Phát hiện virus nCoV trên sàn phòng bệnh nhân Covid-19

Các nhà khoa học phát hiện virus nCoV bên cạnh giường, sàn nhà và bên ngoài phòng bệnh nhân Covid-19.

Nhóm nghiên cứu của Trường Y San Diego (Mỹ) đã thu thập gần 1.000 mẫu tại hàng trăm điểm trong và ngoài phòng của 16 người mắc Covid-19. Các bệnh nhân ở viện tối đa 3 tuần.

Các mẫu được lấy từ sàn nhà cạnh giường bệnh nhân và ngay bên ngoài phòng bệnh với tỷ lệ nhiễm virus nCoV tương ứng là 39 và 29%.

Đối với các bề mặt khác như bàn phím và tay nắm cửa, tỷ lệ trên là 16%.

phat hien virus ncov tren san phong benh nhan covid 19 ca3 5827383

Các vị trí có nguy cơ cao nhiễm virus nCoV

Các mẫu bề mặt có lượng nCoV thấp hơn nhiều so với những mẫu lấy từ bệnh nhân. Điều này cho thấy virus nCoV hiện diện trên bề mặt phòng ít có khả năng lây nhiễm so với nguy cơ bệnh nhân hắt hơi.

Thay vào đó, virus thường lây lan trong không khí khi người bệnh hắt hơi hoặc ho.

Không ai trong số 10 nhân viên y tế được lấy mẫu trong nghiên cứu có kết quả xét nghiệm dương tính nCoV, mặc dù họ thường xuyên chạm vào các bề mặt đó. Điều đó cho thấy khả năng lây truyền virus trên bề mặt rất hiếm và đồ bảo hộ cá nhân có tác dụng.

Tiến sĩ Daniel Sweeney, bác sĩ chuyên khoa bệnh truyền nhiễm, cho hay: “Bây giờ, chúng ta biết rằng quần áo bảo hộ, khẩu trang, găng tay, tấm che mặt thực sự hiệu quả. Đại dịch này là một thảm họa toàn cầu nhưng có thể còn tồi tệ hơn nếu nhân viên y tế bị nhiễm bệnh”.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng xem xét sự tương tác của vi khuẩn với virus nCoV.

Vi sinh vật sống bên trong cũng như bên ngoài cơ thể con người. Chúng có thể có tác động rất lớn đến khả năng chống lại bệnh tật của chúng ta.

Giới chuyên môn đã xem xét gene của tất cả các vi khuẩn được tìm thấy trong các mẫu có chứa virus nCoV.

Tiến sĩ Sarah Allard cho biết: “Mặc dù có cảm giác như chúng ta đã sống chung với loại virus này trong một thời gian dài, nhưng nghiên cứu về sự tương tác giữa nCoV và các vi khuẩn khác vẫn còn mới và chúng tôi có rất nhiều câu hỏi”.

Càng biết nhiều về cách thức một loại virus tương tác với môi trường, chúng ta càng có khả năng hiểu rõ hơn về cách virus lây truyền. Từ đó, có thể ngăn chặn và điều trị bệnh Covid-19″, Tiến sĩ Allard nói.

Nhóm nghiên cứu thường tìm thấy virus nCoV cùng với vi khuẩn Rothia. Đây là loại vi khuẩn hay có trong miệng người, có thể xâm nhập vào hệ tiêu hóa, liên quan đến bệnh tim mạch.

Việc vi khuẩn trở nên thân thiện với virus nCoV cần được nghiên cứu nhiều hơn. Thông qua xem xét các mối quan hệ giữa virus nCoV và các loại vi khuẩn sẽ tạo điều kiện tìm ra phương pháp điều trị Covid-19 hiệu quả hơn.

Bác sĩ BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương trả lời vì sao Việt Nam không áp dụng biện pháp điều trị F0 tại nhà

BS Nguyễn Trung Cấp, Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cho biết số lượng ca mắc chưa vượt quá khả năng điều trị nên vẫn đưa tất cả bệnh nhân vào viện điều trị.

bac si bv benh nhiet doi trung uong tra loi vi sao viet nam khong ap dung bien phap dieu tri f0 tai nha 50f 5812596

Trao đổi về vấn đề “Hiện tại, 1 số nước áp dụng phương pháp chữa bệnh cho bệnh nhân COVID-19 tại nhà, nước ta có áp dụng không?”, BS Nguyễn Trung Cấp, Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết:

Ở những nước có số lượng bệnh nhân quá lớn, dịch lưu hành rộng rãi trong cộng đồng, người ta sẽ áp dụng việc điều trị bệnh nhân nhẹ tại nhà, khi nào nặng mới tới bệnh viện. Tuy nhiên, ở Việt Nam, dịch ngoài cộng đồng vẫn đang kiểm soát được, số bệnh nhân chưa vượt quá khả năng điều trị nên chúng ta vẫn ưu tiên chiến lược sẽ điều trị tất cả bệnh nhân tại bệnh viện.

Với những bệnh nhân COVID-19, trong tuần đầu tiên đa số bệnh nhân diễn biến nhẹ, trong tuần thứ 2 một số bệnh nhân diễn biến nặng. Nếu phát hiện sớm dấu hiệu diễn biến nặng và xử lý sớm thì tỉ lệ bệnh nhân rất nặng và nguy kịch giảm đi, số bệnh nhân t.ử v.ong giảm đi.

Nếu chúng ta áp dụng chiến lược giống nước ngoài là trường hợp nhẹ, diễn biến nhẹ điều trị tại nhà thì chúng ta vấp phải 2 vấn đề:

1. Nguy cơ lây nhiễm cho người thân trong gia đình sẽ rất cao.

Đặc biệt là mô hình gia đình của Việt Nam là nhiều thế hệ, có người già, trẻ nhỏ, ở cùng người có bệnh nền. Nếu không may lây sang người có yếu tố t.uổi cao, bệnh nền thì sẽ rất nguy hiểm.

2. Khi điều trị tại nhà, rất khó phát hiện ra những thay đổi bệnh lý từ sớm để chúng ta kiểm soát sớm. Chỉ khi nào rất nặng mới vào viện thì hiệu quả điều trị sẽ thấp hơn.

BS Nguyễn Trung Cấp trả lời về tình hình dịch Covid-19

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *