Đây là một thứ mà gia đình nào cũng có, tuy nhiên các thành viên lại thường quên việc vệ sinh sạch sẽ cho chúng.
Đầu tháng 6/2021, các trang tin nổi tiếng Trung Quốc đưa tin về trường hợp của bà Trương (45 t.uổi) nhập viện vì chấn đoán mắc bệnh ung thư gan. Hiện nay bà Trương vẫn tiếp tục nằm trong viện để tiến hành điều trị, tuy nhiên tình hình không mấy khả quan.
“Tôi chưa bao giờ đi đâu quá xa gia đình. Vào khoảng giữa tháng 4, tôi cảm thấy mệt mỏi, hay buồn ngủ, da mặt ngày càng vàng đi. Lúc đó tôi chỉ nghĩ đơn giản là mình cần nghỉ ngơi nhiều hơn và đừng nên suy nghĩ quá nhiều “, bà Trương chia sẻ
Bà Trương (45 t.uổi) nhập viện vì chấn đoán mắc bệnh ung thư gan (Hình minh họa).
Tình trạng này kéo dài hơn một tháng thì sau đó bà đã quyết định đi khám ở các bệnh viện uy tín rồi nhận được kết quả chẩn đoán bệnh như trên.
Sau quá trình điều trị cho bà Trương, các bác sĩ phát hiện nguyên nhân gây ra bệnh lại chính là do một đồ vật quen thuộc trong nhà bếp. Nguy hiểm hơn thì đây là một thứ mà gia đình nào cũng có, tuy nhiên các thành viên lại thường quên việc vệ sinh sạch sẽ cho chúng. Vật dụng này chính là những chai đựng dầu ăn.
Chai đựng dầu ăn: 2 tháng nên cọ rửa 1 lần nếu không muốn gan nhiễm bệnh
Chắc hẳn nhiều người không còn xa lạ gì với những chai đựng dầu ăn cỡ lớn trong bếp. Sau một thời gian dài sử dụng, nếu không được vệ sinh cẩn thận thì một lượng lớn vết dầu sẽ bám lên thành ngoài của chai dầu, gây nên nấm mốc, đồng thời gây ra mùi hôi khó chịu.
Nếu bạn phát hiện những chai dầu ăn trong nhà mình có mùi lạ thì cần vệ sinh chai ngay lập tức, đồng thời đem vứt bỏ số dầu đó đi. Bởi lẽ đây là mùi của dầu bị hỏng và là kết quả của một quá trình oxy hóa dầu thành những chất có hại cho cơ thể.
Ngoài ra, theo bác sĩ Zhang Peng (công tác tại bệnh viện Trung ương Hợp Phì): “Dầu ăn khi quá hạn sử dụng hoặc bảo quản trong những chai nhựa ố bẩn, nấm mốc sẽ dễ biến chất, ôi thiu. Sử dụng lâu ngày sẽ làm tăng mỡ m.áu, làm hình thành xơ vữa động mạch và các khối u. Đặc biệt, dầu ăn để lâu dễ bị mốc và sản sinh ra độc tố aflatoxin. Đây là một chất kịch độc, vào năm 1993, WHO đã xác định aflatoxin là chất gây ung thư cho người. Chỉ cần sử dụng 1mg cũng đủ để mắc ung thư gan vì vậy tốt nhất các gia đình không nên tiêu thụ”.
Ngoài chai đựng dầu ăn, bạn cũng nên vệ sinh 2 đồ vật dưới đây thường xuyên
– Đũa gỗ
Trong điều kiện môi trường ẩm ướt, đũa gỗ có thể làm sản sinh ra aflatoxin. Trong quá trình sử dụng đũa gỗ, nếu bạn không vệ sinh chúng thường xuyên thì lượng aflatoxin sẽ có xu hướng sinh sôi trong đũa ngày càng nhiều hơn. Để tránh nấm mốc, bạn nên cọ rửa đũa sạch sẽ, đồng thời phơi khô sau mỗi lần rửa. Cứ 6 tháng lại thay đũa một lần.
– Thớt gỗ
Thớt gỗ là một đồ vật không thể thiếu trong gian bếp của người Việt. Nếu bạn sử dụng thớt gỗ lâu ngày trong điều kiện thiếu vệ sinh sẽ khiến cho bề mặt chúng tích tụ nhiều vi khuẩn, gây ra tình trạng nấm mốc, để rồi tạo ra aflatoxin. 1 năm nên thay thớt 1 lần.
Cần lưu ý rằng sức sống của aflatoxin tương đối bền bỉ. Nước đun sôi và các chất tẩy rửa thông thường căn bản không thể t.iêu d.iệt được hoàn toàn aflatoxin. Và một khi cơ thể con người hấp thụ quá nhiều aflatoxin sẽ tạo thành gánh nặng cho hệ thống giải độc của gan, kết quả là lâu ngày sẽ hình thành nên các tế bào ung thư gan.
Hai dấu hiệu điển hình của bệnh ung thư gan
1. Đau vùng vai phải
Đây là một trong những triệu chứng của bệnh ung thư gan mà nhiều người dễ bỏ qua nhất. Bởi lẽ khi bị đau vai gáy, chúng ta thường có xu hướng nghĩ rằng nguyên nhân gây bệnh là do nằm ngủ sai tư thế hoặc do làm việc nặng quá sức. Mà không hề nghĩ rằng, những cơn đau buốt không rõ lý do ở vai phải cũng là một dấu hiệu của bệnh ung thư gan.
Thực tế, khi các tế bào gan biến đổi thành tế bào ung thư sẽ chèn ép các cơ cũng như các dây thần kinh gần đó, khiến cho người bệnh có cảm giác đau vai. Vậy nên, nếu bạn thấy vùng vai phải của mình đau âm ỉ trong thời gian dài thì hãy tìm đến các bệnh viện uy tín để được thăm khám và điều trị bệnh sớm nhất nhé.
2. Giảm cảm giác thèm ăn
Bình thường mức ăn mỗi bữa của bạn có thể là 2-3 bát cơm. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do nào mà trong thời gian gần đây, mỗi khi ăn cơm thì bạn lại cảm thấy buồn nôn và khó ăn uống. Hãy lưu ý đến tình trạng sức khỏe của mình vì đây là một trong những dấu hiệu cảnh báo các bệnh về gan sắp ập đến.
Thực tế, ăn không tiêu, ợ hơi và buồn nôn là một trong những dấu hiệu điển hình của những bệnh nhân mắc bệnh về gan. Ngoài ra, thường xuyên bị tiêu chảy không chỉ là biểu hiện của các bệnh lý về đường tiêu hóa mà còn là biểu hiện của bệnh ung thư gan.
Cần lưu ý rằng, đã có rất nhiều khi trường hợp ghi nhận bệnh nhân khi xuất hiện các dấu hiệu trên thì đã tự ý điều trị bằng những bài thuốc trị bệnh về đường tiêu hóa. Mà bỏ qua “thời điểm vàng” để điều trị bệnh ung thư gan tốt nhất. Do đó, tốt nhất là bạn chỉ nên theo dõi các dấu hiệu của bệnh, đồng thời nên đi thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt để được phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
Mách bạn một số mẹo nhỏ để chăm sóc gan hiệu quả
1. Tuyệt đối không thức khuya
Thức khuya là một thói quen cực có hại cho gan. Bởi lẽ khoảng thời gian từ 23h đêm – 3h sáng là “thời điểm vàng” để gan được thải độc, nếu không được nghỉ ngơi cẩn thận sẽ khiến lượng m.áu trong gan không đủ, do đó cực kì có hại cho gan. Ngoài ra thức khuya còn là nguyên nhân gây ra các bệnh mãn tính như tiểu đường, tăng huyết áp, trầm cảm và suy giảm trí nhớ…
2. Luôn giữ tâm trạng vui vẻ
Một tâm trạng thoải mái không chỉ khiến bạn được hạnh phúc về mặt tinh thần mà còn thay đổi nội tiết tố, tăng tiết adrenaline và các chất có lợi khác cho sức khỏe. Ngoài ra, nó còn có thể ức chế sản xuất các chất có hại, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất trong cơ thể, đồng thời tăng cường sức đề kháng tự nhiên.
Người phụ nữ qua đời vì ung thư gan, bác sĩ khuyên bỏ ngay 3 vật này trong bếp để ngừa bệnh
Người phụ nữ 56 t.uổi bị ung thư gan vì 3 vật dụng thiết yếu trong nhà bếp không được không được thay mới, làm sạch.
Người phụ nữ 56 bị ung thư gan giai đoạn cuối do những vật dụng thiết yếu trong bếp không được làm sạch thường xuyên. Ảnh minh họa
Tờ Sohu của Trung Quốc đưa tin, người phụ nữ họ Lý, 56 t.uổi, làm nội trợ tại nhà, được chẩn đoán mắc ung thư gan giai đoạn cuối cách đây vài tháng và hiện đã từ bỏ điều trị.
Tháng 6/2020, cô Lý bị vàng da nặng và đau tức vùng bụng bên phải, ban đầu bà Lý không quan tâm lắm nhưng cơn đau ngày càng xuất hiện nhiều và dữ dội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày. Lúc đó, cô Lý mới đến bệnh viện để kiểm tra.
Sau khi có kết quả xết nghiệm, bà Lý như c.hết lặng khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư gan. Bà Lý sốc nặng, bởi bà chưa bao giờ hút thuốc hay uống rượu nhưng tại sao lại bị ung thư gan?
Sau khi tìm hiểu thói quen sinh hoạt của bà Lý, bác sĩ mới phát hiện ra nguyên nhân là do ba vật dụng trong bếp lâu ngày không được dọn dẹp!
Sau đó, chồng và các con của bà Lý cũng đã kiểm tra sức khỏe và phát hiện trong cơ thể họ các mức độ khác nhau của bệnh viêm gan.
Bác sĩ khuyến cáo: “Nếu cả 3 thứ trong nhà bếp này không được làm sạch, thay mới thì lá gan của cả nhà sẽ bị tổn thương”.
Chai đựng dầu ăn
Dầu ăn bám trên chai đựng lâu ngày sẽ bị oxi hóa và gây ôi thiu. Ảnh minh họa
Chai đựng dầu ăn là vật bất ly thân trong căn bếp của mỗi gia đình. Các gia đình thường có thói quen mua can dầu ăn to và chắt vào các chai đựng dầu bé hơn để dùng dần.
Tuy nhiên, nhiều người không có thói quen vệ sinh chai dầu cũ, khiến những vệt dầu bám lại trong và bên ngoài can dầu bị oxi hóa và gây ôi thiu, khiến chất lượng dầu mới được đổ vào cũng bị ảnh hưởng.
Dầu ôi thiu chứa nhiều chất độc hại, hầu như ngày nào chúng ta cũng phải thêm dầu vào mỗi lần xào, ăn, điều này trực tiếp làm tăng gánh nặng giải độc cho gan, làm tổn thương tế bào gan và tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Đũa gỗ và thớt
Thớt và đũa gỗ sử dụng lâu ngày dễ sinh ra độc tố aflatoxin. Ảnh minh họa
Đũa gỗ và thớt cũng là vật dụng không thể thiếu trong hầu hết các gia đình. Tuy nhiên, nếu để đũa – thớt trong môi trường ẩm ướt lâu ngày và không được khử trùng thì rất dễ sinh ra độc tố aflatoxin.
Aflatoxin sau khi ăn vào cơ thể người sẽ được gan giải độc và chuyển hóa trực tiếp, lúc này sẽ làm tăng gánh nặng giải độc và chuyển hóa của gan, đồng thời là tác nhân gây ung thư bậc 1. Chỉ cần 1 mg Aflatoxin là có thể mắc ung thư gan.
Độc tố aflatoxin cũng sinh ra do cặn thức ăn bám trên các khe rãnh trên bề mặt thớt và đũa sau thời gian dài sử dụng. Do đó, bác sĩ khuyến cáo các hộ gia đình nên thay đũa mới 3 tháng/lần, thay thớt mỗi năm một lần.
Khăn lau bát đĩa
Khăn lau nên được giặt sạch và thay mới thường xuyên để tránh vi khuẩn có hại bám vào bát đĩa. Ảnh minh họa
Khăn lau bát đĩa cũng nên được thay mỗi tháng một lần. Những chiếc khăn bị ướt lâu ngày sẽ sinh ra một số lượng lớn vi sinh vật và các chất độc hại. Nếu dùng chúng trong thời gian dài sẽ khiến vi khuẩn bám vào bát đĩa và gây hại không chỉ cho gan mà nhiều cơ quan khác của hệ tiêu hóa. Ngoài việc thay khăn lau bát mỗi tháng một lần, sau mỗi lần sử dụng cũng cần phải giặt khăn và phơi nắng cho khô.