Niềm vui nhân đôi khi mẹ biết mình mang song thai nhưng lo lắng cũng từ đó mà tăng gấp bội. Để có thai kỳ khỏe mạnh và hai con chào đời an toàn, mẹ cần đọc kỹ những điều dưới đây.
Mang song thai bạn cần phải bổ sung thêm axit folic
Phụ nữ mang song thai sẽ cần phải bổ sung axit folic nhiều hơn để phòng ngừa dị tật bẩm sinh cho con. Giới chuyên gia khuyến cáo mẹ nên bổ sung 1 milligram (mg) axit folic mỗi ngày cho thai sinh đôi và 0,4 mg nếu là thai đơn.
Mẹ bầu sẽ ốm nghén nhiều hơn
Ảnh minh họa
Hàm lượng hormone thai kỳ tăng cao được xem là một trong những nguyên nhân gây ốm nghén và nồng độ này cao hơn hẳn ở những phụ nữ mang thai sinh đôi, vì vậy phụ nữ mang cặp song thai sẽ có các triệu chứng ốm nghén như buồn nôn và nôn mửa cao hơn trong 3 tháng đầu thai kỳ. Hầu hết tình trạng ốm nghén sẽ giảm bớt trong tuần 12 đến 14 của thai kỳ nên các mẹ bầu có thể yên tâm nhé.
Bà mẹ sinh đôi cũng có một tỷ lệ cao mắc bệnh thiếu m.áu và băng huyết sau sinh.
Xuất huyết thai kỳ xảy ra phổ biến hơn trong lần mang thai sinh đôi
Khi bạn c.hảy m.áu âm đạo bất thường trong ba tháng đầu tiên, bạn có thể có nguy cơ sẩy thai và điều này thường gặp ở phụ n.ữ s.inh đôi, sinh ba và sinh tư.
Ảnh minh họa
Nếu xuất huyết lượng ít (các vệt m.áu, đốm m.áu nhỏ) thì bạn không phải hốt hoảng. Tuy nhiên, trường hợp mẹ đau bụng nhiều kèm theo c.hảy m.áu và xuất hiện cục m.áu đông thì đó là dấu hiệu cho thấy vấn đề đang trở nên nghiêm trọng hơn và bạn nên đến bệnh viện kiểm tra ngay lập tức.
Nguy cơ t.iền sản giật khi mang thai cao
Ảnh minh họa
Các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân nào gây ra t.iền sản giật, nhưng họ nhận thấy có sự liên quan giữa mang song thai và hiện tượng này. Triệu chứng của t.iền sản giật bao gồm tăng huyết áp, tiểu đạm, phù tay chân. T.iền sản giật có thể chuyển thành sản giật khi sinh và gây nên t.ử v.ong ở phụ nữ mang thai.
Các bà mẹ mang thai đôi thường sinh non
Các bà mẹ mang song thai có tỷ lệ sinh non cao hơn so với đơn thai. Sinh non là khi em bé được sinh ra trước tuần thứ 37 của thai kỳ. Sinh non trước tuần thứ 34 vẫn chưa phải là một vấn đề sức khoẻ nguy hiểm, vì lúc này phổi của bé đã bắt đầu trưởng thành và bé sẽ được tiêm thuốc hỗ trợ phổi. Tuy nhiên, sinh non vẫn luôn kèm theo các nguy cơ mắc bệnh hô hấp sau này cũng như các vấn đề khác như nhẹ cân, suy dinh dưỡng, miễn dịch yếu,…
Bà bầu đẻ con “mặt đỏ”, mẹ chồng tức tối trách: “Tại không giữ cái miệng”
Bà mẹ này đã rất thất vọng khi nhìn mặt con sau sinh.
Khi mang thai, chắc hẳn mẹ bầu nào cũng mong muốn sinh con khỏe mạnh, vẻ ngoài sáng sủa, bụ bẫm. Vậy nhưng đôi khi mẹ cũng không thể lường được vấn đề có thể xảy ra với em bé trong bụng. Chẳng hạn như trường hợp của bà mẹ dưới đây.
Tiểu Mỹ (tên nhân vật đã được thay đổi) là một bà mẹ 9X kết hôn vào năm ngoái. Sau đám cưới 1 tháng, cô đã phát hiện tin vui mang thai con đầu lòng. Suốt thai kỳ, Tiểu Mỹ không hề bị ốm nghén, mẹ khỏe mạnh, con phát triển tốt nên cả gia đình đều rất vui mừng. Đến cả ca sinh của Tiểu Mỹ cũng khá nhẹ nhàng, suôn sẻ.
Vậy nhưng khi nhận bé sơ sinh từ tay y tá, Tiểu Mỹ c.hết sững nhìn mặt con bị bao trùm gần hết bởi vết bớt đỏ au như m.áu. Bà mẹ trẻ ôm con mà khóc òa ngay trên bàn đẻ, cô lo lắng khi bé là con gái mà lại có vết bớt như vậy, sau này dung mạo sẽ bị ảnh hưởng.
Bà mẹ sững sờ khi đẻ con có vết bớt đỏ gần che hết mặt. (Ảnh minh họa)
Cũng như Tiểu Mỹ, gia đình cô đã rất suy sụp, thất vọng khi nhìn em bé mới chào đời. Mẹ chồng cô còn lên tiếng trách móc: “Tại cô mang bầu mà không giữ được cái miệng, suốt ngày ăn cay nên con đẻ ra mới thế này đó”. Tiểu Mỹ nghe vậy lại càng thêm đau lòng. Đúng là trong thai kỳ, cô thường xuyên ăn cay vì đó là sở thích từ khi còn trẻ, bầu bí không nghén ngẩm nên cô cũng thoải mái trong việc ăn uống.
Ôm trong lòng sự hối hận tột cùng, Tiểu Mỹ đến tìm gặp bác sĩ để hỏi xem có phải việc bé bị bớt trên mặt là do lỗi ăn uống của mình khi mang thai không. Bác sĩ sau khi nghe Tiểu Mỹ trình bày thì cho biết hiện chưa có nghiên cứ nào rõ ràng về việc bà bầu ăn cay khi mang thai sẽ sinh con có vết bớt. Nguyên nhân xuất hiện các loại bớt ở trẻ sơ sinh có thể do di truyền nhưng cũng có thể do phản ứng biểu bì ở những trẻ có làn da bị nhạy cảm hoặc sự kết tụ của các mạch m.áu dưới da.
Mẹ chồng trách cứ nguyên nhân là do cô ăn nhiều đồ cay nóng khi mang thai.
Bác sĩ cũng cho biết vết bớt cũng không gây nguy hiểm gì cho sức khỏe của bé và khuyên Tiểu Mỹ nên tập trung chăm sóc con cho tốt, nghỉ ngơi để phục hồi sau sinh thay vì mãi lăn tăn về nguyên nhân gây ra vết bớt của con.
Mẹ bầu cần tránh gì để con sinh ra không bị bớt, chàm?
Việc trẻ sơ sinh có bớt, chàm trên cơ thể có thể do di truyền và không thể tránh khỏi. Vậy nhưng các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu nên tránh những hành vi có thể làm tăng tỉ lệ sinh con có bớt, chàm dưới đây:
– Ăn nhiều hoa quả trái mùa: Hoa quả trái mùa có thể phải dử dụng nhiều thuốc trừ sâu và kích thích tăng trưởng. Ăn nhiều những loại hoa quả này c thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự cân bằng nội tiết tố trong cơ thể mẹ bầu và gây ra những tác hại đến thai nhi.
Dễ thấy nhất trong số đó chính là hiện tượng các sắc tố tích tụ trên da tăng mạnh có thể khiến bé bị các vết bớt chàm vô cùng mất thẩm mĩ.
– Tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, hóa chất: Mẹ bầu thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, hóa chất là một trong những nguyên nhân bé bị vết bớt chàm vì lớp hạ bì tăng khả năng tích tụ sắc tố dính trên cơ thể bé.
– Va đ.ập: Do cơ thể nặng nề, cồng kềnh, chỉ một chút bất cẩn hoặc gắng sức trong quá trình đi lại, làm việc, bà bầu cũng có thể bị ngã, gây nguy hiểm cho em bé. Theo các bác sĩ, đây cũng là một trong những nguyên nhân có thể tác động đến việc hình thành các vết bớt ở em bé.