Mỗi ngón tay của chúng ta đều là nơi tập trung dày đặc các dây thần kinh, nếu một người có mạch m.áu khỏe mạnh, thông suốt thì sẽ có 3 dấu hiệu dưới đây.
Mạch m.áu là kênh lưu thông chính để vận chuyển m.áu, oxy và chất dinh dưỡng đến các cơ quan khác nhau của cơ thể. Đó là lý do vì sao giới y học thường nói “mạng sống và mạch m.áu là một mối quan hệ cộng sinh”, nghĩa là mạch m.áu khỏe thì tính mạng mới được đảm bảo. Nếu trong mạch m.áu dính nhiều “tạp chất”, chúng dễ dàng tạo thành huyết khối, gây ra các biến chứng về tim mạch như đột quỵ não, nhồi m.áu cơ tim…
Để đoán biết tình trạng sức khỏe của mạch m.áu, quan niệm của y học cổ truyền Trung Quốc tin rằng ngón tay có thể là một kênh sức khỏe vô cùng tin cậy. Mỗi ngón tay của chúng ta đều là nơi tập trung dày đặc các dây thần kinh, đồng thời chính là nơi tiếp nhận nhiều phản hồi xúc giác nhất. Nếu một người có mạch m.áu khỏe mạnh, thông suốt thì sẽ có 3 dấu hiệu dưới đây.
Người có mạch m.áu khỏe mạnh, ngón tay sẽ có 3 đặc điểm
1. Móng tay luôn hồng hào
Sức khỏe của móng tay liên quan mật thiết đến tình trạng dinh dưỡng, lượng vitamin lẫn tình trạng giải độc của cơ thể. Móng tay hồng hào bóng bẩy cho thấy khí huyết dồi dào, mạch m.áu khỏe mạnh, khả năng lưu thông m.áu thông suốt, cơ thể không thiếu canxi, cũng cho thấy trạng thái nội tiết cơ thể vẫn ổn định, bạn có tiềm năng trường thọ. Ngược lại, nếu bạn là người có móng tay trắng bệch, dễ gãy nghĩa là cơ thể đang bị thiếu m.áu, móng tay màu vàng chứng tỏ đã mắc bệnh về gan…
2. Ngón tay linh hoạt, phản ứng nhanh
Ngón tay bị tê là hiện tượng lượng m.áu cung cấp cho ngón tay không đủ, dấu hiệu này thường gặp ở người mắc bệnh tim mạch và mạch m.áu não.
Ngược lại, khi mạch m.áu khỏe thì có thể vận chuyển m.áu kịp thời đến các bộ phận trên cơ thể, khiến các ngón tay linh hoạt, phản ứng vô cùng nhanh nhạy.
3. Móng tay chắc khỏe
Người có móng tay chắc khỏe thì sức đề kháng tốt, mạch m.áu hoạt động hiệu quả nên kịp thời truyền m.áu đến các cơ quan. Ngược lại, một người có mái tóc mỏng, móng giòn, dễ gãy thường thiếu m.áu, thiếu vitamin D và các chất dinh dưỡng quan trọng khác. Như thế việc đảm bảo sức khỏe và t.uổi thọ sẽ trở nên khó khăn hơn.
Cần hạn chế 3 loại thực phẩm để tránh làm tổn thương mạch m.áu
1. Thức ăn nhiều muối
Muối được gọi là “sát thủ vô hình” của các mạch m.áu, bởi nó chứa rất nhiều ion natri. Một số người thích ăn mặn, không kiểm soát được lượng muối tiêu thụ sẽ dẫn đến tổn thương mạch m.áu.
Quá nhiều ion natri cũng có thể gây ra hiện tượng tích nước và natri, làm suy yếu áp suất thẩm thấu của thành trong của mạch m.áu, hoặc gây co thắt mạch m.áu. Vì vậy, dù già hay trẻ cũng nên ăn ít thức ăn có nhiều muối.
2. Đồ ăn nhiều dầu mỡ
Chất béo là nguồn cung cấp calo và năng lượng quan trọng mà cơ thể con người cần. Ngày nay, chế độ ăn uống của con người dần được đa dạng hóa, nhưng việc tập thể dục lại rất ít. Thường thì việc nạp một lượng lớn chất béo như vậy mà không tham gia tập luyện cuối cùng sẽ dẫn đến tăng lượng mỡ trong cơ thể, tăng lipid trong m.áu, m.áu trở nên nhớt và dễ hình thành huyết khối hơn. Thay vào đó, bạn nên chọn một số loại rau xanh trong bữa ăn hàng ngày, những loại rau này chứa nhiều vitamin, nguyên tố vi lượng và chất xơ, ăn thường xuyên sẽ tốt cho mạch m.áu.
3. Nội tạng động vật
Các loại nội tạng động vật như gan lợn, tim gà, óc lợn… đều có hương vị béo ngậy, thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, bệnh nhân cao huyết áp và mỡ m.áu cao nên ăn ít. Lý do bởi hàm lượng cholesterol và chất béo trong nội tạng động vật cực kỳ cao, nếu ăn quá nhiều thì hàm lượng chất béo trong cơ thể sẽ vượt quá tiêu chuẩn, làm tăng lipid m.áu, ảnh hưởng đến tuần hoàn m.áu, trường hợp nghiêm trọng sẽ gây tắc nghẽn mạch m.áu và gây nhồi m.áu não.
3 bệnh hầu hết ai cũng mắc trong mùa hè, bác sĩ khuyên thực hiện 3 điểm này để giữ gìn sức khỏe
Mỗi mùa trong năm đều ẩn chứa những nguy cơ gây bệnh tật ảnh hưởng đến sức khỏe. Vào mùa hè, thời tiết nắng nóng, cơ thể con người thường mắc 3 loại bệnh dưới đây, cảnh báo mọi người nên chú ý.
Vào mùa hè, làn da của con người bị kéo căng ra, tuyến bã nhờn tiết ra mạnh mẽ, tiết nhiều mồ hôi hơn nên da chúng ta sẽ trong tình trạng rất ẩm và nhờn.
Khi nhiệt độ tăng, để cơ thể người cung cấp đủ năng lượng thoát mồ hôi, cơ thể chúng ta sẽ tăng tốc độ trao đổi chất cơ bản, đẩy nhanh quá trình chuyển hóa đường, chất béo và chất đạm, đồng thời quá trình chuyển hóa vitamin cũng tăng lên.
Ảnh minh họa
Đổ mồ hôi quá nhiều cũng có thể làm tăng tình trạng mất các vitamin tan trong nước như vitamin C. Trong điều kiện nhiệt độ cao, nó cũng sẽ có tác động lớn đến các cơ quan khác nhau của cơ thể con người như hệ tiêu hóa, tim mạch, mạch m.áu não, hô hấp.
Vào mùa hè, các mạch m.áu của da trên cơ thể giãn ra, làm tăng lưu lượng m.áu. Lúc này, các mạch m.áu của các cơ quan nội tạng sẽ bị co lại, do đó lượng m.áu đến các cơ quan nội tạng bị giảm sút, chức năng của toàn bộ cơ thể cũng tương đối suy yếu.
Nhiệt độ cao cũng sẽ làm giảm tiết axit dịch vị, do đó, khả năng tiêu hóa và miễn dịch của con người sẽ tương đối suy yếu vào mùa hè. Chán ăn hay mắc các bệnh về đường tiêu hóa.
Thời tiết nắng nóng, cơ thể con người thường mắc 3 loại bệnh dưới đây:
1. Bệnh chàm da
Ảnh minh họa
Với sự xuất hiện của thời tiết nóng và ẩm ướt, nhiều người bị mắc bệnh chàm. Khi bị chàm, da sẽ nổi những mụn nước nhỏ, ban đỏ da, da tiết dịch, bong vảy và thậm chí da dày lên. Không chỉ ngứa ngáy, nếu chẳng may làm trầy xước da còn dễ dẫn đến bội nhiễm vi khuẩn.
2. Tiêu chảy
Ảnh minh họa
Vào mùa hè, nhiệt độ cao thuận lợi cho sự phát triển của các loại vi khuẩn, nấm nên thức ăn rất chóng hư hỏng… Ngoài ra, thời tiết nắng nóng tạo điều kiện cho ruồi, muỗi, chuột, gián, kiến… sinh sôi nảy nở nên càng dễ làm lây lan các mầm bệnh đường tiêu hóa qua thực phẩm và nước uống. Một trong những bệnh thường gặp khi mùa hè đến là bệnh tiêu chảy.
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy, trong đó có nguyên nhân do virus, vi khuẩn, nguy hiểm nhất là tiêu chảy do phẩy khuẩn tả (còn gọi là bệnh tả). Bệnh lây theo đường tiêu hóa qua thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn, bệnh có liên quan chặt chẽ với điều kiện môi trường, nước, an toàn thực phẩm và thói quen vệ sinh của con người.
Tiêu chảy vào mùa hè dễ gây mất nước và không cung cấp đủ năng lượng, trong trường hợp nặng có thể bị sốc n.hiễm t.rùng hoặc bệnh não nhiễm độc.
Nếu đi ngoài ra phân nhiều nước và số lượng phân lên đến 10 lần trong ngày thì nên đến bệnh viện kịp thời.
3. K ích ứng đường hô hấp do ngồi máy lạnh nhiều
Ảnh minh họa
Mùa hè thời tiết nắng nóng, nhiều người làm việc và sinh hoạt trong môi trường điều hòa, đặc biệt là những người trẻ t.uổi. Ở trong môi trường bật điều hòa lâu ngày, không khí lạnh sẽ gây kích ứng đường hô hấp, nhẹ thì có triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, ho, nặng thì n.hiễm t.rùng như viêm phổi, viêm phế quản… Do phòng máy lạnh đóng kín cửa, không khí không được lưu thông sẽ dẫn đến việc lây lan vi khuẩn.
Gợi ý: Sau 3 tiếng bật điều hòa nên mở cửa thông gió một lần, mỗi lần thông gió ít nhất là 15 phút.
Bệnh điều hòa không chỉ là bệnh về đường hô hấp mà sự kích thích của nhiệt độ thấp cũng có thể khiến mạch m.áu bị co lại khiến cho quá trình lưu thông m.áu ở các khớp bị tắc nghẽn, hậu quả là các khớp thắt lưng và khớp gối bị cứng, đau, lạnh và tê ở bàn tay và bàn chân.
Vì vậy, những người ở lâu trong phòng điều hòa nên bảo vệ các khớp quan trọng của mình và tránh bị cảm lạnh.
Làm 4 việc sau để giữ gìn sức khỏe trong mùa hè:
1. Chế độ ăn uống thanh đạm
Ảnh minh họa
Vì mùa hè tiết axit dịch vị giảm, cộng với việc uống nhiều nước làm loãng axit dịch vị, giảm khả năng tiêu hóa của cơ thể, vì vậy chế độ ăn uống cần thanh đạm. Tuy thanh đạm nhưng không phải là ăn chay hoàn toàn, nếu ăn chay trong thời gian dài, cơ thể con người cũng sẽ thiếu nhiều chất cần thiết, làm mất cân bằng dinh dưỡng.
2. Uống nhiều nước để cơ thể không bị thiếu nước
Mùa hè ra nhiều mồ hôi, đừng đợi đến khi khô miệng mới uống, nhất là đối với người cao t.uổi, một khi đã cảm thấy khát nghĩa là cơ thể đã rơi vào trạng thái mất nước. Cơ thể con người thiếu nước sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa, đồng thời lượng m.áu nuôi toàn cơ thể cũng giảm, lượng m.áu về tim cũng giảm theo, dẫn đến thiếu m.áu cục bộ cơ tim, gây tổn thương cơ tim. Uống nước lọc đun sôi để nguội là tốt nhất, không sử dụng các loại đồ uống thay thế.
3. Đảm bảo ngủ đủ giấc
Ảnh minh họa
Vào mùa hè, ban ngày dài ra, đêm ngắn lại, cơ thể con người trao đổi chất mạnh, tiêu hao nhiều, dễ cảm thấy mệt mỏi, vì vậy, đảm bảo ngủ đủ giấc trong mùa hè có lợi cho sức khỏe, có thể cải thiện chất lượng cuộc sống và hiệu quả của công việc và học tập.