Những mẹo chữa cháy nắng nguy hiểm mà bạn không bao giờ nên “đu theo”, từ dùng nước súc miệng đến kem chua

Các chuyên gia đã đưa ra cảnh báo về những mẹo chữa cháy nắng đang được lan truyền trên mạng xã hội.

Mùa hè, dù không muốn nhưng chúng ta không tránh khỏi việc phải ra ngoài trời vào ban ngày, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Nếu tiếp xúc với nắng trong thời gian quá dài, da bạn sẽ ửng đỏ. Đây là một dấu hiệu của cháy nắng. Các chuyên gia đã cảnh báo bạn không nên “đu” theo các trend trên mạng xã hội khi điều trị cháy nắng.

Khi nhiệt độ thời tiết tăng lên, bạn cần bảo vệ cơ thể bằng các biện pháp như kem chống nắng, áo chống nắng và mũ. Nếu bị cháy nắng, điều quan trọng là bạn phải làm dịu làn da của mình.

Cháy nắng có thể rất đau và dẫn tới nhức, phồng rộp, sưng tấy, thậm chí đau đầu, buồn nôn và sốt. Theo Tổ chức Ung thư hắc tố Anh (Melanoma UK), chỉ cần một vết phồng rộp do cháy nắng trên người là bạn đã tăng gấp đôi cơ hội phát triển ung thư hắc tố sau này, với 90% được cho là do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và tia UV.

Một chuyên gia đã chỉ trích các mẹo chữa cháy nắng nguy hiểm được lan truyền trên mạng xã hội và cho biết cần phải cẩn trọng hơn khi nói đến vấn đề chống nắng. Stephanie Taylor, chuyên gia sức khoẻ và an sinh tại StressNoMore , đưa ra nhận định về một số phương pháp kỳ lạ đang viral trên mạng liên quan đến phòng ngừa và khắc phục cháy nắng.

nhung meo chua chay nang nguy hiem ma ban khong bao gio nen du theo tu dung nuoc suc mieng den kem chua 40f 5822696

1. Nước súc miệng

Nước súc miệng thường được dùng để ngăn ngừa bệnh về nướu răng và tạo cho khoang miệng cảm giác thơm mát, nhưng với một số TikToker thì lại không. Một cô gái đã đổ nước súc miệng vào bình xịt rồi xịt thẳng lên vết cháy nắng để làm dịu sự châm chích.

Stephanie bình luận: “Đây là một cách kỳ dị và cực đoan để làm dịu cơn đau cháy nắng, và hoàn toàn là một phương pháp không an toàn. Mặc dù methol và eucalyptol trong hương vị bạc hà có đặc tính làm mát, nhưng nồng độ cồn 26,9% trong hương vị nguyên bản, cộng thêm các thành phần như axit benzoic, đó mới là vấn đề.

Lý do là bởi việc tiếp xúc lâu dài hoặc liên tục với sản phẩm này có thể gây khô hoặc bong tróc da, cũng như bị nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy. Bạn nên quay đầu”.

2. Kem chua

Trong khi đa phần mọi người dùng kem chua để chấm đồ ăn thì một số người lại dùng nó để chữa cháy nắng. Một TikToker đã hướng dẫn mọi người thoa kem chua lên vùng bị cháy nắng, giữ nguyên trong một tiếng đồng hồ để loại bỏ toàn bộ dấu vết của cháy nắng.

Stephanie chia sẻ, axit lactic trong kem chua có thể giúp thúc đẩy các tế bào da mới, nhưng có nhiều phương pháp tốt hơn thay vì sử dụng thực phẩm lấy ra từ tủ lạnh như vậy.

Theo cô, “Đối với cháy nắng, tốt nhất là bạn nên sử dụng các sản phẩm truyền thống có chứa các chất làm mềm và giảm đau, chẳng hạn như nha đam, dầu dừa hay các chất dưỡng ẩm làm từ đậu nành và giữ ẩm cho da. Thậm chí bạn có thể làm mát kem dưỡng hoặc thuốc nhả nắng bằng cách cất chúng trong tủ lạnh”.

nhung meo chua chay nang nguy hiem ma ban khong bao gio nen du theo tu dung nuoc suc mieng den kem chua 011 5822696

3. Giấm trắng

Sự phổ biến của giấm trắng đã gây phẫn nộ trong những năm gần đây khi nhiều người sử dụng nó để tẩy rửa. Trong một diễn biến khác, một số TikToker đã dùng nó để điều trị cháy nắng.

Theo Stephanie, bạn tuyệt đối không nên sử dụng giấm trắng lên da. “Giấm có tính axit rất cao và độ pH khoảng 2 hoặc 3. Khi cho giấm không pha loãng lên da, nó có thể làm tổn thương lớp hàng rào mong manh của da, dẫn đến đau và viêm nặng hơn, còn có khả năng bị bỏng hoá chất nếu tiếp xúc với da trần quá lâu. Bên cạnh đó, nếu mức độ cháy nắng nặng, điều này sẽ thực sự châm chích, có thể gây thêm đau đớn và khó chịu”.

4. Tạo khối bằng kem chống nắng

Hành động này trước đó đã bị chỉ trích vì để da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Trend này được thực hiện bằng cách dùng kem chống nắng giống như mỹ phẩm trang điểm để tạo khối trên mặt.

Stephanie cho biết điều này vô cùng nguy hiểm đối với làn da của bạn. “Cách làm này có thể có tác dụng trong thời gian ngắn đối với việc tắm nắng cho mặt, nhưng lâu dài có thể nguy hiểm và dẫn tới tổn thương da, những dấu hiệu sớm của lão hoá da hoặc thậm chí ung thư da” , bà chia sẻ.

“Trong mùa hè, thoa kem chống nắng SPF 50 hoặc kem dưỡng lên da mặt hàng ngày sẽ bảo vệ làn da của bạn khỏi tổn thương do nắng. Điều này không ngăn bạn tắm nắng nhưng có thể ngăn ngừa những tổn thương da kéo dài và khó phục hồi”.

nhung meo chua chay nang nguy hiem ma ban khong bao gio nen du theo tu dung nuoc suc mieng den kem chua dae 5822696

Chuyên gia cảnh báo: Cháy nắng làm tổn thương làn da của bạn và có thể dẫn tới ung thư da

Mặc dù việc hoạt động dưới nắng rất quan trọng, nhưng bạn cũng cần lưu ý đến mức độ nguy hiểm của nắng đối với làn da chúng ta. Giáo sư Jonathan Roos và Bác sĩ Rachna Murthy, 2 nhà sáng lập của FaceRestoration, cho biết mỗi lần cháy nắng có khả năng làm tăng nguy cơ ung thư da. Điều quan trọng là bạn cần hiểu rằng, không phải cứ những tác động nghiêm trọng mới có thể gây tổn thương.

Theo các chuyên gia, “Nguy cơ hình thành từng bước qua mỗi lần tiếp xúc với tia UV, vì vậy điều quan trọng là phải hiểu biết về ánh nắng mặt trời trong cuộc sống hàng ngày, bất cứ khi nào bạn ra ngoài trời. Việc chống nắng hàng ngày là cần thiết (kể cả khi trời nhiều mây), thói quen lành mạnh này sẽ làm giảm khả năng gây hại, tránh dẫn đến ung thư da”.

nhung meo chua chay nang nguy hiem ma ban khong bao gio nen du theo tu dung nuoc suc mieng den kem chua 60e 5822696

Các chuyên gia cho biết, trong trường hợp bạn không rõ về hàm lượng SPF cần sử dụng, hoặc khi nó đã hết tác dụng và cần dặm thêm, thì khả năng chống nắng vật lý có thể đến từ mũ, kính râm và quần áo chống nắng. Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyên bạn nên ở trong bóng râm vào khung giờ nắng cao điểm, từ 10h đến 15h.

“Tiếp xúc với nắng có thể khiến da bị khô, mất đi độ ẩm cũng như lượng dầu cần thiết, dẫn tới da bong tróc và sớm nhăn nheo. Sau khi bị cháy nắng, da sẽ đỏ; nếu bị nặng có thể hình thành mụn nước. Khi tiếp xúc lâu với ánh nắng, da có thể bị tổn thương vĩnh viễn dưới dạng các mảng dày sừng quang hoá, sờ vào cảm giác như giấy nhám. Đây có thể xem như một dấu hiệu cảnh báo về sự gia tăng nguy cơ ung thư” , các chuyên gia nói thêm.

Phải làm gì khi bị cháy nắng?

– Sử dụng các sản phẩm có chiết xuất nha đam sẽ làm dịu mát làn da một cách tự nhiên.

– Sử dụng các sản phẩm có độ dưỡng ẩm cao và kem chống mẩn đỏ.

– Tắm nước lạnh giúp giảm đau tức thời.

– Uống nhiều nước để tránh mất nước.

– Che chắn những vùng cháy nắng.

– Kéo rèm để đảm bảo ánh nắng mặt trời không tác động đến làn da qua cửa sổ.

Nguồn & Ảnh: The Sun

Hà Nội hôm nay tia cực tím cao, tác hại khủng khiếp tới sức khỏe

Theo trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia tại Hà Nội chỉ số tia cực tím ở ngưỡng 9, đây là ngưỡng cao, cần hạn chế ra ngoài nắng.

Với chỉ số tia cực tím (UV) cao, theo ThS BS Nguyễn Quang Minh – Phó Trưởng Khoa Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Tế bào gốc – BV Da liễu Trung ương, khi tia cực tím được cảnh báo ở mức 9-10 với nguồn UV từ ánh nắng mặt trời, thì nguy cơ chúng ta sẽ tiếp xúc với những mức độ mạnh nhất và cao nhất.

Tác hại của tia UV không chỉ dừng lại ở trên da. Ngoài các bệnh lý trực tiếp và gián tiếp tại da niêm mạc, các nghiên cứu kéo dài trên nhiều nước trên thế giới cho thấy rằng, tia UV còn gây lão hóa sớm, gây suy giảm miễn dịch và giảm tác dụng của vắc xin.

Bác sĩ Minh cho biết những tác hại khủng khiếp của tia cực tím.

Tác hại của tia UV trên da: cháy nắng, sạm da, lão hóa da. Biểu hiện cấp tính rõ nhất từ tác hại của tia UV là các vết ban đỏ trên da, gọi là cháy nắng. Thêm vào đó, hầu hết mọi người sẽ bị sạm da do tia UV kích thích sản xuất melanin, điều này thường xảy ra một vài ngày sau khi tiếp xúc với tia UV. Xa hơn nữa, việc thay đổi thích ứng của cơ thể có thể khiến lớp da bên ngoài dày hơn, nhằm chống lại sự xâm nhập của tia UV qua da. Cả hai thay đổi trên đây đều là dấu hiệu cho thấy da bị hư hại do tia UV.

ha noi hom nay tia cuc tim cao tac hai khung khiep toi suc khoe ac7 5796967

Ảnh minh họa.

Mức độ nhạy cảm của tổn thương da phụ thuộc vào loại da, những người có da mỏng hơn, sáng hơn dễ bị cháy nắng và nổi ban đỏ hơn so với người có da tối màu. Tương tự vậy, khả năng thích ứng với tia UV cũng phụ thuộc vào từng loại da.

Tiếp xúc thường xuyên với bức xạ tia UV có thể làm thoái hóa trong tế bào, mô sợi, và mạch m.áu của da. Các thay đổi này bao gồm nám, sạm, tàn nhang, các vùng da nâu lan tỏa trên da. Tia UV kích thích quá trình lão hóa da, và làm mất tính đàn hồi trên da, khiến da bị nhăn nheo, khô và thô ráp.

Ngoài ra, tia UV gây kích hoạt ác bệnh lý nặng về da tự miễn như Lupus ban đỏ, Viêm da ánh nắng, Ban sẩn ánh nắng…có thể gây ảnh hưởng tính mạng..

Tác hại của tia UV gây Ung thư da

Tia UV có thể gây Ung thư da không có tế bào hắc tố. Dạng ung thư này bao gồm hai loại là: Ung thư biểu mô tế bào đáy, Ung thư biểu mô tế bào vảy. Loại ung thư này hiếm khi gây c.hết người, tuy nhiên việc điều trị phẫu thuật khá đau đớn và gây biến dạng khu vực phẫu thuật.

ha noi hom nay tia cuc tim cao tac hai khung khiep toi suc khoe cd2 5796967

Thạc sĩ Nguyễn Quang Minh

Các xu hướng tạm thời mắc ung thư da không có tế bào hắc tố rất khó xác định. Lý do là bởi chưa có yêu cầu đăng ký đáng tin cậy về loại ung thư này. Tuy nhiên, các nghiên cứu cụ thể ở Australia, Canada và Hoa Kỳ chỉ ra từ giữa 1960 và 1980 tỷ lệ mắc ung thư da này tăng gấp 2 lần.

Nguy cơ mắc ung thư da không tế bào hắc tố do tia UV có một số đặc điểm sau:

Mức độ thường xuyên tiếp xúc với tia UV: Ung thư da không tế bào hắc tố xảy ra phổ biến nhất ở các vùng cơ thể tiếp xúc thường xuyên với ánh sáng mặt trời như tai, mặt, cổ, cẳng tay.

Độ cao nơi sinh sống.

Tần số tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời: Những người làm việc trực tiếp không bảo vệ, như công nhân, lái xe ôm, nông dân,…

Tác hại của tia UV gây ung thư da tế bào hắc tố: là nguyên nhân chính gây t.ử v.ong. Ung thư da ác tính phổ biến hơn trong nhóm người da xanh, mắt xanh, tóc đỏ hoặc hung. Các nghiên cứu chứng minh những người dễ bị ban đỏ kéo dài cũng có nguy cơ ung thư ác tính cao hơn nhóm ban đỏ ít hoặc nhanh hết.

Tiếp xúc nhiều và không liên tục với tia UV mặt trời là một yếu tố nguy cơ quan trọng hình thành khối u ác tính trên da.

Tỷ lệ mắc ung thư da ác tính ở người da trắng thường tăng theo vĩ độ giảm, với tỷ lệ cao nhất tại Australia, cao gấp 10-20 lần so với châu Âu.

Người thường bị cháy nắng, đặc biệt cháy nắng ở độ t.uổi nhỏ có nguy cơ ung thư da ác tính cao hơn.

Cả hai trường hợp trên đều là hậu quả của quá trình tích lũy tiếp xúc với tia UV.

Tác hại của tia UV đối với mắt

Mắt được bảo vệ bởi đường viền lông mày, lông màu và lông mi. Ánh sáng kích hoạt phản xạ co đồng tử, phản xạ nheo mắt là để giảm bớt sự xâm nhập của tia mặt trời vào trong mắt. Tuy nhiên, hiệu quả của các biện pháp bảo vệ tự nhiên này đối với tia UV rất thấp dưới những điều kiện khắc nghiệt thực tế như đi dưới nắng, tắm nắng, hoặc mặt phản xạ mạnh như mặt cát, nước, tuyết.

Các tác động cấp của việc tiếp xúc bức xạ tia UV bao gồm bỏng kết mạc, giác mạc mắt do ánh sáng. Phản ứng viêm này có thể so sánh với cháy nắng ở trên các vùng nhạy cảm như nhãn cầu và mí mắt, thường xuất hiện trong vòng một vài giờ đồng hồ sau khi tiếp xúc. Cả hai đều rất đau đớn, nhưng có thể sẽ tự khỏi và không để lại tổn thương kéo dài cho mắt và thị lực.

Tác hại của UV lên hệ miễn dịch

Hệ miễn dịch trong cơ thể là hàng rào bảo vệ cơ thể khỏi n.hiễm t.rùng, ung thư, và thường có hiệu quả để nhận diện và đáp ứng với các tổ chức xâm nhập vào cơ thể hoặc sự hình thành các khối U. Các nhà khoa học có nhiều bằng chứng để chứng minh rằng bức xạ tia UV ức chế và làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể.

Nghiên cứu trên động vật cũng thấy rằng bức xạ tia UV làm thay đổi và trầm trọng hơn các khối u trên da. Tương tự vậy, những người điều trị với các thuốc ức chế miễn dịch có nguy cơ cao hơn bị ung thư biểu mô tế bào vảy.

Tia UV ngoài việc kích hoạt nguy cơ ung thư da, nó còn làm giảm khả năng phòng thủ của cơ thể, do đó mất khả năng ngăn chặn sự tiến triển của khối u trên da. Một số nghiên cứu khoa học chứng minh rằng nếu bị tiếp xúc với môi trường có bức xạ tia UV cao, chúng sẽ làm thay đổi các tế bào miễn dịch của cơ thể. Hậu quả là, tiếp xúc phơi nhiễm với ánh sáng mặt trời có thể làm tăng nguy cơ nhiễm virus, vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc nấm, điều này được chứng minh trong nhiều nghiên cứu. Hơn nữa, ở những nước đang phát triển, bức xạ tia UV cao có thể làm giảm hiệu lực của các loại vắc xin.

Để phòng tia cực tím, BS Quang Minh khuyến cáo người dân cần có các biện pháp chủ động để bảo vệ như: hạn chế ra nắng giờ cao điểm.

Khi ra nắng cần đảm bảo các biện pháp chống nắng: sử dụng kem chống nắng, đeo kính mắt có tác dụng chống tia UV, đội mũ, quần áo chống nắng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *