Xác định bệnh nhân 51 t.uổi bị phình động mạch chủ ngực vỡ, rò vào thực quản, nguy cơ t.ử v.ong cao, các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy đã lần đầu tiên áp dụng kỹ thuật mới tại Việt Nam, cứu sống bệnh nhân.
Bệnh nhân trong ngày tái khám tại Bệnh viện Chợ Rẫy.
Ngày 4-6, Bệnh viện Chợ Rẫy (thành phố Hồ Chí Minh) đã thông tin chi tiết về ca phẫu thuật áp dụng kỹ thuật mới, được thực hiện xuyên đêm này.
Theo đó, chiều tối 26-3, nam bệnh nhân N.T.C (51 t.uổi, ngụ Đồng Nai) được đưa đến khoa Cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy trong tình trạng đau ngực dữ dội, lan ra sau lưng. Sau khi được tiến hành xét nghiệm sàng lọc Covid-19 tại khoa Cấp cứu, bệnh nhân nhanh chóng được chuyển lên khoa Hồi sức – Phẫu thuật tim.
Qua thăm khám, hỏi bệnh sử và xem xét kết quả CT-scan ngực…, các bác sĩ khoa Hồi sức – Phẫu thuật tim đ.ánh giá đây là một trường hợp rất nặng, nguy cơ t.ử v.ong cao. Bệnh nhân được chẩn đoán phình động mạch chủ ngực vỡ, rò vào thực quản.
Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật.
Một cuộc hội chẩn liên chuyên khoa lập tức được tổ chức ngay trong đêm tại khoa Hồi sức – Phẫu thuật tim, với sự tham gia của các chuyên gia dày dạn kinh nghiệm đến từ các khoa: Hồi sức – Phẫu thuật tim, Ngoại lồng ngực, Ngoại tiêu hóa, Tim mạch can thiệp, Nội soi, Bệnh nhiệt đới và Gây mê – Phẫu thuật tim.
Sau gần 30 phút hội chẩn và đ.ánh giá tình trạng bệnh nhân, các bác sĩ thống nhất phương án tối ưu cho bệnh nhân là mổ cấp cứu. Trong thời gian các bác sĩ hội chẩn, bệnh nhân đã nhanh chóng được thực hiện các xét nghiệm t.iền phẫu cũng như chụp mạch vành.
Bệnh nhân được chuyển vào phòng mổ lúc 19h ngày 26-3 với kíp mổ là các bác sĩ thuộc nhiều chuyên khoa khác nhau. Sau khi ê-kíp Nội soi tiêu hóa tiến hành nội soi, xác định và ghi nhận vị trí rò động mạch chủ vào thực quản, các cuộc mổ được tiến hành lúc 21h cùng ngày.
Các kỹ thuật đặc biệt được tiến hành, bắt đầu bằng phẫu thuật thay động mạch chủ ngực xuống bằng ống ghép được tạo ra từ màng ngoài tim bò đã qua xử lý, do các bác sĩ khoa Hồi sức – Phẫu thuật tim thực hiện. Đây là kỹ thuật lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, ê-kíp phẫu thuật còn sử dụng nhiều kỹ thuật cao như hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể nhưng không làm ngưng tim, cùng các kỹ thuật phẫu thuật xâm lấn tối thiểu để bảo vệ tủy sống và tim trong quá trình phẫu thuật…
Sau cuộc mổ kéo dài 11 giờ đồng hồ, bệnh nhân tiếp tục được chăm sóc tích cực. Bệnh nhân đã hồi phục và được xuất viện vào ngày 18-5.
Ở những lần tái khám sau đó, các bác sĩ đều ghi nhận sự hồi phục nhanh chóng ở bệnh nhân N.T.C sau khi thực hiện đúng phác đồ điều trị. Ngày 4-6, bệnh nhân tiếp tục quay lại Bệnh viện Chợ Rẫy tái khám, với các xét nghiệm đều cho kết quả tốt, bệnh nhân ăn tốt qua sonde, vết mổ khô, da hồng hào, tự đi lại nhanh nhẹn…
Đoạn màng ngoài tim bò qua xử lý được thay cho đoạn động mạch chủ của bệnh nhân.
Người đàn ông suýt c.hết vì suy đa tạng, viêm phổi, bác sĩ chỉ ra nguyên nhân là chiếc điều hòa trong xe hơi 2 tháng không sử dụng
Anh Lưu, 42 t.uổi, sống ở thành phố Ninh Hương (Hồ Nam, Trung Quốc) sau khi lái xe về quê ngoại chơi vào khoảng giữa tháng 5/2021 thì phải nhập viện trong tình trạng suy đa chức năng vô cùng nguy kịch.
Thời tiết giao mùa xuân – hè thất thường, độ ẩm cao, mưa nhiều nên anh Lưu đã không dùng đến chiếc ô tô của gia đình trong 2 tháng. Đến giữa tháng 5 vừa qua, nhân ngày trời quang mây tạnh, thời tiết dễ chịu, anh tự lái xe về quê ngoại chơi, cũng là để kiểm tra hệ thống điều hòa và động cơ xe sau thời gian dài ô tô “bất động”.
Không ngờ, 2 ngày sau, anh Lưu đột nhiên thấy đau cơ, đau đầu, ớn lạnh, đau ngực và ho. Tưởng mình bị cảm lạnh do thời tiết, anh mua thuốc cảm về uống nhưng không có tác dụng, lại xuất hiện thêm các triệu chứng sốt cao và khó thở, anh lập tức đến bệnh viện gần nhất. Tại đây, anh được chẩn đoán bị suy đa chức năng gồm phổi, gan, thận và tình trạng rất nguy kịch, cần chuyển lên bệnh viện tuyến trên.
Ngày 16/5, anh Lưu được đưa đến Khoa Cấp cứu tại Bệnh viện Nhân dân tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc) trong tình trạng sốt trên 40 độ C. Kết quả kiểm tra CT phát hiện tràn dịch 2 bên ngực, viêm phổi cấp, xét nghiệm m.áu cho thấy xuất hiện tình trạng giảm oxy m.áu nghiêm trọng, suy hô hấp, buộc phải thở máy, lập tức chuyển đến phòng cấp cứu đặc biệt (EICU).
Tại đây, các hội chẩn đa khoa chuyên sâu hơn cho thấy chức năng gan, thận, men tim và các chỉ số chức năng đông m.áu của anh Lưu đều ở tình trạng báo động. Xét nghiệm chỉ ra anh Lưu bị nhiễm vi khuẩn Legionella pneumophila, gây ra tình trạng suy đa tạng cấp tính dẫn đến viêm phổi và suy hô hấp.
Bác sĩ Zhang Xingwen, Trưởng phòng Cấp cứu đặc biệt đã tiến hành thực hiện liệu pháp lọc m.áu, hỗ trợ chức năng thận liên tục tại giường để loại bỏ các yếu tố gây viêm, đồng thời cho thở máy 24/7 để duy trì mạng sống cho bệnh nhân. Những tưởng sức khỏe của anh đã khả quan hơn thì ngày 26/5, anh Lưu bất ngờ bị viêm cơ tim và suy tim, may mắn là đã được kiểm soát kịp thời.
Sau nửa tháng được chăm sóc tích cực, tình trạng của anh Lưu cuối cùng đã ổn định. Ngày 1/6, anh được chuyển đến khoa tổng hợp và xuất viện sau đó 2 ngày.
Nguy cơ từ chiếc điều hòa lâu không dùng
Bác sĩ Zhang Xingwen cho biết nguyên nhân mắc bệnh của anh Lưu là do nhiễm khuẩn Legionella pneumophila khi sử dụng điều hòa trên xe hơi (do xe để lâu ngày, bị nấm mốc). Ông cũng nhấn mạnh rằng mầm bệnh này rất dễ lây lan trong nước ấm và nơi ẩm thấp, do đó, vòi hoa sen, hồ nước, đài phun nước và thiết bị điều hòa không khí dễ dàng trở thành “điểm nóng” cho sự sinh sôi của loại vi khuẩn này.
Tổn thương phổi do Legionella pneumophila gây ra.
Bệnh viêm phổi do Legionella pneumophila tiến triển rất nhanh, mức độ cực kỳ nguy hiểm nên hãy đi khám kịp thời nếu có các triệu chứng n.hiễm t.rùng phổi như sốt cao, nôn, khó thở, rối loạn ý thức, buồn ngủ, tiêu chảy, đau bụng… sau khi sử dụng máy điều hòa không khí đã không được sử dụng trong một thời gian dài hoặc tiếp xúc với nguồn nước có khả năng bị ô nhiễm.
Để ngăn ngừa nhiễm Legionella pneumophila, bác sĩ Zhang Xingwen đưa ra lời khuyên nên làm sạch điều hòa không khí sau thời gian dài không sử dụng. Tương tự, máy nước nóng và vòi hoa sen lâu ngày không sử dụng nên xả hết nước còn sót lại để tránh tích tụ vi khuẩn. Ngoài ra, nên tăng cường tập thể dục thể thao để nâng cao khả năng miễn dịch và tránh xa t.huốc l.á.
Nguồn và ảnh: QQ, Healthline, Sohu