Phụ nữ dễ mắc bệnh phụ khoa và có nguy cơ vô sinh thường có chung 4 thói quen khi vệ sinh “vùng kín”: Kiểm tra ngay xem bạn có không

Dưới đây là 4 sai lầm khi vệ sinh “ vùng kín” mà chị em cần biết để “cô bé” khỏe mạnh và phòng ngừa được các bệnh nhất định.

Â.m đ.ạo là cơ quan sinh sản, có vai trò vô cùng quan trọng với nữ giới. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là không phải ai cũng biết vệ sinh vùng kín đúng cách, vô tình phá vỡ môi trường của â.m đ.ạo, từ đó vô tình gây nên bệnh phụ khoa, thậm chí là vô sinh.

Dưới đây là 4 sai lầm khi vệ sinh “vùng kín” mà chị em cần biết để “cô bé” khỏe mạnh và phòng ngừa được các bệnh nhất định.

phu nu de mac benh phu khoa va co nguy co vo sinh thuong co chung 4 thoi quen khi ve sinh vung kin kiem tra ngay xem ban co khon 40a 5808520

1. Thụt rửa â.m đ.ạo

Theo bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc chị em bị viêm nhiễm vùng kín. Thậm chí vệ sinh quá sạch cũng chưa chắc đã tốt.

BS Dung cho hay, không ít chị em đã lạm dụng dung dịch vệ sinh hoặc thụt rửa sâu vào bên trong dẫn tới mất cân bằng môi trường â.m đ.ạo, giảm lợi khuẩn tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập gây bệnh dễ dàng hơn.

Thậm chí, chính việc thụt rửa â.m đ.ạo như vậy vô tình đưa vi khuẩn lạ vào â.m đ.ạo, tấn công â.m đ.ạo. Nếu không xử lý kịp thời vi khuẩn nhiễm ngược dòng vào tử cung và vòi trứng gây khó khăn cho việc thụ thai, thậm chí có thể vô sinh. Những phụ nữ thường xuyên bơm rửa â.m đ.ạo hay bị ngứa â.m đ.ạo, viêm â.m đ.ạo và tăng tỷ lệ bị lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường t.ình d.ục.

phu nu de mac benh phu khoa va co nguy co vo sinh thuong co chung 4 thoi quen khi ve sinh vung kin kiem tra ngay xem ban co khon d12 5808520

2. Lau từ sau ra trước sau khi đi vệ sinh

Sau khi đi vệ sinh, việc lau chùi “vùng kín” cho thật khô ráo là điều đúng đắn, tuy nhiên việc dùng giấy lau từ sau ra trước có thể khiến bạn mắc bệnh phụ khoa. Theo Tiến sĩ Justin Sloane, một bác sĩ nội trú tại Bệnh viện Abington, Pennsylvania, cảnh báo phụ nữ không được lau từ sau ra trước vì như thế sẽ khiến vi khuẩn từ h.ậu m.ôn vào niệu đạo (lỗ để đi tiểu), dẫn đến n.hiễm t.rùng đường tiết niệu. Điều này đặc biệt quan trọng với phụ nữ vì khoảng cách giữa h.ậu m.ôn và niệu đạo rất ngắn nên vi khuẩn có thể dễ dàng đi vào bàng quang, gây n.hiễm t.rùng tiểu.

phu nu de mac benh phu khoa va co nguy co vo sinh thuong co chung 4 thoi quen khi ve sinh vung kin kiem tra ngay xem ban co khon d97 5808520

Nếu bạn đã từng bị UTI (n.hiễm t.rùng đường tiết niệu) thì lại càng phải lưu ý hành động này. Và tốt nhất hãy thực hiện lau chùi đúng cách ngay từ bây giờ.

3. Chà xát/rửa “vùng kín” quá mạnh

Tiến sỹ Michael Ingber, Giám đốc Trung tâm Y tế chuyên ngành Phụ nữ, New Jersey nhấn mạnh rằng không nên chà rửa, vệ sinh “vùng kín” quá mạnh bởi như vậy thì bộ phận nhạy cảm của phụ nữ có thể bị trầy xước, dẫn đến vi khuẩn phát triển và có thể gây viêm hoặc kích thích tại niệu đạo. Thay vì những hành động mạnh mẽ, bạn chỉ cần chấm nhẹ nhàng mỗi lần muốn lau rửa vùng kín.

4. Vệ sinh sạch sẽ nhưng không thay quần lót thường xuyên

Nhiều phụ nữ cho rằng quần lót là thứ có thể dùng lâu dài, họ chỉ thay mới khi chúng ố màu, bạc màu hoặc bị rách, nhưng sự thật là bạn nên thay chúng một cách thường xuyên bởi chúng chứa nhiều vi khuẩn hơn bạn nghĩ. Theo một nghiên cứu tại Mỹ, 83% đồ lót đã giặt sạch có thể chứa tới 10.000 vi khuẩn sống.

phu nu de mac benh phu khoa va co nguy co vo sinh thuong co chung 4 thoi quen khi ve sinh vung kin kiem tra ngay xem ban co khon 019 5808520

Quần lót cũ có thể khiến phụ nữ tái nhiễm nấm, gây ngứa ngáy, ảnh hưởng đến sinh hoạt, nếu không chữa trị dứt điểm có thể gây viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung… thậm chí dẫn tới vô sinh. Do đó, nếu bạn là người vệ sinh “vùng kín” sạch sẽ nhưng lại lười thay quần lót thì nguy cơ vẫn còn. Theo các chuyên gia, nếu bạn thường mắc viêm nhiễm vùng kín, hãy thay quần lót mới 6 tháng/lần, kể cả khi chúng còn mới và sạch sẽ.

Vậy vùng kín nên vệ sinh như thế nào là đúng cách?

Theo bác sĩ Dung, cách duy nhất để làm sạch â.m đ.ạo là vệ sinh từ 2-3 lần/ngày bằng nước sạch. Không nên lạm dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ để thụt rửa sâu vào bên trong â.m đ.ạo sẽ làm mất cân bằng sinh thái môi trường â.m đ.ạo.

Chị em nên giữ vùng kín khô ráo, tránh mặc quần áo chật, ẩm ướt, không nên dùng xà phòng hay các chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh vùng kín. Đặc biệt không được dùng nước bẩn có nhiều vi sinh vật như: nước ao hồ, kênh rạch để tắm rửa vệ sinh.

Cuối cùng, bác sĩ Dung khuyến cáo chị em khi đã mắc bệnh phải đi khám phụ khoa ngay để xác định nguyên nhân gây bệnh và có biện pháp điều trị kịp thời.

N.ữ s.inh 21 t.uổi bị mắc kẹt tampon trong người, bác sĩ dở khóc dở cười nhắc nhở 3 lưu ý để tránh gặp tình trạng tương tự

Trong những năm gần đây, tampon được chị em quan tâm nhiều hơn, không giống như băng vệ sinh, nó không cần dán vào quần, chỉ cần đưa vào vùng kín và sẽ không ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường trong cuộc sống.

Tuy nhiều lợi ích là vậy nhưng nếu không lưu ý một số điểm khi sử dụng bạn có thể gặp phải tình trạng dở khóc dở cười như cô gái này. Cách đây không lâu, câu chuyện của Xiao Zhang, một n.ữ s.inh viên đại học 21 t.uổi (Trung Quốc) đã khiến dân tình dở khóc dở cười vì sử dụng băng vệ sinh sai cách.

Trước đó cô từng thấy trên TV có rất nhiều phụ nữ Âu Mỹ chọn sử dụng tampon trong thời kỳ k.inh n.guyệt, do đó, cô cũng “chạy theo trào lưu” nên đến ngày hành kinh cũng sử dụng tampon.

nu sinh 21 tuoi bi mac ket tampon trong nguoi bac si do khoc do cuoi nhac nho 3 luu y de tranh gap tinh trang tuong tu 984 5795081

Bước sang ngày hôm sau, Xiao Zhang vô tình phát hiện tampon không thể lấy ra, dường như nó bị mắc kẹt, không còn cách nào, cô chỉ có thể đến bệnh viện nhờ bác sĩ giúp đỡ, sau đó mới có thể lấy được tampon ra ngoài suôn sẻ. Ở trong tình cảnh này, Xiao Zhang cảm thấy rất bối rối, vì cô thấy nhiều phụ nữ nước ngoài đang sử dụng nó dễ dàng, tại sao nó lại khó khăn đến vậy với cô?

Trước vấn đề này, bác sĩ cũng cảm thấy hết sức sững sờ, lập tức giải thích: Tampon không thể dùng trước khi kỳ k.inh n.guyệt đến như băng vệ sinh thông thường bởi vì nó tương đối khô ráo, chạm vào nước là không dùng được. Hơn nữa, phụ nữ khi chưa hành kinh, vùng kín thường bị khô, nếu dùng tampon một cách vội vàng lúc này thường dễ bị tắc (kẹt) hơn, vì vậy Xiao Zhang mới gặp tình trạng như trên.

3 lưu ý khi sử dụng tampon được bác sĩ chia sẻ

1. Không sử dụng trước kỳ kinh

Đối với các bạn nữ, băng vệ sinh thường được sử dụng nhiều hơn nên thường, mọi người có thói quen dùng nó trước khi kỳ k.inh n.guyệt đến để giảm đi sự lúng túng. Nhưng tampon không phải được sử dụng theo cách này, nếu không, hiện tượng tampon mắc kẹt lại giống như Xiao Zhang sẽ xảy ra.

nu sinh 21 tuoi bi mac ket tampon trong nguoi bac si do khoc do cuoi nhac nho 3 luu y de tranh gap tinh trang tuong tu c05 5795081

2. Chọn loại tampon phù hợp

Các bạn nữ phải rửa tay sạch sẽ trước khi sử dụng tampon, như vậy sẽ vệ sinh và sạch sẽ hơn. Thường thì tampon được chia thành loại ống thông tiểu và loại nhét bằng cỡ ngón tay, đối với những người mới bắt đầu sử dụng nó lần đầu tiên, hãy cố gắng chọn loại nhỏ hơn (loại ống thông) vì nó có thể đơn giản hơn. Sẽ mất một thời gian nhất định để bạn “thích nghi” làm quen với nó rồi mới nên chuyển dần sang kiểu cỡ bằng ngón tay.

3. Cố gắng không sử dụng nó khi đi ngủ

Nhìn chung, thời gian cần thay tampon có thể lâu hơn so với băng vệ sinh thông thường nhưng không được quá 6 tiếng, nếu vượt quá thời gian này có thể dẫn đến sự phát triển của vi khuẩn gây n.hiễm t.rùng. Hơn nữa, khi chúng ta ngủ, rất ít người có thể dậy để thay tampon, điều này thường không có lợi cho vệ sinh và sức khỏe. Do đó, hãy cố gắng không sử dụng nó khi đi ngủ.

Nguồn và ảnh: Sohu, Women’s Health

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *