Trong làn sóng đại dịch COVID-19 lần này, có một số cơ sở điều trị nội trú dành cho bệnh nhân ung thư đã bị bệnh dịch tấn công, bị phong tỏa. Người đang mắc bệnh ung thư đồng mắc COVID-19 sẽ tiến triển nặng hơn và tỷ lệ t.ử v.ong cao hơn.
Những nguy cơ và rào cản …
Nguy cơ mắc COVID-19 cao
Mặc dù bất kỳ ai cũng có nguy cơ bị nhiễm COVID-19, nhưng người bệnh ung thư có nguy cơ nhiễm cao hơn và diễn biến nặng cũng nặng hơn. Do bản thân bệnh ung thư hoặc do tác dụng phụ của việc điều trị ung thư (hóa trị, cấy ghép tủy xương…) làm suy giảm miễn dịch cơ thể.
Một số loại ung thư có nguy cơ cao bị bệnh nặng hơn đối với COVID-19: Các bệnh ung thư m.áu, chẳng hạn như bệnh bạch cầu, có thể có nguy cơ cao hơn ung thư dạng khối, do ung thư m.áu ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch nhiều hơn.
Bệnh bạch cầu (ung thư m.áu) ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống miễn dịch của cơ thể, khiến người bệnh có nguy cơ cao mắc COVID-19 và làm bệnh nặng hơn.
Vì nhiều phương pháp điều trị ung thư không thể áp dụng tại nhà, nên những người mắc ung thư phải đến trung tâm ung thư để điều trị sẽ có nguy cơ cao tiếp xúc với vi rút SARS-CoV-2.
Khó khăn trong phân định các triệu chứng và biến chứng do ung thư hay do COVID-19
Một trong những khó khăn trong việc đ.ánh giá đầy đủ của các triệu chứng và biến chứng do COVID-19 gây ra đối với bệnh nhân ung thư là nhiều triệu chứng của COVID-19 trùng lặp với các triệu chứng ung thư. Các triệu chứng của COVID-19 bao gồm: Sốt; Ớn lạnh; Khó thở; Ho; Đau nhức cơ thể hoặc cơ; Đau đầu; Mất vị giác hoặc khứu giác; Tắc nghẽn xoang; Sổ mũi; Buồn nôn hoặc nôn mửa; Tiêu chảy. Đây cũng là những triệu chứng tiềm ẩn và phát sinh trong quá trình điều trị ung thư.
Điều trị ung thư và COVID-19
Ảnh hưởng của điều trị hóa trị và liệu pháp miễn dịch ở bệnh nhân ung thư đồng mắc COVID-19
Các phương pháp điều trị ung thư có thể làm giảm khả năng hoạt động của hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại thuốc điều trị ung thư đều gây ức chế miễn dịch. Một nghiên cứu gần đây cho thấy những người được hóa trị liệu dường như không tăng nguy cơ phát triển COVID-19. Mặc dù không biết đầy đủ lý do tại sao, có thể những người được điều trị bằng hóa trị liệu nghiêm ngặt hơn trong việc rửa tay, giãn cách xã hội và đeo khẩu trang. Việc trì hoãn điều trị hóa trị hoặc liệu pháp miễn dịch có thể cần thiết nếu bệnh nhân được chẩn đoán mắc COVID-19 trong thời gian điều trị (do bác sĩ chuyên khoa quyết định). Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Mức độ nghiêm trọng của nhiễm COVID-19; Loại ung thư; Loại hóa trị liệu; Các yếu tố của bệnh nhân như t.uổi tác và các tình trạng sức khỏe khác; Mục tiêu điều trị; Nguy cơ tái phát ung thư nếu không điều trị; Xạ trị cũng có nguy cơ ức chế hệ thống miễn dịch, tùy thuộc vào vùng cơ thể nhận bức xạ.
COVID-19 gây nguy cơ trì hoãn điều trị ung thư
Trong mùa đại dịch, nhiều dịch vụ y tế đã tạm thời ngừng hoạt động, chẳng hạn như chẩn đoán thăm dò hình ảnh, thăm khám tại văn phòng và một số dịch vụ điều trị ung thư. Tại Hoa Kỳ, 79% bệnh nhân được khảo sát có sự gián đoạn hoặc trì hoãn trong quá trình điều trị ung thư.
Một số thắc mắc của bệnh nhân ung thư trong đại dịch COVID-19
Có nên chủng ngừa COVID-19 nếu hiện đang bị ung thư và đang được điều trị, hoặc có t.iền sử ung thư?
Đối với hầu hết những người bị ung thư, câu trả lời của khuyến cáo toàn cầu hiện nay là “có, hãy tiêm vaccin”. Tuy nhiên, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ trước khi quyết định. Bác sĩ sẽ chỉ định tiêm hay không tùy từng trường hợp cụ thể.
Người bệnh ung thư vẫn nên tiêm phòng vaccine Covid-19. Tuy nhiên cần trao đổi với bác sĩ.
Muốn khám từ xa, không muốn đến trực tiếp ở các cơ sở điều trị?
Mặc dù một số thăm khám trực tiếp là tốt nhất, nhưng thăm khám từ xa vẫn mang lại nhiều lợi ích và có thể là một lựa chọn thích hợp trong tình hình dịch hiện nay.
Việc điều trị ung thư có nên trì hoãn không?
Hiện tại, vẫn chưa có đ.ánh giá đầy đủ sự chậm trễ trong điều trị do đại dịch sẽ ảnh hưởng đến kết quả điều trị ung thư như thế nào. Nhưng tốt nhất, nên trao đổi với bác sĩ và cơ sở bệnh điều trị ung thư, nếu bạn lo lắng về việc đến trực tiếp để điều trị.
Có nên trì hoãn các xét nghiệm tầm soát ung thư không?
Trong đại dịch, đúng là các xét nghiệm sàng lọc ung thư như chụp X quang tuyến vú, nội soi ống tiêu hóa và phết tế bào cổ tử cung có phần hạn chế chỉ định để tránh lây lan dịch. Nhưng nếu bạn có nhu cầu, nên sử dụng telehealth và trao đổi trực tuyến với bác sĩ, cơ sở cung cấp dịch vụ thăm khám điều trị ung thư để được hỗ trợ trong cách an toàn cho cả bạn và bệnh viện.
Chăm sóc trẻ hen trong làn sóng dịch COVID-19
Trong tình hình COVID 19 có nhiều diễn biến phức tạp, việc đi lại, khám bệnh gặp nhiều hạn chế. Nhiều cha mẹ băn khoăn về cách chăm sóc và dự phòng cho trẻ mắc hen trong giai đoạn này cùng thêm mối lo nhiễm SARS CoV-2.
Trong thời gian dịch bệnh COVID-19 bùng phát, các em bé mắc hen phế quản có nguy cơ gì hay không? Trẻ mắc hen có nguy cơ nhiễm SARS CoV-2 cao hơn bệnh nhân khác không? Xem trên truyền hình thấy có những bé còn phải bế ẵm mà nhiễm COVID-19, nhiều cha mẹ có con hen suyễn còn lo xa: Chẳng may mà nhiễm COVID-19, trẻ có bị bệnh nặng không?
Những băn khoăn trên đây đã được TS. BS. Lê Thị Thu Hương ( Bộ môn Nhi – ĐH Y Hà Nội) giải đáp như sau: Theo GINA( Tổ chức Hen toàn cầu), bệnh nhân hen không có nguy cơ mắc COVID-19 cao hơn người bệnh khác và cũng không có bằng chứng cho thấy bệnh nhân hen bị bệnh thể nặng hơn so với bệnh nhân khác khi mắc COVID-19, có nghĩa là nguy cơ tăng nặng bệnh COVID-19 không có gì khác biệt. Tuy nhiên, với những bệnh nhân hen phải sử dụng corticoid đường uống, tức là bệnh nhân có những cơn hen cấp nặng phải sử dụng corticoid đường uống để cắt cơn hen hoặc dự phòng hen thì sẽ những nguy cơ nói trên sẽ cao hơn bệnh nhân thường.
Không được bỏ thuốc dự phòng hen cho trẻ do lo ngại nguy cơ COVID-19
Như vậy, lại thêm một câu hỏi được đặt ra là: Trong thời gian dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp này, chúng ta có nên tiếp tục sử dụng thuốc dự phòng hen cho trẻ hay không, bởi thuốc dự phòng hen thành phần chủ yếu là corticoid? Hay thậm chí là có dừng uống thuốc ở những bệnh nhân hen nặng hay không? Câu hỏi này liên quan tới sự lo ngại rằng dùng thuốc corticoid làm giảm miễn dịch, tăng nguy cơ với COVID-19.
Trước mối lo ngại này, BS. Hương dẫn tài liệu 2021 của GINA và câu trả lời dứt khoát là: Bệnh nhân đang sử dụng thuốc dự phòng hen không nên và không được phép dừng thuốc điều trị dự phòng, bởi điều này sẽ dẫn tới việc bệnh hen sẽ tăng nặng, tăng nguy cơ bệnh trạng xấu đi ở trẻ hen. Các thuốc dự phòng hen đa phần là thuốc dạng xịt, cũng có khi là thuốc đường uống, nhưng dù thế nào vẫn phải tiếp tục dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
BS. Hương nhấn mạnh, điều quan trọng khi chăm sóc trẻ hen trong giai đoạn đại dịch COVID-19 là phải có kế hoạch kiểm soát hen tốt để giảm thiểu nguy cơ xuất hiện những cơn hen cấp nặng. Nhất là khi việc hạn chế đi lại, tới chỗ đông người đang được khuyến cáo, việc tái khám thường xuyên cho trẻ hen không thực hiện được. Theo BS. Hương, cha mẹ cần ghi nhớ những điểm sau đây:
1. Xịt thuốc dự phòng hàng ngày cho bé. Tùy theo mức độ bệnh trạng của từng bé mà bác sĩ sẽ có chỉ định riêng.
2. Không bao giờ quên mang thuốc cắt cơn bên mình, trong ba lô, túi, cặp của em bé.
3. Luôn mang theo Kế hoạch hành động hen bởi đây chính là những chỉ dẫn quan trọng để cha mẹ và người chăm sóc nhận biết thời điểm và cách thức ứng phó phù hợp, kịp thời với diễn biến căn bệnh hen của trẻ. Chẳng hạn, để nhận biết các dấu hiệu cơn hen cấp, khi nào phải xử lý cấp cứu, khi nào phải gọi cho bác sĩ… Mỗi một bệnh nhân hen cần có một kế hoạch hành động hen riêng.
4. Đo lưu lượng đỉnh áp dụng với các trẻ hen lớn. Kết quả đo được ghi vào sổ Nhật ký bệnh hen của con.
Ngoài ra, cha mẹ cần quan tâm tới hoạt động rèn luyện thể lực cho trẻ. Cho trẻ ăn một chế độ ăn đa dạng, đảm bảo cho trẻ đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe, khả năng miễn dịch của cơ thể. Luôn đảm bảo trẻ được bù đủ nước. Để phòng lây nhiễm COVID-19, cha mẹ cũng như trẻ cần tuân thủ khuyến cáo 5K của Bộ Y tế ( Dùng khẩu trang; Giữ khoảng cách: Không tụ tập; Khử khuẩn; Khai báo y tế) và tiêm vắc xin khi điều kiện cho phép. Nghiên cứu của ZINA cũng cho thấy đối với bệnh nhân hen, phản ứng dị ứng sau tiêm vắc xin là hiếm gặp và lợi ích tiêm chủng vẫn cao hơn nhiều lần so với nguy cơ.
Trong giai đoạn dịch đang diễn biến phức tạp, nhiều ca mắc mới trong cộng đồng, nếu tình trạng hen của bé vẫn ổn định thì không cần đi khám kiểm tra. Chỉ khi bé có các dấu hiệu cảnh báo mà điều trị không hiệu quả mới phải đưa đến viện- TS. BS. Lê Thị Thu Hương lưu ý thêm.