Một phụ nữ ở Anh đã bị n.hiễm t.rùng mắt nặng do một loại virus hiếm gặp – bệnh đậu mùa bò, cùng họ với bệnh đậu mùa và con mèo cưng của cô chính là “thủ phạm” lây bệnh cho cô.
Vết n.hiễm t.rùng ở mắt phải có thể nghiêm trọng đến mức dẫn đến mù lòa.
Theo báo cáo đăng ngày 5/6 trên Tạp chí Y học New England, người phụ nữ 28 t.uổi này đã đến phòng cấp cứu sau khi có các triệu chứng ngứa mắt, chảy dịch ở mắt phải kèm theo đỏ mắt, các triệu chứng kéo dài 5 ngày không đỡ. Cô được kê một loạt thuốc kháng sinh và thuốc kháng virus dùng để điều trị các bệnh n.hiễm t.rùng mắt thông thường, nhưng dường như không có tác dụng gì.
Các triệu chứng ngày càng tồi tệ hơn. Cô đã bị viêm mô hốc mắt, hoặc n.hiễm t.rùng mỡ và cơ quanh mắt. Tình trạng n.hiễm t.rùng này đã khiến các mô trong mắt cô b.ị h.oại t.ử hoặc c.hết. Các bác sĩ lo ngại cô có thể bị mất thị lực.
Tiến sĩ Miles Kiernan, bác sĩ nhãn khoa tại Bệnh viện Royal Free ở London, người đã điều trị cho bệnh nhân, cho biết: “Chúng to lo ngại rằng n.hiễm t.rùng sẽ làm hỏng thị lực của cô ấy vĩnh viễn, hoặc có thể lan ra ngoài hốc mắt” .
Nữ bệnh nhân bị n.hiễm t.rùng mắt rất nặng. (Ảnh: Tạp chí y học New England)
Theo báo cáo, một manh mối về căn bệnh của bệnh nhân đến từ con mèo cưng của cô. Bệnh nhân cho biết hai tuần trước đó, con mèo của cô đã xuất hiện các tổn thương trên bàn chân và đầu.
Các mẫu từ vết thương của mèo và mắt của người phụ nữ đều cho kết quả dương tính với orthopoxvirus – chủng virus bao gồm virus đậu mùa (virus variola), virus đậu bò và virus đậu mùa khỉ. Tiếp tục giải trình tự gen của mẫu người phụ nữ đã xác nhận rằng cô ấy đã bị nhiễm bệnh đậu bò.
Bệnh đậu mùa có thể lây nhiễm cho nhiều loài động vật, bao gồm cả bò, mèo và người. Nó có liên quan mật thiết với virus vaccine, được sử dụng trong vaccine đậu mùa.
Năm 1976, bác sĩ Edward Jennor nổi tiếng đã sử dụng virus gây bệnh đậu mùa để tạo ra vaccine đầu tiên trên thế giới chống lại bệnh đậu mùa sau khi ông phát hiện căn bệnh đậu mùa xảy ra ở bò do một loại virus gây bệnh nhẹ, có thể lây sang người và nhận thấy rằng, những người vắt sữa bò sau khi mắc virus này thì miễn dịch tự nhiên với bệnh đậu mùa. Do các triệu chứng tương tự nhau, ông gọi nó là bệnh “đậu bò”.
Ngày nay, bệnh đậu mùa rất hiếm gặp ở gia súc và vật trung gian chứa virus chính là loài gặm nhấm. Theo TS Kiernan, mèo có thể bị nhiễm bệnh khi chúng săn đuổi, tiếp xúc và ăn thịt chuột mang bệnh đậu bò, nhưng việc lây truyền bệnh từ mèo sang người là rất hiếm khi xảy ra.
Con người có thể bị nhiễm bệnh đậu bò khi tiếp xúc với các tổn thương do virus đậu bò gây ra trên da mèo, nhưng virus này không dễ lây giữa người và mèo và nguy cơ nhiễm bệnh có thể giảm đáng kể với các biện pháp vệ sinh như đeo găng tay khi xử lý các trường hợp bị nhiễm bệnh.
Bác sĩ nghi ngờ mắt của người phụ nữ bị n.hiễm t.rùng khi cô ấy vuốt ve con mèo của mình và sau đó chạm hoặc dụi mắt.
Vết thương do bệnh đậu mùa trên móng con mèo. (Ảnh: Tạp chí y học New England)
BS Kiernan nói thêm rằng ông và các đồng nghiệp của mình chưa từng thấy trường hợp nào bị nhiễm bệnh đậu bò ở mắt trước đây, và rất ít trường hợp đã từng được báo cáo trong các tài liệu y tế. Nhưng những trường hợp đã được báo cáo thì thường rất khó điều trị.
Trong trường hợp hiện tại, Kiernan và các đồng nghiệp đã nhận được ý kiến đóng góp từ các nhà virus học hàng đầu và các chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại bệnh viện của họ. Họ đã khuyến nghị điều trị bằng tecovirimat (TPOXX), một loại thuốc kháng virus nhắm vào virus orthopoxvirus và đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ phê duyệt để điều trị bệnh đậu mùa vào năm 2018.
Bệnh nhân đã nhận được một đợt tecovirimat kéo dài và yêu cầu phẫu thuật để loại bỏ các mô c.hết xung quanh mắt, báo cáo cho biết. Việc điều trị đã có tác dụng làm sạch vết thương của cô. Sáu tháng sau, mặc dù cô ấy bị sụp mí mắt trên và gặp một số khó khăn với chuyển động của mắt nhưng thị lực mắt phải của cô đã trở lại 20/20.
Người đàn ông bị tre chọc thủng mắt
Sáng ngày 11/6, các thầy thuốc Bệnh viện hữu nghị Việt Nam -Cuba Đồng Hới vừa tiến hành phẫu thuật cấp cứu thành công một bệnh nhân cành tre chọc thủng mắt gây vỡ thủy tinh thể.
Đặc biệt, bệnh nhân chỉ còn một mắt duy nhất, mắt kia trước đây bị ong chích dẫn đến mù lòa.
Theo đó, sáng ngày 11/6, Khoa Mắt- Bệnh viện hữu nghị Việt Nam-Cuba Đồng Hới tiếp nhận bệnh nhân L, 56 t.uổi, trú tại xã Kim Hóa, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) trong tình trạng không nhìn thấy gì, phải có người nhà dắt đi.
Các bác sĩ đã tiến hành thăm khám và siêu âm phát hiện mắt trái bệnh nhân bị rách giác mạc, vỡ thủy tinh thể do chấn thương, mắt phải bị đục giác mạc hoàn toàn.
Mắt trái của bệnh nhân sau phẫu thuật
Mắt phải bệnh nhân bị đục giác mạc do ong chích
Bệnh nhân kể lại, cách đây 6 năm, trong khi đi làm rừng thì bị ong đốt vào mắt phải, mặc dù đã được điều trị nhưng hiện tại mắt không nhìn thấy gì. Mọi sinh hoạt, lao động hàng ngày của bệnh nhân đều phụ thuộc vào khả năng của mắt còn lại.
Chiều tối ngày 10/6, trong khi chặt cây, bệnh nhân bị cành tre chọc vào mắt phải. Sau tai nạn, bệnh nhân xuất hiện đau nhức mắt kèm theo nhìn mờ, sau đó người nhà đưa đi nhập viện.
Các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật cấp cứu khâu giác mạc bị rách và phẫu thuật thay thủy tinh thể bị vỡ đục theo phương pháp Phaco đặt thủy tinh thể nhân tạo.
Sau phẫu thuật bệnh nhân ổn định và có thể xuất viện sau vài ngày nữa.
Theo các bác sĩ Khoa Mắt, đây là trường hợp chấn thương nặng trên người bệnh còn một mắt duy nhất. Do đó, các bác sĩ đã cân nhắc và lựa chọn phương pháp điều trị tối ưu nhất cho bệnh nhân, nếu không bệnh nhân sẽ có nguy mù vĩnh viễn hai mắt.
Hiện tại, sau phẫu thuật bệnh nhân ổn định và có thể xuất viện sau vài ngày nữa.
Các bác sĩ khuyến cáo, trong quá trình lao động chân tay, người dân nên đeo kính bảo hộ.
Đặc biệt, ở những người còn khả năng nhìn một mắt cần phải thận trọng hơn, vì khi người nhìn hai mắt cho thị lực nổi không gian ba chiều, nhưng khi nhìn một mắt chỉ còn không gian hai chiều và thị trường bị thu hẹp.
Những trường hợp này rất dễ bị chấn thương nói chung cũng như chấn thương mắt nói riêng.