Bí ngô là một loại thực phẩm khá phổ biến và có thể chế biến thành nhiều món khác nhau. Đặc biệt, đây là thực phẩm cung cấp nhiều dưỡng chất cho thai nhi, nhất là khi được mẹ bầu ăn đúng cách.
Bí ngô giúp ngăn chặn tình trạng thiếu m.áu và các biến chứng khác trong thai kỳ
Bí đỏ có chứa một hàm lượng sắt và kẽm rất phong phú, nên có thể giúp phòng ngừa chứng thiếu m.áu thường gặp khi mang thai. Ngoài ra, với hàm lượng cao chất chống oxy hóa, mẹ bầu ăn bí đỏ sẽ có tác dụng tránh n.hiễm t.rùng trong thai kỳ bằng cách tăng cường hệ miễn dịch.
Bí ngô rất tốt và giàu dinh dưỡng cho mẹ bầu và thai nhi (Ảnh minh họa)
Acid ascorbin có trong loại quả nhiều chất dinh dưỡng này cũng hỗ trợ cho chị em tránh được bệnh cảm cúm và vitamin nhóm B làm giảm mệt mỏi, cáu gắt lẫn mất ngủ vốn rất phổ biến trong thời gian thai nghén.
Do chứa lượng kali, magie phong phú, nên bí đỏ còn hỗ trợ tích cực cho bà bầu duy trì huyết áp ổn định, hạn chế tình trạng cao huyết áp thai kỳ vốn rất nguy hiểm.
Bí ngô hạn chế tình trạng phù nề
Khi thai lớn, bắt đầu từ tháng thứ 5 trở lên rất nhiều mẹ bầu phải đối mặt với chứng phù nề khá khó chịu và bí đỏ sẽ là cứu tinh giúp bạn hạn chế tình trạng này.
Ảnh minh họa
Bên cạnh việc ăn loại quả này thường xuyên, khi thấy những triệu chứng ban đầu của chứng phù nề, bạn nên bóc lấy nhân hạt bí (Lưu ý nhớ giữ lại màng xanh ngoài hạt), nghiền nát hòa cùng nước sôi và đường trắng, pha uống vào sáng sớm và chiều tối lúc đói bụng trong khoảng 3 ngày liên tục.
Mẹ bầu ăn bí ngô giúp ngăn ngừa táo bón, trĩ cho mẹ bầu
Nhờ hàm lượng chất xơ dồi dào, chất xenlulo và đường tự nhiên nên bí đỏ có tác dụng tăng cường hoạt động tiêu hóa, ngăn chặn tình trạng táo bón và bệnh trĩ – 2 chứng bệnh mà phụ nữ mang thai thường xuyên phải đối mặt.
Giúp phát triển trí não bé yêu
Ảnh minh họa
Không chỉ có nhiều lợi ích cho bà bầu, bí đỏ còn rất tốt đối với thai nhi. Chất axit glutamine có trong loại quả này không chỉ phòng ngừa, điều trị chứng cáo huyết áp ở mẹ bầu mà còn có tác dụng phát triển tế bào não của thai nhi. Ngoài ra, hạt bí đỏ rất dồi dào folate, kẽm và các chất béo lành mạnh như omega 3 ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh, đồng thời tốt cho thị lực và não bộ của trẻ ngay từ trong bụng mẹ.
Dưỡng da trắng hồng và kiểm soát cân nặng
Trung bình 1 kg bí đỏ chỉ chứa khoảng 40 calo nên đây là loại quả rất cần thiết để các mẹ bổ sung dưỡng chất cho cơ thể và thai nhi mà không sợ tăng cân trong thời kỳ bầu bí.
Ảnh minh họa
Trong thời gian mang thai, do sự thay đổi nội tiết tố cơ thể nên da mẹ bầu thường sẫm màu, khô sần, nổi nhiều mụn, thậm chí xuất hiện các vết nám. Bạn nên tận dụng các loại hoa trái tự nhiên như quả bí đỏ để chăm sóc và dưỡng da an toàn, hiệu quả.
Ngoài việc tiêu thụ thường xuyên canh, súp từ bí đỏ để bổ sung chất chống oxy hóa, bảo vệ da khỏi tác hại từ ánh nắng mặt trời, mẹ bầu có thể chế biến các loại mặt nạ dưỡng chất từ bí đỏ giúp hạn chế tình trạng da khô, sần sùi hoặc tẩy tế bào c.hết và làm mịn da.
8 loại thực phẩm chay giàu chất sắt dành cho bạn
Nhiều người cho rằng thiếu sắt là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến nhất, đặc biệt là ở những người ăn chay. Có đúng không?
Các loại hạt – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Dưới đây là những loại thực phẩm chay phổ biến nhất có thể giúp bạn có đủ hàm lượng sắt hằng ngày, theo Times of India.
1. Đậu nành
Một chén đậu nành chứa 8,8 mg sắt, chiếm 49% tổng lượng tiêu thụ khuyến nghị hằng ngày (RDI). Đậu nành cũng rất giàu protein, magiê, canxi và phốt pho.
2. Đậu lăng
Đậu lăng cũng rất giàu chất sắt và mỗi chén đậu lăng chứa 6,6 mg sắt. Theo các chuyên gia, tiêu thụ đậu lăng hằng ngày có thể chiếm 37% lượng sắt RDI cho một người trưởng thành, đồng thời cung cấp cho bạn một lượng protein và carb đầy đủ.
3. Rau lá xanh
Các loại rau lá xanh như rau bina (cải bó xôi), cải xoăn và rau diếp cung cấp 2,5-6 mg sắt, chiếm khoảng 14-36% RDI. Những loại rau xanh này cũng giàu kali và natri cần thiết cho cơ thể đang phát triển, theo Times of India.
4. Khoai tây
Theo các chuyên gia, một củ khoai tây chưa gọt vỏ cung cấp 3,2 mg hàm lượng sắt và nấu với vỏ không chỉ giúp tăng hương vị mà còn làm tăng giá trị dinh dưỡng của khoai tây. Cùng với vỏ, khoai tây là một nguồn giàu chất xơ, vitamin C, B6 và kali.
5. Nấm
Một chén nấm chứa 2,7 mg sắt và bạn nên ăn hàu và nấm portobello, vì chúng rất giàu hàm lượng sắt so với các loại nấm khác.
6. Ô liu
Ngoài hàm lượng chất xơ, vitamin A và E dồi dào, ô liu còn chứa hàm lượng sắt. Theo các chuyên gia, 100 g ô liu chứa 3,3 mg hàm lượng sắt và được coi là tốt cho sức khỏe tim mạch.
7. Dâu tằm
Một cốc dâu tằm chứa 2,6 mg sắt và cũng rất giàu vitamin C, cần thiết cho cơ thể con người.
8. Các loại hạt
Các loại hạt như bí ngô, vừng và cây gai dầu rất giàu hàm lượng sắt, đồng thời cũng chứa nhiều protein thực vật, chất xơ, canxi và magiê. Chúng cũng là những chất chống ô xy hóa rất giàu a xít béo omega-3 và omega-6, theo Times of India.