Chuyên khoa Mắt – BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp nhận cháu Nguyễn B.A. 7 t.uổi huyện Lập Thạch – Vĩnh Phúc. Cháu A, bị quả cầu lông đ.ập vào mắt trái khi đang xem đ.ánh cầu lông. Sau đó mắt trái đau nhức, nhìn mờ.
Do lo ngại COVID-19 nên bố mẹ không đưa đi khám. Đến ngày thứ 4 không đỡ, ngày càng đau nhiều hơn nên người nhà đưa cháu A. đến BVĐK tỉnh Phú Thọ.
Cháu A. nhập viện trong tình trạng mắt trái đau nhức, nhìn mờ, thị lực chỉ phân biệt được sáng tối, m.áu đầy t.iền phòng; được chẩn đoán mắt trái xuất huyết nội nhãn sau chấn thương. Người bệnh có chỉ định điều trị nội khoa và phẫu thuật rửa hút m.áu tiền phòng mắt trái.
BS CKI. Hà Thị Dung kiểm tra mắt cho cháu A.
Sau 1 ngày phẫu thuật mắt trái ổn định hơn, m.áu tiền phòng tiêu gần hết. BS CKI. Hà Thị Dung – Khoa Liên chuyên khoa Mắt – Tai mũi họng – Răng hàm mặt, BVĐK tỉnh Phú Thọ cho biết: Xuất huyết nội nhãn là một chấn thương thường gặp trong nhãn khoa. Đây là tình trạng c.hảy m.áu vào t.iền phòng hoặc dịch kính xảy ra sau chấn thương.
Tùy theo mức độ xuất huyết và nguồn gốc xuất huyết sẽ ảnh hưởng đến thị lực và tình trạng biến chứng kèm theo.
BS Dung khuyến cáo người dân: Người dân khi bị bệnh không nên sợ do dịch bệnh mà không đến Bệnh viện khám dẫn đến bệnh ngày càng nặng, thời gian điều trị kéo dài.
BVĐK tỉnh Phú Thọ luôn thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Bệnh viện hoàn toàn an toàn với dịch bệnh COVID-19 nên người bệnh có thể yên tâm đến khám và điều trị bệnh
Hồi sinh người bệnh đã ngừng tim ngoài viện
Thầy thuốc Đơn vị Hồi sức Cấp cứu – Trung tâm Khám chữa bệnh Chất lượng cao, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa cứu sống người bệnh ngừng tuần hoàn do bệnh lý tắc động mạch vành phải – nhồi m.áu cơ tim cấp.
Ông Đ. V. K. 63 t.uổi, hút t.huốc l.á nhiều năm, huyết áp cao nhưng không được phát hiện và theo dõi điều trị định kỳ.
Người bệnh nhập viện trong tình trạng ngừng tuần hoàn ngoại viện, ngay lập tức được sốc điện cấp cứu và dùng các biện pháp hồi sinh tim phổi tích cực, sau cấp cứu 40 phút có nhịp tim trở lại.
BS CKII Ngô Hữu Hà, thăm khám cho bệnh nhân
Ông K. được chỉ định chụp động mạnh vành, can thiệp cấp cứu với kết quả hẹp 80% động mạch LCX III, tắc hoàn toàn nhánh RCA II – III.
Người bệnh được tiến hành hành đặt stent động mạch vành phải, trong quá trình can thiệp xuất hiện loạn nhịp tim và nhiều lần ngừng tim.
Các thầy thuốc vừa tiến hành cấp cứu vừa đặt 2 stent động mạch vành phải thành công.
Sau can thiệp, người bệnh vẫn trong tình trạng sốc tim nặng, xuất hiện cơn co giật liên tục, ngừng thở. Sau can thiệp, ông K. được chuyển về Đơn vị Hồi sức Cấp cứu – Trung tâm Khám chữa bệnh Chất lượng cao và được các thầy thuốc tiến hành hội chẩn và đưa ra phương án hồi sức kịp thời.
Người bệnh được các bác sĩ chỉ định các biện pháp hồi sinh tim phổi nâng cao, hồi sức não, điều chỉnh rối loạn nước, điện giải, dùng kháng sinh chóng bội nhiễm, chăm sóc toàn diện.
Với việc ứng dụng nhiều kỹ thuật cao cùng sự quyết tâm của bác sĩ và đặc biệt có sự tin tưởng của người nhà người bệnh, người bệnh đã qua cơn nguy kịch.
Sau 2 ngày, người bệnh tỉnh, tự thở tốt; rút ống thở nội khí quản và thở bằng oxy mũi.
11 ngày được hồi sức tích cực, tình trạng sức khỏe đã ổn định rõ rệt. Hiện tại người bệnh ổn định hoàn toàn, không để lại di chứng.
Theo các bác sĩ điều trị, người bệnh K có thể xuất viện và ra viện điều trị theo đơn tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ.
Sức khỏe của bệnh nhân đã hồi phục tốt
Được biết, các bác sĩ Đơn vị Hồi sức Cấp cứu – Trung tâm Khám chữa bệnh Chất lượng cao đã từng cứu sống nhiều ca bệnh ngừng tuần hoàn từ ngoài viện.
Ông K. này là trường hợp khá đặc biệt và kì tích là sau khi hồi sức tim phổi, hồi sinh não đã hồi phục khá nhanh và không để lại di chứng.
TTƯT. BS CKII Ngô Hữu Hà – Giám đốc Trung tâm Khám chữa bệnh Chất lượng cao, BVĐK tỉnh Phú Thọ nói: Việc cứu sống người bệnh nhồi m.áu cơ tim cấp có biến ngừng tuần hoàn nhờ chẩn đoán sớm và chính xác, cấp cứu kịp thời.
Đặc biệt là có sự phối hợp chặt chẽ của các thầy thuốc có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao của các khoa trong bệnh viện, đồng thời có sự hỗ trợ của các phương tiện, trang thiết bị hiện đại, đồng bộ được trang bị tại bệnh viện.
Khó có thể nói được tỷ lệ thành công trong cấp cứu ngừng tuần hoàn là bao nhiêu, nhưng nếu không có sự quyết đoán và phối hợp nhịp nhàng đồng bộ của tất cả các khoa thì chắc chắn người bệnh khó qua khỏi.
Thầy thuốc khuyến cáo, người bệnh có t.iền sử bệnh tim, kể cả là đối tượng người trẻ khi xuất hiện những biểu hiện đau tức ngực, khó thở cần đến ngay những cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời.
Cần đi khám bệnh định kỳ để phát hiện sớm các bệnh lý, có hướng điều trị sớm, tránh các biến chứng nặng gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng