BVĐK tỉnh Hòa Bình đã kích hoạt hệ thống báo động đỏ của bệnh viện cấp cứu 5 bệnh nhân ngộ độc do uống rượu ngâm với cây Thương Lục.
5 bệnh nhân nhập viện với các triệu chứng giống nhau như: tê lưỡi, đau bụng dữ dội, nôn, tiêu chảy, vã mồ hôi, khó thở…
Qua khai thác nhanh, cách đó khoảng 1 giờ, các bệnh nhân cùng ăn cơm, có uống rượu ngâm với củ của một loại cây mà theo họ đó là sâm và rượu được mang ra uống lần đầu tiên kể từ khi ngâm.
Các thầy thuốc BVĐK tỉnh Hòa Bình cấp cứu cho bệnh nhân
Đội ngũ các y, bác sĩ nhận định nguyên nhân gây ngộ độc tập thể qua đường ăn uống và chất gây ngộ độc nghĩ nhiều đến do rượu ngâm. Bằng việc kích hoạt hệ thống báo động đỏ, các thầy thầy thuốc BVĐK tỉnh Hòa Bình đã huy động tối đa nhân lực để cấp cứu người bệnh.
TS. Hoàng Công Tình – Trưởng Khoa Hồi sức Tích cực và Chống độc, BVĐK tỉnh Hòa Bình cho biết: “Song song với việc cấp cứu các bệnh nhân, chúng tôi cần nhanh chóng tìm nguyên nhân gây độc. Người nhà của bệnh nhân đã mang rượu mà các bệnh nhân đã uống và loại cây mà họ đã sử dụng củ để ngâm rượu đến bệnh viện. Sau khi tham khảo ý kiến của các chuyên gia và tra cứu tài liệu, nhận định đây là cây Thương Lục, tên khoa học là Phytolacca acinosa Roxb. Củ và rễ của loại cây này rất giống nhân sâm.
Hình ảnh lá và củ của cây Thương Lục
Sau 2 ngày điều trị và chăm sóc tại bệnh viện, sức khỏe các bệnh nhân đã dần ổn định và có thể xuất viện.
Theo tài liệu viết, cây Thương Lục là loại cây có độc chất ở tất cả các bộ phận (rễ, củ, quả, lá). Khi ăn phải loại chất độc này sẽ có các triệu chứng: tê môi – lưỡi, đau bụng, nôn, tiêu chảy, vã mồ hôi, giãn đồng tử, tăng tiết dịch đường thở, co giật.
Nếu ngộ độc nặng hoặc không được cấp cứu kịp thời có thể bị suy hô hấp, hôn mê hoặc t.ử v.ong. Củ và rễ của cây Thương Lục rất giống với nhân sâm, khi ngâm rượu cũng có mùi thơm như nhân sâm nên rất dễ nhầm lẫn”.
Củ sắn dây – thức uống giải khát và làm thuốc
Sắn dây là loài cây dây leo thuộc họ đậu, được trồng ở nhiều nơi ở nước ta để làm thực phẩm và làm thuốc. Hầu hết các bộ phận của cây sắn dây đều được sử dụng làm thuốc chữa bệnh.
Bộ phận dùng tốt nhất là rễ (hoặc củ sắn dây) được thu hoạch vào mùa đông, xuân. Củ sắn dây được đào lên và rửa sạch đất cát, bỏ lớp vỏ ngoài, cắt khúc hoặc thái lát, sau đó phơi hoặc sấy khô, Đông y gọi là cát căn. Rễ đào về rửa sạch, loại bỏ rễ con và chế biến ngay, không nên để quá 3 ngày, để lâu nữa sẽ bị thối hỏng.
Sắn dây không chỉ là thực phẩm thanh nhiệt giài khát trong ngày hè mà còn là vị thuốc hay trị nhiều bệnh.
Hoa sắn dây gọi là cát hoa có vị ngọt, tính bình. Có tác dụng giải ngộ độc rượu, chữa phiền khát, tràng phong hạ huyết (đại tiện ra m.áu).
Bột sắn dây pha uống sống hay nấu chín làm nước giải khát trị sốt nóng, nhức đầu, mẩn ngứa, mụn nhọt, rôm sảy, kiết lỵ ra m.áu.
Về thành phần dinh dưỡng, sắn dây có flavonoids (daizein, puerarin, formononetin,…); triterpenoids (sophoradiol, soyasapogenol…) và các hợp chất carbohydrate (tinh bột 10 – 14%, mannitol, pinitol) miroessterol, succinic acid, allantoin.
Nước bột sắn dây – thức uống lý tưởng trong ngày hè nắng nóng.
Theo Đông y, sắn dây vị ngọt, cay, tính bình; vào các kinh tỳ và vị. Tác dụng giải biểu thanh nhiệt, giải cơ thấu chẩn chỉ khát, sinh tân chỉ tả. Trị cảm sốt đau đầu, đau cứng vùng đầu cổ vai, sốt nóng khát nước, lỵ, tiêu chảy, ban sởi mọc chậm không đều. Ngày dùng 6 – 16g; bằng cách nấu luộc, chưng hầm, vắt lấy nước. Sau đây là một số thực đơn chữa bệnh có sắn dây.
Song cát thang: khổ qua tươi 150 – 200g, cát căn tươi 150 – 200g. Tất cả rửa sạch thái lát, sắc hoặc hãm uống. Ngày uống 1 lần, đợt 2 – 3 ngày. Dùng tốt cho người bị cảm mạo phong nhiệt; biểu hiện đau đầu sốt nóng vã mồ hôi, tắc ngạt mũi, đau sưng họng, viêm khí phế quản, ho có đờm vàng, các trường hợp sốt xuất huyết (mới sốt nóng hay đã có xuất huyết dưới da và niêm mạc).
Cháo sắn dây gạo tẻ: bột sắn dây 30g, gạo tẻ 50g. Gạo ngâm nước 1 đêm, đem nấu cháo cùng với bột sắn, thêm chút muối hoặc đường để ăn. Món này rất tốt cho người tăng huyết áp, bệnh mạch vành, đái tháo đường týp II, tiêu chảy mạn tính do tỳ hư. Ngoài ra còn làm thức ăn giải nhiệt giải khát mùa hè.
Cháo sắn dây gạo tẻ không chì giải nhiệt giải khát, mà còn rất tốt cho người tăng huyết áp, bệnh mạch vành, đái tháo đường týp II, tiêu chảy mạn tính do tỳ hư.
Nước ép sắn dây ngó sen: sắn dây tươi, ngó sen liều lượng như nhau, ép nước uống. Dùng tốt cho người bị xuất huyết dưới da, rong kinh rong huyết, c.hảy m.áu chân răng, tiểu ra m.áu, đại tiện ra m.áu.
Nước rau má sắn dây: rau má tươi 20 -30g, bột sắn 10g. Rau má rửa sạch, giã nát, thêm 150 – 200ml nước sôi, để nguội gạn lấy nước; hòa bột sắn, thêm đường vừa uống. Làm nước giải khát. Trị sốt nóng, nhức đầu, mẩn ngứa, mụn nhọt rôm sảy, kiết lỵ ra m.áu.
Nước rau má sắn dây giải khát, trị sốt nóng, nhức đầu, mẩn ngứa mụn nhọt rôm sảy…