Mới đây, tại Euro 2020, người hâm mộ trên thế giới đã chứng kiến một t.iền vệ của đội tuyển Đan Mạch bất ngờ đổ gục trên sân bóng dù không bị va chạm hay chấn thương
Tiến sĩ – bác sĩ (TS-BS) Trần Song Giang, Phó trưởng Đơn vị Tim mạch can thiệp Viện Tim mạch – Bệnh viện Bạch Mai, cho biết khoảng 80% các trường hợp đột tử khi chơi thể thao là bệnh nhân có bệnh lý tim mạch từ trước.
Gắng sức dễ bị ngừng tim
BS Đặng Việt Đức, Khoa Hồi sức tim mạch Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, cho biết trường hợp t.iền vệ Eriksen của đội Đan Mạch đến nay vẫn chưa rõ nguyên nhân tại sao anh bị ngã gục và ngừng tim. Tuy nhiên, khả năng đột quỵ não có thể loại trừ do ý thức, chức năng vận động và cảm giác hồi phục gần hoàn toàn ngay sau cấp cứu tại sân vận động.
Theo BS Đức, nhiều nguyên nhân rối loạn tim mạch bẩm sinh có thể gây ngừng tim đột ngột ở người trẻ nhưng thường gặp nhất là các nguyên nhân do bệnh lý cơ tim, đặc biệt bệnh cơ tim phì đại, làm cho cơ tim khó khăn khi co bóp để bơm m.áu đi, dễ gây nên các rối loạn nhịp tim và ngừng tim.
“Đột tử do tim là hay gặp nhất trong các lý do gây đột tử. Nguyên nhân hàng đầu thường là do bệnh lý mạch vành gây nhồi m.áu cơ tim cấp” – BS Đức thông tin.
Mới đây tại Hà Nội, một nam BS trẻ khi đang đá bóng ngoài trời nắng, bất ngờ ngã ra sân ngất xỉu rồi nhanh chóng rơi vào hôn mê. Bệnh nhân được chẩn đoán phình mạch m.áu não và dù được cấp cứu ngay lập tức nhưng đã không qua khỏi. Trước đó, cũng đã xảy ra một trường hợp n.am s.inh lớp 12 ở tỉnh Thanh Hóa t.ử v.ong khi đang tập gym.
TS-BS Trần Song Giang cho rằng các trường hợp đột tử khi chơi thể thao là có bệnh lý tim mạch từ trước. Cũng có trường hợp đã biết nhưng chủ quan cho rằng bệnh chỉ nhẹ thôi hoặc cũng có thể bệnh lý tim mạch chưa được phát hiện. Có những người hoàn toàn khỏe mạnh và khi làm các xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm m.áu, chụp phim tim phổi, siêu âm tim cũng không phát hiện bất thường về tim.
“Kích thước tim có thể vẫn bình thường, chức năng co bóp tốt nhưng trên điện tâm đồ có thể có dấu hiệu gợi ý về các bệnh lý dễ gây ngừng tim như: Hội chứng Brugada, Hội chứng QT dài, Hội chứng WPW… Do biểu hiện của bệnh khá kín đáo nên có thể BS không chuyên về tim mạch sẽ không để ý, không phát hiện bệnh. Những người có bệnh lý tim mạch như vậy sẽ có nguy cơ cao khi gắng sức trong quá trình tập luyện nặng dễ dẫn đến ngừng tim đột tử” – BS Giang giải thích.
Trung tâm Cấp cứu – Bệnh viện Bạch Mai đã cấp cứu kịp thời một nam thanh niên đột ngột bị ngừng tim, ngừng tuần hoàn (Ảnh: MAI THANH)
Vừa tập vừa “nghe” cơ thể
Theo BS Trần Song Giang, với bệnh tim mạch, vận động bao giờ cũng được khuyến khích nhưng nên lựa chọn các môn thể dục, thể thao phù hợp. Trường hợp có bệnh về tim mạch, kể cả suy tim nhưng chưa phải là suy tim nặng, cũng được khuyến khích tập thể dục.
“Tuy nhiên, phải xem xét tập luyện, vận động hợp lý. Người ở t.uổi trung niên trở lên nếu muốn tập thể dục, chơi các môn thể thao thì nên đi khám sức khỏe tổng quát, tầm soát các yếu tố nguy cơ để chọn lựa bài tập, cường độ phù hợp. Người trẻ cũng như người cao t.uổi đều có thể tập luyện các môn tập nhẹ nhàng như đi bộ, đá cầu, đ.ánh cầu lông. Nhưng với những môn tập luyện đòi hỏi mất sức nhiều hơn như: chạy, quần vợt, đá bóng thì nên đi kiểm tra để biết rõ tình trạng sức khỏe, nguy cơ bệnh tật” – BS Giang khuyên.
Các BS cũng lưu ý với mỗi người, khả năng sức khỏe, thể lực khác nhau, do đó vừa tập vừa phải “nghe” cơ thể. Việc tập luyện phù hợp sẽ giúp bản thân thấy thoải mái, học tập, lao động bình thường. Nếu tập xong cảm giác mệt mỏi hoặc trong khi tập thấy khó thở, tức ngực, chóng mặt thì có thể đã tập hơi quá sức và cần được điều chỉnh.
Khi tập luyện với cường độ cao hoặc chơi các môn thể thao đòi hỏi nhiều năng lượng, cần bù lại năng lượng đã tiêu hao bằng chế độ ăn uống phù hợp. BS Giang khuyến cáo: “Cần chú ý bù nước, muối vì tập ra mồ hôi nhiều sẽ mất nước, điện giải, nếu không được bù đắp kịp thời sẽ ảnh hưởng đến tim, gây rối loạn nhịp tim. Bù đắp đủ năng lượng cho cơ thể bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý. Nếu tập thể thao mà lại ăn kiêng, nhịn ăn sẽ khiến cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng, gây thiếu m.áu, suy các cơ quan trong cơ thể”.
Vận động thể lực tốt cho sức khỏe, nhất là sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, cần duy trì các bài tập phù hợp thể lực, lứa t.uổi. Người trung niên trở lên nếu muốn tập thể dục, chơi các môn thể thao thì nên đi khám sức khỏe tổng quát. Đã có không ít người bất ngờ ngã gục, ngừng tim, thậm chí đột tử khi đang tập gym, trên đường chạy hoặc trên sân bóng… chỉ đến khi nhập viện cấp cứu mới biết mình có bệnh lý về tim mạch.
Rối loạn nhịp tim: Nguyên nhân của 80% trường hợp đột tử
Rối loạn nhịp tim là bệnh lý tim mạch nguy hiểm, gây cảm giác hồi hộp, đau tức ngực, khó thở và là nguyên nhân của 80% trường hợp đột tử hiện nay.
Rối loạn nhịp tim là gì?
Rối loạn nhịp là tình trạng bất thường về mặt điện học của tim, có thể là bất thường về việc tạo nhịp hoặc bất thường về mặt dẫn truyền điện học trong buồng tim và biểu hiện trên lâm sàng là: Nhịp quá nhanh (tần số> 100 lần/ phút) hoặc quá chậm (tần số
Rối loạn nhịp tim có thể không có triệu chứng hoặc chỉ gây ra các triệu chứng như: Cảm giác hồi hộp, đ.ánh trống ngực, cảm giác tim đ.ập nhanh hoặc không đều,… Tuy nhiên, nhiều trường hợp rối loạn nhịp có thể đe doạ tính mạng của người bệnh và khiến người bệnh phải nhập viện trong tình trạng cấp cứu.
Rối loạn nhịp tim là bệnh lý nguy hiểm, dẫn tới nguy cơ t.ử v.ong cao (Ảnh minh họa)
Rối loạn nhịp là bệnh lý hay gặp trong thực hành lâm sàng hàng ngày, người bệnh có thể được phát hiện khi đi khám sức khỏe tổng quát, hoặc một chuyên khoa khác. Có một số lượng không nhỏ người bệnh cao t.uổi được phát hiện bệnh lý rối loạn nhịp tim khi phải nhập viện điều trị các bệnh lý tiểu đường, tăng huyết áp và đặc biệt là phát hiện Rung nhĩ ở người bệnh nhập viện vì tai biến mạch m.áu não.
Triệu chứng của rối loạn nhịp tim
Rối loạn nhịp tim thường xuất hiện những triệu chứng dưới đây:
Tim đ.ập chậm (nhỏ hơn 60 nhịp/phút) hoặc đ.ập nhanh (lớn hơn 100 nhịp/phút).
Tức ngực , khó thở , thở dốc , đ.ánh trống ngực , cảm giác ngực bị đè nén.
Choáng váng , chóng mặt , bất tỉnh xỉu hoặc sắp ngút xỉu , yếu ớt , mệt mỏi , lo lắng .
Đổ mồ hôi, hồi hộp.
Nguyên nhân gây ra chứng rối loạn nhịp tim
Rối loạn nhịp tim có thể được gây ra bởi:
Mô tim bị sẹo sau nhồi m.áu cơ tim hoặc suy tim mãn .
Một số bệnh tim mạch : bệnh cơ tim giãn , bệnh lý van tim , bệnh động mạch vành , nâng cao huyết áp .
Hoạt động của tuyến giáp thay đổi : cường giáp , suy giáp .
Có thể do dùng một số thuốc như các chiếc thuốc dị ứng và thực phẩm bổ sung.
Một số rối loạn nhịp tim thường gặp
Ảnh minh họa
Nhịp nhanh nhĩ: Xuất hiện các điểm phát nhịp khác với nút xoang ở tâm nhĩ, nó phát ra xung động lấn át xung động từ nút xoang làm tim đ.ập rất nhanh, không đều.
Rung nhĩ: Tâm nhĩ co bóp loạn xạ và rất nhanh lên đến hơn 300 nhịp/phút, đồng thời làm cho tâm thất co bóp nhanh, không đều và không hiệu quả. Loạn nhịp này dễ dẫn đến các rối loạn nhịp tim khác. Rung nhĩ gây biểu hiện mệt mỏi nhiều liên tục, suy tim và nguy cơ đột quỵ não cao hơn 5 lần so với người không bị rung nhĩ.
Block tim, block nhĩ thất: Đây là tình trạng rối loạn nhịp tim xảy ra do có một số vấn đề khi nhịp tim truyền từ nút xoang tới tâm thất. Block nhĩ thất thường có 3 cấp độ, tương ứng với mức độ tín hiệu điện tim đi qua tâm nhĩ và tâm thất từ chậm, mất một phần tín hiệu tới mất tín hiệu hoàn toàn.
Rung thất: Với tình trạng rối loạn nhịp tim này, tâm thất rung lên thay vì đ.ập bình thường, khiến trái tim đ.ập không hiệu quả. Rung thất có thể gây ra tổn thương não bộ, thậm chí có thể t.ử v.ong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Nhìn chung, nếu nhận thấy mình thường hay trải qua các cơn rối loạn nhịp tim, nhịp tim lúc nhanh lúc chậm, khó thở, đau tức ngực… khó chịu, bạn nên chủ động đi khám để được chẩn đoán dạng rối loạn nhịp tim chính xác, từ đó có hướng điều trị phù hợp.
Cách phòng tránh rối loạn nhịp tim
Ảnh minh họa
Rối loại nhịp tim do nhiều nguyên nhân gây nên, do đó, để phòng tránh rối loạn nhịp tim tốt nhất, bạn nên xây dựng cho mình những thói quen sinh hoạt tốt trong cuộc sống như:
Lựa chọn một thói quen sống tốt: tập luyện thường xuyên, ăn ít chất mỡ, ăn nhiều rau và các thực phẩm chứa nhiều vitamin, duy trì cân nặng ở mức cho phép.
Không hút t.huốc l.á.
Hạn chế dùng các chất kích thích với tim như: cà phê, rượu.
Tránh các căng thẳng, bảo đảm đủ thời gian nghỉ ngơi.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Xử trí tốt các bệnh lý liên quan: bệnh xơ vữa mạch, mỡ m.áu cao, bệnh mạch vành, bệnh van tim, bệnh tuyến giáp…