Những việc này đều rất đơn giản, mẹ nào cũng sẽ thực hiện được.
Nếu bầu bí trong mùa hè đã là cơn ác mộng của các mẹ bầu khi không thể ăn ngon ngủ yên vì nóng quá, thì ở cữ trong giai đoạn nắng nóng đỉnh điểm mới khiến nhiều mẹ ngán ngẩm, chỉ nghĩ đến thôi đã thấy sợ đến rùng mình.
Song, nếu các mẹ ghi nhớ 4 việc nên làm và 2 việc không nên làm sau đây trong thời gian ở cữ thì chắc chắn bạn sẽ nhanh chóng vượt qua được quãng thời gian khó khăn này, dù đó là mùa hè.
4 việc nên làm khi ở cữ:
1. Mở cửa sổ cho phòng thông thoáng
Trong tiết trời nắng nóng đổ lửa như mùa hè mà các mẹ mới sinh lại nhốt mình trong một căn phòng kín gió bằng cách đóng hết tất cả cửa sổ, không bật quạt, không bật điều hòa, thậm chí có mẹ còn mặc áo dài tay, đi tất chân nữa thì cực kỳ có hại cho sức khỏe. Bởi những hành động này sẽ khiến nhiệt độ của cơ thể bạn tăng cao, mồ hôi ra nhiều nhưng lại không bù đủ nước thì sẽ dễ bị say nắng. Tệ hơn nữa, nếu nhiệt độ cơ thể vượt quá 40 độ C sẽ có khả năng làm tổn thương đến tim và gan của bạn.
Dù đang ở cữ nhưng mẹ vẫn nên mở cửa sổ phòng thông thoáng (Ảnh minh họa)
Theo các bác sĩ, mặc dù sản phụ không nên ra gió quá sớm, nhưng không có nghĩa là bạn không được phép mở quạt hay điều hòa. Thay vào đó, trong những ngày oi bức, bạn nên mở quạt thoang thoảng hay mở điều hòa ở mức nhiệt 28 độ C để trong phòng mát mẻ, dễ chịu. Bên cạnh đó, vào những lúc trời không có nắng như sáng sớm hoặc chiều tối, bạn nên mở cửa sổ, cửa phòng để không khí luân chuyển.
2. Thường xuyên tắm gội
Mùa hè rất nóng nực nên chuyện bạn đổ mồ hôi liên tục cũng là chuyện bình thường, chính vì vậy mà bạn cần phải đi tắm. Việc tắm gội sau 1 tuần sinh con là không có vấn đề gì cả, miễn là bạn tắm bằng nước ấm, tắm nhanh ở nơi kín gió và nhớ lau khô người, sấy khô tóc là được.
Ngoài ra, bạn cũng nên xúc miệng bằng nước muối ấm mỗi ngày, hoặc đ.ánh răng nhẹ bằng nước ấm để vệ sinh răng miệng.
Mẹ nên xúc miệng bằng nước muối ấm hoặc đ.ánh răng bằng nước ấm hàng ngày (Ảnh minh họa)
3. Dọn dẹp phòng sạch sẽ
Sau mỗi lần con trớ sữa, bạn nên thay quần áo, drap giường, gối, chăn hay bất cứ chỗ nào dính sữa nhằm đảm bảo vi khuẩn không sinh sôi nảy nở. Bạn cũng có thể nhờ người nhà hút bụi, lau phòng để phòng được thơm tho sạch sẽ.
4. Ăn uống đủ chất
Trải qua quá trình mang thai và sinh nở, cơ thể của bạn bị tiêu hao rất nhiều năng lượng. Do vậy, trong thời gian ở cữ, bạn không nên ăn uống quá kham khổ, nghèo nàn các món ăn. Bạn có thể ăn ngũ cốc, khoai lang, gạo lức, yến mạch thay cơm để vừa giảm cân vừa có sữa cho con bú. Bạn cũng nên ăn đầy đủ thịt nạc (bò, gà, heo), cá, tôm, mực, trứng, ăn nhiều rau xanh, trái cây và hạn chế ăn thực phẩm có nhiều dầu mỡ.
Ăn uống đủ chất vừa giúp mẹ nhanh hồi phục sức khỏe, vừa có đủ sữa cho con bú (Ảnh minh họa)
2 việc tuyệt đối tránh khi ở cữ
– Không nâng vật nặng
Khi mang thai, cột sống của bạn sẽ bị kéo về phía trước do bụng bầu to, vì vậy, cột sống cần thời gian để hồi phục sau khi sinh con. Do đó, bạn không nên nâng vật nặng trong thời gian ở cữ để tránh bị đau lưng.
– Không giữ tâm trạng buồn bã
Trong thời gian ở cữ, có không ít mẹ cảm thấy tù túng, ngột ngạt vì chỉ được phép ở trong phòng. Song, bạn không nên để cảm xúc của mình xuống dốc. Nếu cảm thấy không thoải mái, bạn hãy nói chuyện với chồng hoặc người thân trong gia đình để giải tỏa cảm xúc, tránh bị trầm cảm sau sinh.
3 bệnh hầu hết ai cũng mắc trong mùa hè, bác sĩ khuyên thực hiện 3 điểm này để giữ gìn sức khỏe
Mỗi mùa trong năm đều ẩn chứa những nguy cơ gây bệnh tật ảnh hưởng đến sức khỏe. Vào mùa hè, thời tiết nắng nóng, cơ thể con người thường mắc 3 loại bệnh dưới đây, cảnh báo mọi người nên chú ý.
Vào mùa hè, làn da của con người bị kéo căng ra, tuyến bã nhờn tiết ra mạnh mẽ, tiết nhiều mồ hôi hơn nên da chúng ta sẽ trong tình trạng rất ẩm và nhờn.
Khi nhiệt độ tăng, để cơ thể người cung cấp đủ năng lượng thoát mồ hôi, cơ thể chúng ta sẽ tăng tốc độ trao đổi chất cơ bản, đẩy nhanh quá trình chuyển hóa đường, chất béo và chất đạm, đồng thời quá trình chuyển hóa vitamin cũng tăng lên.
Ảnh minh họa
Đổ mồ hôi quá nhiều cũng có thể làm tăng tình trạng mất các vitamin tan trong nước như vitamin C. Trong điều kiện nhiệt độ cao, nó cũng sẽ có tác động lớn đến các cơ quan khác nhau của cơ thể con người như hệ tiêu hóa, tim mạch, mạch m.áu não, hô hấp.
Vào mùa hè, các mạch m.áu của da trên cơ thể giãn ra, làm tăng lưu lượng m.áu. Lúc này, các mạch m.áu của các cơ quan nội tạng sẽ bị co lại, do đó lượng m.áu đến các cơ quan nội tạng bị giảm sút, chức năng của toàn bộ cơ thể cũng tương đối suy yếu.
Nhiệt độ cao cũng sẽ làm giảm tiết axit dịch vị, do đó, khả năng tiêu hóa và miễn dịch của con người sẽ tương đối suy yếu vào mùa hè. Chán ăn hay mắc các bệnh về đường tiêu hóa.
Thời tiết nắng nóng, cơ thể con người thường mắc 3 loại bệnh dưới đây:
1. Bệnh chàm da
Ảnh minh họa
Với sự xuất hiện của thời tiết nóng và ẩm ướt, nhiều người bị mắc bệnh chàm. Khi bị chàm, da sẽ nổi những mụn nước nhỏ, ban đỏ da, da tiết dịch, bong vảy và thậm chí da dày lên. Không chỉ ngứa ngáy, nếu chẳng may làm trầy xước da còn dễ dẫn đến bội nhiễm vi khuẩn.
2. Tiêu chảy
Ảnh minh họa
Vào mùa hè, nhiệt độ cao thuận lợi cho sự phát triển của các loại vi khuẩn, nấm nên thức ăn rất chóng hư hỏng… Ngoài ra, thời tiết nắng nóng tạo điều kiện cho ruồi, muỗi, chuột, gián, kiến… sinh sôi nảy nở nên càng dễ làm lây lan các mầm bệnh đường tiêu hóa qua thực phẩm và nước uống. Một trong những bệnh thường gặp khi mùa hè đến là bệnh tiêu chảy.
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy, trong đó có nguyên nhân do virus, vi khuẩn, nguy hiểm nhất là tiêu chảy do phẩy khuẩn tả (còn gọi là bệnh tả). Bệnh lây theo đường tiêu hóa qua thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn, bệnh có liên quan chặt chẽ với điều kiện môi trường, nước, an toàn thực phẩm và thói quen vệ sinh của con người.
Tiêu chảy vào mùa hè dễ gây mất nước và không cung cấp đủ năng lượng, trong trường hợp nặng có thể bị sốc n.hiễm t.rùng hoặc bệnh não nhiễm độc.
Nếu đi ngoài ra phân nhiều nước và số lượng phân lên đến 10 lần trong ngày thì nên đến bệnh viện kịp thời.
3. K ích ứng đường hô hấp do ngồi máy lạnh nhiều
Ảnh minh họa
Mùa hè thời tiết nắng nóng, nhiều người làm việc và sinh hoạt trong môi trường điều hòa, đặc biệt là những người trẻ t.uổi. Ở trong môi trường bật điều hòa lâu ngày, không khí lạnh sẽ gây kích ứng đường hô hấp, nhẹ thì có triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, ho, nặng thì n.hiễm t.rùng như viêm phổi, viêm phế quản… Do phòng máy lạnh đóng kín cửa, không khí không được lưu thông sẽ dẫn đến việc lây lan vi khuẩn.
Gợi ý: Sau 3 tiếng bật điều hòa nên mở cửa thông gió một lần, mỗi lần thông gió ít nhất là 15 phút.
Bệnh điều hòa không chỉ là bệnh về đường hô hấp mà sự kích thích của nhiệt độ thấp cũng có thể khiến mạch m.áu bị co lại khiến cho quá trình lưu thông m.áu ở các khớp bị tắc nghẽn, hậu quả là các khớp thắt lưng và khớp gối bị cứng, đau, lạnh và tê ở bàn tay và bàn chân.
Vì vậy, những người ở lâu trong phòng điều hòa nên bảo vệ các khớp quan trọng của mình và tránh bị cảm lạnh.
Làm 4 việc sau để giữ gìn sức khỏe trong mùa hè:
1. Chế độ ăn uống thanh đạm
Ảnh minh họa
Vì mùa hè tiết axit dịch vị giảm, cộng với việc uống nhiều nước làm loãng axit dịch vị, giảm khả năng tiêu hóa của cơ thể, vì vậy chế độ ăn uống cần thanh đạm. Tuy thanh đạm nhưng không phải là ăn chay hoàn toàn, nếu ăn chay trong thời gian dài, cơ thể con người cũng sẽ thiếu nhiều chất cần thiết, làm mất cân bằng dinh dưỡng.
2. Uống nhiều nước để cơ thể không bị thiếu nước
Mùa hè ra nhiều mồ hôi, đừng đợi đến khi khô miệng mới uống, nhất là đối với người cao t.uổi, một khi đã cảm thấy khát nghĩa là cơ thể đã rơi vào trạng thái mất nước. Cơ thể con người thiếu nước sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa, đồng thời lượng m.áu nuôi toàn cơ thể cũng giảm, lượng m.áu về tim cũng giảm theo, dẫn đến thiếu m.áu cục bộ cơ tim, gây tổn thương cơ tim. Uống nước lọc đun sôi để nguội là tốt nhất, không sử dụng các loại đồ uống thay thế.
3. Đảm bảo ngủ đủ giấc
Ảnh minh họa
Vào mùa hè, ban ngày dài ra, đêm ngắn lại, cơ thể con người trao đổi chất mạnh, tiêu hao nhiều, dễ cảm thấy mệt mỏi, vì vậy, đảm bảo ngủ đủ giấc trong mùa hè có lợi cho sức khỏe, có thể cải thiện chất lượng cuộc sống và hiệu quả của công việc và học tập.