Nếu gặp phải 1 trong 4 triệu chứng dưới đây, bạn nên kịp thời điều chỉnh những thói quen xấu và tìm cách nâng cao khả năng miễn dịch.
Khi một người thường xuyên bị ốm, chúng ta thường nói họ: “Miễn dịch kém!”. Vậy các biểu hiện của “miễn dịch kém” là gì? Một bài báo trên tờ Lifetimes (Trung Quốc) đã tiết lộ 4 biểu hiện của sự suy giảm khả năng miễn dịch.
1. Mệt mỏi thường xuyên
Đôi khi, khi gặp áp lực tâm lý và công việc bận rộn, con người sẽ dễ cảm thấy mệt mỏi. Sự mệt mỏi về thể chất này có thể được giải tỏa một cách hiệu quả sau khi nghỉ ngơi. Nếu tình trạng mệt mỏi kéo dài, tinh thần kém, sau khi nghỉ ngơi vẫn không thuyên giảm, có thể do mắc bệnh dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch, cần đi khám kịp thời.
Miễn dịch là gì?
Khả năng miễn dịch là cơ chế tự bảo vệ của cơ thể, xác định và loại bỏ các vi sinh vật gây bệnh xâm nhập từ bên ngoài. Nó có thể đối phó với tổn thương, sự c.hết đi, lão hóa và thoái hóa của các tế bào, đồng thời xác định và đối phó với khả năng lây nhiễm của virus đối với các tế bào và tế bào đột biến trong cơ thể. Một hệ thống miễn dịch đủ mạnh có thể giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của các loại bệnh tật.
2. Dễ bị cảm lạnh
Khi thời tiết chuyển mùa, nhiều người sẽ thỉnh thoảng bị cảm, kể cả không dùng thuốc thì vẫn có thể khỏi bệnh. Tuy nhiên nếu cảm thường xuyên, kéo dài và lâu khỏi, nghĩa là khả năng miễn dịch của cơ thể thấp, khả năng kháng virus kém. Một khi hệ thống miễn dịch suy giảm, ngay cả một cơn cảm lạnh nhỏ cũng có thể gây t.ử v.ong.
3. Khó tiêu
Những người có khả năng miễn dịch thấp rất dễ gặp các vấn đề về đường tiêu hóa như khó tiêu, tiêu chảy… Một chút đồ nặng mùi hoặc món ăn lạnh sẽ gây khó chịu cho đường tiêu hóa, thậm chí nôn mửa và tiêu chảy. Điều đó cho thấy khả năng miễn dịch thấp và ảnh hưởng đến chức năng đường tiêu hóa.
4. Vết thương lâu lành
Đôi khi cơ thể sẽ bị một số vết thương nhỏ hoặc bị loét miệng, điều này là bình thường. Nhưng nếu những vết thương nhỏ hoặc vết loét này chậm lành, không lành hoặc tái phát nhiều lần thì đó là biểu hiện của khả năng miễn dịch kém.
Không phải khả năng miễn dịch càng cao thì càng tốt
Chúng ta luôn tìm cách nâng cao khả năng miễn dịch, nhưng ít ai biết rằng khả năng miễn dịch không phải càng cao càng tốt. Trong hệ thống miễn dịch của con người, tế bào T và tế bào B đóng vai trò chính, kết hợp với nhau, t.iêu d.iệt kẻ thù để bảo vệ sức khỏe con người. Tuy nhiên, nếu khả năng miễn dịch quá mạnh, tế bào B và tế bào T sẽ không thể nhận ra chính mình, nhầm chúng với những kẻ xâm nhập từ bên ngoài.
Bác sĩ Lịch Chiêm Quốc, Trưởng khoa Thấp khớp và Miễn dịch, Bệnh viện Nhân dân Đại học Bắc Kinh, nhắc nhở, khi chức năng miễn dịch của cơ thể bất thường, nó có thể gây ra các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp, hội chứng Sjogren và lupus ban đỏ. Nguyên nhân là do các tế bào miễn dịch hoạt động quá mức.
Ví dụ như hội chứng Sjogren, khi các tế bào miễn dịch trong cơ thể hoạt động quá mạnh sẽ làm tổn thương chức năng của các tuyến, làm giảm tiết nước bọt và nước mắt, gây khô miệng, khô mắt và các triệu chứng khác của hội chứng Sjogren.
Ngoài ra, các tế bào miễn dịch hoạt động quá mức cũng có thể gây ra bệnh lupus ban đỏ. Nếu bị loét miệng lặp đi lặp lại thì đây có thể là triệu chứng của bệnh.
5 cách đơn giản để kích hoạt khả năng miễn dịch của bạn
Miễn dịch quá thấp hoặc quá cao đều không tốt, điều quan trọng là phải duy trì sự cân bằng của miễn dịch. Trong cuộc sống hàng ngày, bạn nên sử dụng 5 cách dưới đây để kích hoạt khả năng miễn dịch của mình.
1. Ngủ đủ giấc
Thức khuya trong thời gian dài sẽ khiến hệ miễn dịch của cơ thể bị tổn hại nghiêm trọng, dễ bị nhiễm virus. Ngủ đủ giấc có thể đảm bảo thể lực được phục hồi khi thức dậy, cơ thể tràn đầy sinh lực. Người lớn cần ngủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày, người cao t.uổi không được ngủ dưới 6 tiếng.
2. Ăn nhiều tỏi và chanh
Một nghiên cứu của Trung tâm Y tế Đại học Maryland (Hoa Kỳ) cho thấy ăn nhiều tỏi có thể giúp cải thiện khả năng miễn dịch của con người, ngăn ngừa các bệnh về tim. Lý do là bởi tỏi có chứa các hợp chất kháng virus và diệt khuẩn, có thể giúp con người cải thiện khả năng miễn dịch. Allicin chứa trong tỏi còn có tác dụng ức chế phản ứng viêm.
Chanh rất giàu vitamin C và là một chất điều hòa miễn dịch trong cơ thể con người. Nó có thể điều chỉnh hệ thống miễn dịch bị rối loạn bằng cách tác động đến nhiều chức năng của tế bào miễn dịch, từ đó giúp cải thiện khả năng miễn dịch.
3. Tập thể dục đều đặn
Một báo cáo từ Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ cho thấy tập thể dục có thể làm cho sự lưu thông của các tế bào bạch cầu nhanh hơn, cải thiện khả năng phát hiện bệnh của hệ miễn dịch. Tập thể dục cũng có thể làm tăng khối lượng cơ của cơ thể. Trên cơ sở sức khỏe tốt, chúng ta có thể đảm bảo tập thể dục 5 ngày/tuần, mỗi lần từ 30 đến 60 phút.
4. Phơi nắng
Một nghiên cứu được thực hiện bởi Trường Y Đại học Yale (Hoa Kỳ) chỉ ra, năng lượng mặt trời làm giảm tác hại của các bệnh đường hô hấp thông thường và virus cúm. Bạn có thể chọn phơi nắng lúc 10 giờ sáng hoặc 4 giờ chiều, mỗi lần không quá 30 phút. Lúc này, tia cực tím trong ánh nắng mặt trời thấp nên có thể ngăn ngừa tổn thương da và giúp cải thiện khả năng miễn dịch.
5. Luôn mỉm cười
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Stanford (Hoa Kỳ) phát hiện, mỉm cười có thể làm tăng số lượng tế bào miễn dịch và kháng thể trong nước bọt và m.áu, kích thích các dây thần kinh phó giao cảm, giảm mức adrenaline và giảm mệt mỏi hiệu quả. Đây là một cách đơn giản để cải thiện khả năng miễn dịch.
Một thái độ tích cực và lạc quan cũng có thể làm giảm căng thẳng và thúc đẩy giấc ngủ. Trong cuộc sống, chúng ta cần có những suy nghĩ tích cực hơn và giúp bản thân thư giãn cảm xúc thông qua trò chuyện, đọc sách, tập thể dục.
Nếu nhận thấy bản thân có những biểu hiện của khả năng miễn dịch kém thì bạn nên kịp thời điều chỉnh những thói quen xấu và tìm cách nâng cao khả năng miễn dịch.
Nguồn và ảnh: QQ, Healthline
Làm thế nào giảm tác dụng phụ sau khi tiêm vaccine?
Những người tiêm vaccine sau mũi đầu tiên có thể gặp các triệu chứng như sốt, đau nhức cơ thể và đau tại chỗ tiêm. Nếu bạn đang phải đối mặt với sự khó chịu, sau đây là một số điều bạn có thể làm để giảm các cơn đau nhức.
Những người tiêm vaccine sau mũi đầu tiên có thể gặp các triệu chứng như sốt, đau nhức cơ thể và đau tại chỗ tiêm. Mặc dù những dấu hiệu này có vẻ đáng báo động, nhưng các chuyên gia đã chỉ ra rằng chúng là những dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang xây dựng khả năng miễn dịch chống lại virus. Các dấu hiệu này sẽ biến mất một hay hai ngày sau khi tiêm. Nếu bạn đang phải đối mặt với sự khó chịu, đây là một số điều bạn có thể làm để giảm các cơn đau nhức:
Uống đủ nước
Sốt và cơ thể mỏi mệt là một số tác dụng phụ thường gặp của việc chủng ngừa, kéo dài trong 2-3 ngày. Uống nhiều nước có thể giúp thải độc tố ra khỏi cơ thể và giúp phục hồi nhanh chóng. Cố gắng duy trì đủ nước trong ít nhất 2 ngày sau khi chủng ngừa. Bạn cũng có thể uống nước dừa, nước trái cây hoặc nước lọc để cơ thể luôn đủ nước.
Uống nhiều nước có thể giúp thải độc tố ra khỏi cơ thể và giúp phục hồi nhanh chóng.
Nghỉ ngơi
Hệ thống miễn dịch của bạn phải làm việc chăm chỉ để tạo ra các kháng thể bảo vệ cơ thể chống lại Covid-19. Điều này có thể dẫn đến một chút khó chịu như đau khớp, đau đầu và buồn nôn. Đừng làm quá sức trong thời gian này. Hãy nghỉ ngơi, ngủ nhiều trước và sau khi dùng thuốc. Hãy thiền nếu bạn có thể để xoa dịu tâm trí và kiểm soát mức độ căng thẳng của mình. Ngủ đúng giờ và không căng thẳng sẽ hỗ trợ khả năng miễn dịch của bạn và giúp vaccine tạo ra kháng thể.
Hãy nghỉ ngơi, ngủ nhiều trước và sau khi dùng thuốc.
Sử dụng túi đá chườm
Một số người thậm chí còn cảm thấy đau nhức, sưng tấy đỏ và đau tại chỗ tiêm. Điều này có thể khiến bạn khó cử động cánh tay hoặc thực hiện các công việc hàng ngày. Nếu khó chịu, bạn hãy chườm đá hoặc đắp khăn ướt lên cánh tay, nơi bạn đã tiêm. Ngoài ra, hãy cử động cánh tay của bạn hoặc tập thể dục một chút. Điều này có thể giúp giảm sưng và đau.
Nếu khó chịu, bạn hãy chườm đá hoặc đắp khăn ướt lên cánh tay, nơi bạn đã tiêm.
Sử dụng thuốc giảm đau nếu cần
Thông thường, cảm giác đau và khó chịu sau khi tiêm phòng sẽ tự biến mất sau vài ngày, nhưng nếu nó thực sự làm bạn lo lắng hoặc bạn không thể kiểm soát được thì hãy dùng thuốc. Tham khảo ý kiến của các bác sĩ, họ có thể kê cho bạn một số loại thuốc giảm đau và hạ sốt. Vì sự an toàn của bạn, đừng tự kê đơn bất kỳ loại thuốc nào vì nó có thể ảnh hưởng đến vaccine.
Tham khảo ý kiến của các bác sĩ, họ có thể kê cho bạn một số loại thuốc giảm đau và hạ sốt.
Ăn uống lành mạnh
Vaccine hoạt động tốt hơn khi bạn tuân theo thói quen lối sống lành mạnh.
Vaccine hoạt động tốt hơn khi bạn tuân theo thói quen lối sống lành mạnh. Ăn thực phẩm lành mạnh để giữ dáng và phục hồi nhanh hơn. Ăn thực phẩm giàu protein, kẽm, canxi, sắt và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác. Một chế độ ăn uống lành mạnh giúp xây dựng hệ thống miễn dịch của bạn và hỗ trợ phục hồi tích cực. Tránh xa thực phẩm chế biến sẵn và nhiều chất béo./.