Một bệnh nhân cắt bỏ cánh tay vì đắp lá thuốc trị rắn cắn

Bệnh viện Đa khoa huyện Vị Xuyên ( Hà Giang) vừa phẫu thuật cắt bỏ một nửa cánh tay b.ị h.oại t.ử cho một bệnh nhân do đắp lá thuốc trị rắn độc cắn.

mot benh nhan cat bo canh tay vi dap la thuoc tri ran can b60 5843840

Ảnh minh họa

Bệnh nhân là anh Phàn Văn Thắn, 46 t.uổi, thường trú tại thôn Bản Chang, xã Quảng Ngần, huyện Vị Xuyên. Chẩn đoán sơ bộ hoại tử cẳng bàn tay trái do rắn cắn ngày thứ 25. Nhập viện trong tình trạng tinh thần mệt mỏi, cánh tay trái hoại tử phần mềm, phù nề, cẳng tay còn trơ 2 xương quay trụ, rụng toàn bộ khối xương cổ tay, bàn tay, có thể có rối loạn đông m.áu và nhiễm khuẩn huyết gây nguy hiểm đến tính mạng.

Sau khi có quả xét nghiệm không có rối loạn đông m.áu, người bệnh thực hiện 3 cuộc phẫu thuật cắt bỏ 2 xương cẳng tay để lại khớp khuỷu; cắt lọc hoại tử; vá da tự thân. Sau 35 ngày điều trị, tình trạng bệnh nhân tốt, các chỉ số ổn định, không có biến chứng sau phẫu thuật, đã được xuất viện.

Anh Thắn bị loại rắn thuộc họ rắn lục mũi hếch cắn vào vùng cẳng tay trái. Anh Thắn tự lấy dây chun thắt chặt phần trên cánh tay và điều trị bằng thuốc nam tại nhà. Sau 25 ngày không nới dây thắt, bệnh nhân xuất hiện mệt mỏi, cẳng bàn tay thối rụng từng phần xương bàn tay, cổ tay, còn trơ lại 2 xương cẳng tay, lúc này bệnh nhân mới được gia đình đưa đến viện.

Vì sao mùa hè nhiều trẻ bị rắn độc trèo tường vào nhà cắn?

Theo BS Lê Xuân Trung – Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cho biết mấy ngày gần đây, khoa Hồi Sức Tích Cực Bệnh viện Nhi Thanh Hoá liên tục phải cấp cứu, điều trị cho bệnh nhi bị rắn độc cắn.

Ví dụ như trường hợp b.é g.ái 8 t.uổi, bị rắn cắn vào chân rất nặng trong lúc chơi ngoài vườn được chuyển từ bệnh viện huyện Bá Thước lên. Trẻ nhập viện trong tình trạng rối loạn đông m.áu nặng, mu chân phải hoại tử, sưng nề, bầm tím lan đến gốc đùi, tại chỗ cắn có 2 vết răng, chân tay lạnh, rét run.

Sau khi được thăm khám, các bác sỹ chẩn đoán: Bệnh nhi bị rắn lục cắn ngày thứ nhất, tiên lượng rất nặng. Ngay sau đó các bác sỹ đã đưa ra phác đồ điều trị: Sử dụng thuốc giải độc đặc hiệu là huyết thanh kháng nọc rắn lục, giảm đau, bất động chi tổn thương, điều trị triệu chứng.

Trong tháng 5, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa tiếp nhận 3 bệnh nhân bị rắn độc cắn. Các trẻ trong độ t.uổi từ 5-10 t.uổi. Các bệnh nhi đến cấp cứu trong tình trạng khó thở, suy hô hấp, sưng nề, đe dọa đến tính mạng…

Bác sĩ Trung cho biết nguyên do là thời tiết nắng nóng, cây bụi bị phát quang, khô héo. Các loại rắn, tìm vào tránh nắng trong gầm giường, nhà tắm. Vì vậy bố mẹ cần để ý khu vực nhà ở, khu vui chơi của trẻ giữ không gian thoáng sạch.

T.rẻ e.m, người lớn vô tình giẫm, đụng vào và bị cắn. BS Trung cho biết nhiều người còn chủ quan cho rằng ở thành phố, ở nhà cao tầng thì an toàn nhưng thực ra ở bất cứ đâu rắn đều có thể xâm nhập. Tình trạng rắn bò qua tường vào nhà không phải là ít.

vi sao mua he nhieu tre bi ran doc treo tuong vao nha can 5b8 5803745

Ảnh minh họa.

Ths.BS Nguyễn Thành Nam – Khoa Nhi – Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ tại khoa cũng tiếp nhận các ca trẻ bị rắn tấn công ngay tại nhà mình.

Ví dụ như trường hợp bệnh nhi Thu H. ở Hà Nam. Bệnh nhân bị rắn cắn khi đang đứng ở nhà chải tóc. Do trời tối nên em không phát hiện rắn gì.

Sau khi xác định rắn cắn, gia đình đã đưa bé đến cơ sở y tế địa phương sơ cứu và chuyển lên Bệnh viện Bạch Mai để điều trị. Khi vào viện, dù bệnh nhi không sốt, chân bên phải – chỗ bị rắn cắn sưng nóng. Phần mu chân có vết hoại tử đen, khoảng 2-3 cm. Các bác sĩ chỉ định tiêm uốn ván và dùng huyết thanh kháng nọc rắn hổ đất.

Tại Bệnh viện Nhi đồng 1, TP Hồ Chí Minh các bác sĩ cũng tiếp nhận ca bệnh bị rắn cắn khi trẻ đang ở nhà. Ví dụ mới đây nhất 1 bé 15 tháng t.uổi ở T.iền Giang đang đứng ở nhà chơi bị rắn cắn. Bé được người nhà đắp thuốc dẫn tới biến chứng. Khi đưa lên Bệnh viện Nhi đống 1, dù các bác sĩ cố gắng cứu bé bằng cách truyền rất nhiều m.áu, chế phẩm m.áu, gần như là thay m.áu cho bé, truyền thuốc rối loạn đông m.áu… Tuy nhiên, tình trạng bệnh nhi ngày càng nặng, xuất huyết không chỉ ở vết thương mà còn dưới da, chân răng, nghi ngờ xuất huyết não, suy hô hấp và đã t.ử v.ong sau 2 ngày.

Theo BS Trung ngay khi phát hiện rắn cắn, bệnh nhân được đưa đến cấp cứu tại bệnh viện nên đã được xử trí kịp thời, không gây ảnh hưởng đến tính mạng, không tự ý dùng thuốc đông y dân gian.

Tại Bệnh viện Nhi Thanh Hoá, BS Trung cho biết bệnh viện sẽ sử dụng huyết thanh kháng độc rắn đặc hiệu để điều trị. Vì vậy, khi nạn nhân bị rắn cắn hãy đến bệnh viện càng sớm càng tốt và nếu có thể cùng con rắn đã cắn người.

Có thể nhận ra được một số loại rắn độc thường gặp dựa vào các đặc điểm đặc trưng bên ngoài của rắn: rắn hổ mang (khi chuẩn bị tấn công thì cổ bạnh, phát âm thanh đặc trưng), rắn cạp nong (thân mình khúc vàng khúc đen), rắn cạp nia (thân mình khúc trắng khúc đen), họ rắn lục (đầu to hình thoi hoặc tam giác).

Rắn độc thường có 2 răng độc lớn (còn gọi là móc độc) và thường ở vị trí răng cửa hàm trên, do đó khi cắn thường để lại vết cắn đặc trưng có thể giúp phân biệt với rắn không độc. Răng độc đóng vai trò như một kim tiêm dưới da hoặc tiêm vào bắp thịt. Một số loại rắn hổ mang mặc dù ở cách nạn nhân một khoảng cách vẫn có thể phun nọc độc về phía nạn nhân và gây tổn thương mắt, có thể từ đó gây nhiễm độc toàn thân.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *