Ngày 4-6, Bệnh viện Đà Nẵng cảnh báo về việc một số người bệnh sợ COVID-19 nên “né” bệnh viện, dẫn đến trường hợp người bệnh nhập viện trong tình trạng rất nguy kịch, ảnh hưởng đến tính mạng.
Một trường hợp bệnh mãn tính được đưa đến bệnh viện trong tình trạng nguy kịch – Ảnh: BV cung cấp
Cụ thể tuần qua, Bệnh viện Đà Nẵng liên tục tiếp nhận các trường hợp người bệnh nhập viện trong tình trạng rất nguy kịch, ảnh hưởng đến tính mạng vì không được đưa đến bệnh viện kịp thời.
Bệnh nhân X.L. (66 t.uổi, ngụ quận Liên Chiểu) có t.iền sử đái tháo đường, suy tim. Trước đó gần một tuần, bà L. có dấu hiệu mệt, đau âm ỉ vùng thượng vị nhưng không đến bệnh viện khám, mà tự ý điều trị tại nhà. Khi có dấu hiệu mệt nhiều hơn, khó thở tăng, bà L. mới nhập viện cấp cứu. Lúc này, tình trạng bà đã nguy kịch, ngưng tuần hoàn.
Các bác sĩ chẩn đoán bà L. bị nhồi m.áu cơ tim cấp, chuyển khoa hồi sức tích cực – chống độc (HSTC-CĐ) làm VA ECMO (tim phổi nhân tạo). Tuy nhiên, bà đã không qua khỏi.
Tương tự, bệnh nhân Đ.H. (57 t.uổi, ngụ Đà Nẵng) cũng nhập Bệnh viện Đà Nẵng cấp cứu trong tình trạng ngưng tuần hoàn hô hấp. Ông H. có t.iền sử đái tháo đường, tăng huyết áp, hạ đường m.áu, suy tim. Ông hôn mê tại nhà nên người nhà đưa vào cơ sở y tế địa phương, sau đó chuyển Bệnh viện Đà Nẵng.
Các bác sĩ cấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấp sau gần 5 phút, bệnh nhân có nhịp tim trở lại và được chuyển vào khoa HSTC-CĐ. Bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi. Mặc dù đã được thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ tim phổi tối đa nhưng bệnh nhân đã không qua khỏi.
Theo bác sĩ Hà Sơn Bình – trưởng khoa HSTC-CĐ, đây là hai trong số các trường hợp nguy kịch được khoa tiếp nhận trong tuần qua. Các trường hợp này đều có bệnh lý nền, đưa đến bệnh viện muộn và đã không qua khỏi hoặc có biến chứng nặng.
Theo bác sĩ Bình, tâm lý quá sợ hãi COVID-19 đã khiến nhiều người bệnh mãn tính không dám đến bệnh viện khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ, mà tự ý theo dõi tại nhà hoặc bỏ điều trị khiến bệnh diễn biến nặng hơn, khi đó việc điều trị sẽ nhiều khó khăn, tốn kém.
“Người bệnh có các bệnh lý mãn tính khi có các biểu hiện bất thường phải báo người nhà đưa đi cấp cứu kịp thời. Và nên đến bệnh viện để tái khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ để được các bác sĩ theo dõi, tránh trì hoãn để xảy ra các biến chứng đáng tiếc”, bác sĩ Bình khuyến cáo.
Du học sinh t.ử v.ong do đột quỵ sau gần 1 tháng rời khu cách ly
Một nam du học sinh Việt Nam về từ Nhật Bản được cách ly tại Bình Dương. N.am s.inh hết thời hạn cách ly với kết quả âm tính SARS-CoV-2 và trở về nhà. Tuy nhiên, chỉ sau gần 1 tháng rời khu cách ly, n.am s.inh t.ử v.ong do đột quỵ.
Ngày 22/12, nguồn tin của T.iền Phong cho hay nam du học sinh tên A. (SN 2000, quê TP Đà Nẵng) đã t.ử v.ong, nguyên nhân được cho là do đột quỵ. A. là một du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản, trở về nước và được cách ly tập trung tại tỉnh Bình Dương.
Trở về nước vào ngày 13/11, A. được bố trí cách ly tại P17 thuộc khu cách ly huyện Bàu Bàng (Bình Dương). Đến ngày 26/11, A, được trở về nhà sau khi hết thời hạn cách ly với kết quả âm tính SARS-CoV-2. Đến hôm nay, A. được phát hiện t.ử v.ong với nguyên nhân do đột quỵ.
Trước đó, vào ngày 13/11 khu cách ly Bàu Bàng (Bình Dương) tiếp nhận 356 người Việt Nam về từ Nhật Bản. Ngay sau khi về nước, cơ quan chức năng đã lấy mẫu xét nghiệm những người này. Kết quả cho thấy tất cả đều âm tính với SARS-CoV-2.
Trong số 356 người về đợt này có 5 phụ nữ mang thai, 10 t.rẻ e.m dưới 15 t.uổi, 6 người trên 60 t.uổi, còn lại từ 16 đến 59 t.uổi. Phần lớn những người trở về là lao động từ các tỉnh của nước ta sang làm việc tại Nhật Bản, du học sinh, lao động về nước. Một số người có bệnh nền nặng.
Sau khi tiến hành khai báo y tế, các công dân Việt Nam từ Nhật Bản trở về được bố trí nơi ăn ở, ngủ nghỉ, sinh hoạt chu đáo.
Số người Việt về từ Nhật Bản và các nước được cách ly ở huyện Bàu Bàng theo phân bổ từ Quân khu 7, họ là những người ở các tỉnh, thành phố khác nhau về nước cùng lúc.