Sau ca trực, những y, bác sĩ Bệnh viện (BV) Đa khoa TP Cần Thơ tranh thủ đến BV Huyết học – Truyền m.áu Cần Thơ để sẻ chia những giọt m.áu hồng, bổ sung vào ngân hàng m.áu vùng ĐBSCL, vốn đang dần khan hiếm.
Vì họ nghĩ, những giọt m.áu cho đi, chất chứa cả những tình cảm và tinh thần của người cho truyền đến người nhận.
Khoảng 3 tháng một lần, BS Ngô Duy Thái lại hiến m.áu tình nguyện. Trong ảnh: BS Thái đang thực hiện thủ thuật đặt nội khí quản cho người bệnh. Ảnh: NVCC
Cuối tháng 5-2021, BV Huyết học – Truyền m.áu Cần Thơ báo động tình trạng khan hiếm m.áu cung cấp cho các BV trong vùng. BV Đa khoa TP Cần Thơ đã phát động đội ngũ cán bộ y tế của BV hiến m.áu. BS Ngô Duy Thái, Phó Trưởng khoa Phẫu thuật – Gây mê – Hồi sức có ít nhất trên 15 lần tham gia hoạt động nghĩa tình này. Từ thời sinh viên, Ngô Duy Thái thường xuyên cùng bạn bè hiến m.áu tình nguyện. Trong 7 năm khoác áo blouse trắng khám chữa bệnh tại BV Đa khoa TP Cần Thơ, khoảng 3 tháng một lần, BS Thái lại đi hiến m.áu.
BS Thái chia sẻ, quá trình làm việc tại khoa, anh chứng kiến nhiều ca phẫu thuật cần truyền nhiều m.áu để cứu người bệnh qua cơn nguy kịch. Hậu quả của việc thiếu m.áu trong lúc phẫu thuật rất kinh khủng. BS nhớ trường hợp một bệnh nhân nam trẻ t.uổi, ở TP Cần Thơ, bị đứt l.ìa c.hân và nhiều tổn thương nặng ổ bụng sau tai nạn giao thông. Các bác sĩ vừa mổ nối chân bệnh nhân, vừa hồi sức tích cực, truyền liên tục hơn 30 đơn vị m.áu. M.áu dự trữ tại BV không đủ, cán bộ y tế đi nhận m.áu khẩn cấp ở BV Huyết học – Truyền m.áu Cần Thơ về truyền cho bệnh nhân. Cả ê-kíp đều căng thẳng, chạy đua với thời gian và ca mổ thành công, giữ được chân cho người thanh niên trẻ khỏi bị tật nguyền…
BS Thái và tập thể Khoa Phẫu thuật – Gây mê – Hồi sức nhiều lần được BV và Công đoàn ngành Y tế thành phố khen thưởng về hoạt động hiến m.áu tình nguyện. Không chỉ tích cực tham gia hiến m.áu, BS Thái còn vận động người thân và bạn bè, đồng nghiệp san sẻ những giọt m.áu hồng. Khoa Phẫu thuật – Gây mê – Hồi sức đã hỗ trợ một phần nhỏ gọi là chế độ ăn sáng cho các y bác sĩ, điều dưỡng tham gia hiến m.áu; đồng thời, tạo điều kiện để anh chị em được nghỉ ngơi, đổi lịch trực sau khi hiến m.áu. BS Thái chia sẻ: “Sau mỗi lần hiến m.áu, không cảm thấy mệt gì lắm, sức khỏe hồi phục nhanh. Chỉ có niềm vui, hạnh phúc được san sẻ yêu thương bằng chính những giọt m.áu đang chảy trong tim mình cho người bệnh cần m.áu là kéo dài dai dẳng”.
Anh Huỳnh Quang Minh, kỹ sư phụ trách kỹ thuật Khoa Xét nghiệm, BV Đa khoa TP Cần Thơ cho biết, vài hôm nữa sẽ tham gia hiến m.áu lần tiếp theo. Trong Tết và sau Tết Nguyên đán năm nay, anh Minh đã chia sẻ những giọt m.áu của mình để điều trị cho người không may mắc bệnh trong dịp Tết. Khi xảy ra tình trạng khan hiếm đột xuất nguồn m.áu, BV Huyết học – Truyền m.áu Cần Thơ vận động cộng đồng, trong đó có lực lượng nhân viên y tế hiến m.áu. Anh Minh kể, chiều 30 Tết, nhận cuộc gọi từ BV Huyết học – Truyền m.áu Cần Thơ, anh tức tốc đến viện hiến m.áu, trải qua gần 5 giờ trích lọc tiểu cầu. Khi về nhà, hai con trai nhỏ hỏi cha đi đâu về, anh kể cho các con việc anh vừa hiến m.áu và dạy con về nghĩa cử giúp người. Hai cậu nhóc nói với cha, lớn lên con cũng sẽ cứu người giống cha.
Cơ duyên đưa anh Minh đến với hành trình hiến m.áu tình nguyện là tình cờ anh xem một phóng sự về tình trạng khan hiếm m.áu điều trị cho các bệnh nhi ung thư ở TP Hồ Chí Minh. Từ đó, anh muốn cho đi những giọt m.áu của mình để giúp người bệnh khốn khó. Anh Minh cho biết, cứ hơn 3 tháng, anh và những người bạn lại muốn đi hiến m.áu. Và mỗi ngày, những người có chung tấm lòng thiện nguyện ấy lại ý thức giữ gìn sức khỏe, ăn uống điều độ, thường xuyên tập luyện thể dục, hạn chế uống rượu bia, t.huốc l.á và giữ tinh thần lạc quan, tích cực để sẵn sàng cho các cuộc gọi yêu cầu hiến m.áu khẩn cấp từ các bệnh viện.
Năm 2020, tỷ lệ hiến m.áu tình nguyện đạt 99%, cứu sống hàng nghìn người bệnh
Việc đảm bảo duy trì được nguồn người hiến m.áu an toàn, thường xuyên và ổn định, đáp ứng được nhu cầu m.áu cho điều trị, giảm thiểu tối đa những rủi ro cho người bệnh.
Năm 2020, mặc dù hoạt động truyền m.áu cũng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch COVID-19, cả nước đã vận động và tiếp nhận được hơn 1,4 triệu đơn vị m.áu (tương đương gần 1,7 triệu đơn vị m.áu 250 ml); tỷ lệ hiến m.áu tình nguyện đạt 99%; tỷ lệ dân số hiến m.áu đạt gần 1,5%, góp phần cứu sống hàng nghìn người bệnh cần truyền m.áu.
TS. Bạch Quốc Khánh cùng nhiều nhân viên y tế của Viện thường xuyên tham gia hiến m.áu, hiến tiểu cầu (ảnh: Mai Thương).
Chia sẻ về ý nghĩa của việc hiến m.áu thường xuyên, TS.BS Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học -Truyền m.áu Trung ương khẳng định: “Máu an toàn chỉ có thể được hiến tặng từ những người khỏe mạnh, hiến m.áu thường xuyên. Việc đảm bảo tuyển chọn, duy trì được nguồn người hiến m.áu an toàn, thường xuyên và ổn định, đáp ứng được nhu cầu m.áu cho điều trị là một trong những yêu cầu cơ bản đối với các cơ sở truyền m.áu, là giải pháp quyết định để giảm thiểu tối đa những rủi ro cho người bệnh do lây nhiễm các mầm bệnh”.
Theo TS. Khánh, hiến m.áu thường xuyên là mỗi người đủ điều kiện sức khỏe tham gia hiến m.áu đều đặn, trung bình mỗi năm 2 lần, sẵn sàng hỗ trợ hiến m.áu vào những thời điểm khan hiếm m.áu, theo nhu cầu của các cơ sở truyền m.áu, không chỉ trong những dịp kỷ niệm đặc biệt. Như vậy, hoạt động hiến m.áu tình nguyện mới phát triển bền vững, không xảy ra tình trạng thiếu m.áu theo mùa vụ, thiếu m.áu theo nhóm m.áu.
“Hiến m.áu tình nguyện đã là một điều cao quý, hiến m.áu tình nguyện mà lại hiến thường xuyên thì vô cùng tuyệt vời. Những người hiến m.áu thường xuyên luôn có ý thức giữ sức khỏe, đồng thời tự sàng lọc các yếu tố nguy cơ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của chính bản thân người hiến m.áu và cả người bệnh được nhận m.áu. M.áu hiến từ những người hiến tặng thường xuyên là chất lượng nhất và an toàn nhất”- TS Khánh cho biết.
Một lý do nữa khẳng định tầm quan trọng của việc hiến m.áu thường xuyên đó là m.áu chỉ có thời hạn bảo quản và sử dụng nhất định. Khan hiếm m.áu đã khó khăn, ảnh hưởng đến hoạt động cấp cứu và điều trị cho người bệnh, nhưng tiếp nhận số lượng m.áu quá nhiều tại một thời điểm còn khó khăn hơn.
BSCKII. Phạm Tuấn Dương, Phó Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền m.áu Trung ương, Phụ trách Trung tâm M.áu quốc gia cho biết: “Sự mất cân đối giữa lượng m.áu tiếp nhận và nhu cầu sử dụng m.áu tùy từng nhóm m.áu vào một số thời điểm có thể ảnh hưởng đến chất lượng lưu trữ và sử dụng của m.áu. Trong khi các chế phẩm m.áu chỉ có thời hạn bảo quản, lưu trữ nhất định: tối đa là 42 ngày với khối hồng cầu được bảo quản ở nhiệt độ 4 -8 độ C hay khối tiểu cầu chỉ bảo quản được tối đa 5 ngày ở nhiệt độ phòng 20- 24 độ C, kèm lắc liên tục”./.
Trước đó, ngày 07/4/2000, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 43/2000/QĐ-TTg về Vận động và khuyến khích nhân dân hiến m.áu tình nguyện và lấy ngày 07/4 hàng năm là Ngày Toàn dân hiến m.áu tình nguyện.
Đây được coi là bước ngoặt quan trọng cho phong trào hiến m.áu tình nguyện, tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động đối với các cấp chính quyền, đoàn thể từ trung ương tới địa phương và các tầng lớp nhân dân trong cả nước.
Kể từ đó đến nay, ngày 7/4 hàng năm đã trở thành dịp để tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân về mục đích, ý nghĩa cao đẹp của hiến m.áu cứu người; đồng thời khuyến khích, động viên đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia hiến m.áu thường xuyên, nhờ đó đã tạo được phong trào hiến m.áu lan tỏa và rộng khắp ở các cấp, các ngành và toàn xã hội.