượng phải trì hoãn hoặc chống chỉ định với vaccine.
Các đối tượng cần thận trọng tiêm chủng gồm: Người có t.iền sử dị ứng với các dị nguyên khác; người có bệnh nền, bệnh mạn tính được điều trị ổn định; người mất tri giác, mất năng lực hành vi; người trên 65 t.uổi; người có t.iền sử giảm tiểu cầu hoặc rối loạn đông m.áu, người có bệnh mạn tính có phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống (Mạch dưới 60 lần/phút hoặc trên 100 lần/phút; huyết áp tối thiểu dưới 60 mmHg hoặc trên 90 mmHg hoặc huyết áp tối đa dưới 90 mmHg hoặc trên 140 mmHg; nhịp thở trên 25 lần/phút hoặc SpO2 dưới 94% (nếu có). Các đối tượng này phải được khám sàng lọc kỹ và cần được tiêm chủng tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế có đủ năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu, gồm
Các đối tượng trì hoãn tiêm chủng gồm: Những người đang mắc bệnh cấp tính hoặc mạn tính đang tiến triển, chưa kiểm soát được; những người bị suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch nặng, ung thư giai đoạn cuối, xơ gan mất bù; trong vòng 14 ngày trước có điều trị corticoid liều cao hoặc điều trị hóa trị, xạ trị; những người đã mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng; phụ nữ mang thai và phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ.
Các đối tượng chống chỉ định tiêm chủng gồm: Người có t.iền sử phản vệ từ độ 2 trở lên với bất kỳ dị nguyên nào; có bất cứ chống chỉ định nào theo công bố của nhà sản xuất.
Bộ Y tế cũng hướng dẫn, trong khâu khám sàng lọc trước tiêm chủng gồm các bước:
Hỏi t.iền sử bệnh về tình trạng sức khỏe hiện tại; t.iền sử tiêm vaccine phòng COVID-19; t.iền sử dị ứng; t.iền sử tiêm vaccine khác trong 14 ngày qua; t.iền sử mắc COVID-19; t.iền sử mắc COVID-19; t.iền sử suy giảm miễn dịch nặng, ung thư giai đoạn cuối, có đang dùng thuốc corticoid, ức chế miễn dịch, xạ trị…; t.iền sử bệnh nền như viêm phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), đái tháo đường, các bệnh thần kinh mạn tính, các bệnh tim mạch mạn tính; t.iền sử rối loạn đông m.áu, cầm m.áu hoặc đang dùng thuốc chống đông; có phải là phụ nữ mang thai và phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ…
Sau bước hỏi tình trạng sức khoẻ hiện tại, nhân viên y tế tiến hành đ.ánh giá lâm sàng, phát hiện các bất thường về dấu hiệu sống như: Đo thân nhiệt, huyết áp, đếm mạch, đếm nhịp thở hoặc SpO2 (nếu có) với những người có bệnh nền; quan sát toàn trạng… Ghi nhận bất kỳ biểu hiện bất thường nào quan sát thấy ở người đến tiêm để hỏi lại về t.iền sử sức khỏe.
Kết luận sau khám sàng lọc, những người đủ điều kiện tiêm chủng sẽ được chỉ định tiêm chủng ngay; trì hoãn tiêm chủng với những trường hợp có ít nhất một yếu tố phải trì hoãn; chuyển tiêm và theo dõi tại bệnh viện với những trường hợp có yếu tố thận trọng tiêm chủng, phát hiện sau khi thăm khám. Nhân viên y tế cũng không chỉ định tiêm cho những người có chống chỉ định tiêm chủng.
Những người đến tiêm chủng sau khi được thăm khám, nếu đủ điều kiện tiêm chủng sẽ được tư vấn và ký giấy cam kết đồng ý tiêm chủng.