Hiện nay, ngày càng nhiều người đột quỵ. Vì vậy, các chuyên gia khuyên mọi người chủ động phòng ngừa đột quỵ từ sớm.
Đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây t.ử v.ong hàng đầu trên thế giới. Trung bình cứ 3 phút lại có 1 ca t.ử v.ong do đột quỵ.
Mỗi năm ở Việt Nam có hơn 200.000 người bị đột quỵ, hơn 50% trong số đó t.ử v.ong và chỉ có 10% trong số những người sống sót là có bình phục hoàn toàn.
Đột quỵ dẫn đến t.ử v.ong cao do không cấp cứ kịp thời (Ảnh minh họa)
Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ
Theo VTV PGS.TS Nguyễn Văn Quýnh – Chuyên khoa tim mạch, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc cho biết, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, trong đó phải kể đến các nguyên nhân chính sau:
Thiếu m.áu não cục bộ
Trường hợp này chiếm 80-85% số ca đột quỵ, thường xảy ra do động mạch não bị hẹp và tắc. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thường là do có cục m.áu đông trong tim hoặc mạch m.áu bị xơ vữa và trôi lên não. Điều này cản trở lưu thông m.áu cung cấp lên não khiến tế bào não bị thiếu hụt oxy quá mức và bị c.hết đi. Các tế bào não bị c.hết sẽ ảnh hưởng đến vùng cơ thể mà nó chi phối, dẫn đến các hiện tượng như rối loạn tri giác, liệt tay chân, liệt mặt, nói ngọng…
Xuất huyết não
Xuất huyết não chiếm 15-20% các cơ đột quỵ não. Đây là trường hợp mạch m.áu não bị vỡ, kết quả là các chất phóng thích từ hồng cầu vỡ sẽ dẫn đến tổn thương não sau xuất huyết.
Xuất huyết não là một nguyên nhân dẫn đến đột quỵ (Ảnh minh họa)
Những người bị huyết áp cao đồng thời gặp phải chứng phình động mạch não hay mạch m.áu não bị dị dạng bẩm sinh thường có nhiều nguy cơ bị đột quỵ do xuất huyết não.
Bị bệnh cao huyết áp
Người mắc cao huyết áp đặc biệt có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn những người khác. Huyết áp cao làm tăng nguy cơ hình thành cục m.áu đông, dẫn đến tắc nghẽn mạch m.áu, đồng thời là nguyên nhân trực tiếp của những bệnh tim mạch nguy hiểm như: huyết áp cao, động mạch vành, nhồi m.áu cơ tim, nhồi m.áu não, suy tim, đột quỵ… Nhóm bệnh nhân bị huyết áp cao thường rơi vào những người mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, rối loạn mỡ m.áu…
Ngoài 3 nguyên nhân chính nói trên cũng phải kể đến một vài yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ như: t.uổi tác và lối sống không lành mạnh. Bên cạnh đó, người cao t.uổi có sức khỏe kém dễ bị đột quỵ hơn người trẻ.
Tại sao nên sớm phòng ngừa đột quỵ?
Các chuyên gia khuyên chúng ta nên phòng đột quỵ từ sớm bởi những nguyên nhân:
Gây t.ử v.ong
Đột quỵ thường xảy ra bất ngờ, không có dấu hiệu báo trước và có khiến một người đột quỵ t.ử v.ong chỉ trong vài phút. Theo một số thống kê, đây là nguyên nhân gây t.ử v.ong đứng thứ 3 thế giới chỉ sau bệnh ung thư và tim mạch.
Di chứng tàn tật lâu dài
Ảnh minh họa
Vì một bên não bị tổn thương trong cơn đột quỵ nên những cơ quan do vùng não đó điều khiển cũng sẽ bị ảnh hưởng để lại di chứng tàn tật lâu dài. Những di chứng đột quỵ phổ biến nhất là: Liệt nửa người, méo miệng, mất ngôn ngữ, suy giảm nhận thức… Nếu gặp di chứng này, bệnh nhân có thể phải phụ thuộc hoàn toàn vào người chăm sóc. Như vậy, đột quỵ không chỉ ảnh hưởng đến bản thân người bệnh mà còn ảnh hưởng gián tiếp đến gia đình và người thân.
Giảm t.uổi thọ
Đột quỵ ảnh hưởng đến sức khỏe toàn trạng của người bệnh. Những tháng ngày phải đối mặt với bệnh tật dễ khiến tinh thần người bệnh xuống dốc, thậm chí trầm cảm Những tiêu cực về thể chất lẫn tinh thần dần dần khiến họ giam t.uổi thọ và già đi hơn so với số t.uổi.
Cách phòng ngừa đột quỵ
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Nguyên nhân gây bệnh đột quỵ đến từ các bệnh lý tim mạch, đái tháo đường, mỡ m.áu… Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng quyết định hình thành các bệnh lý này. Ăn uống với chế độ dinh dưỡng hợp lý là cách phòng tránh đột quỵ hiệu quả.
Các thực phẩm giúp phòng tránh đột quỵ (Ảnh minh họa)
Ăn nhiều các loại rau củ quả, các loại đậu, ngũ cốc
Ăn nhiều thịt trắng, hải sản, trứng để bổ sung protein cho cơ thể, hạn chế ăn các loại thịt đỏ
Hạn chế các loại thực phẩm giàu chất béo, đồ chiên xào, thức ăn nhanh
Hạn chế các loại đồ ngọt, thực phẩm chứa nhiều đường
Uống nhiều nước lọc, nước trái cây, sữa đậu nành…
Tập thể dục hàng ngày
Tập thể dục giúp tăng cường tuần hoàn m.áu trong cơ thể, nâng cao sức khỏe, giúp tim khỏe mạnh. Tập thể dục 30 phút mỗi ngày, ít nhất 4 lần mỗi tuần sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, dẫn đến đột quỵ.
Giữ ấm cơ thể
Nhiễm lạnh có thể gây tăng huyết áp, tăng áp lực khiến mạch m.áu bị vỡ. Cần giữ ấm cơ thể, giữ gìn sức khỏe, đặc biệt là với người lớn t.uổi trong thời điểm giao mùa.
Không hút t.huốc l.á
Ảnh minh họa
Hút là là một trong những nguy cơ làm tăng khả năng bị đột quỵ. T.huốc l.á còn gây hại cho sức khỏe của bản thân và những người xung quanh. Nếu bỏ t.huốc l.á trong vòng từ 2 – 5 năm, nguy cơ bị đột quỵ sẽ ngang bằng với người chưa bao giờ hút thuốc.
Hạn chế uống bia, rượu
Thay vì thường xuyên sử dụng rượu, bia với nồng độ cao, bạn nên uống rượu vang đỏ với một lượng vừa phải (khoảng 1 ly nhỏ mỗi ngày). Rượu vang đỏ có chứa resveratrol, giúp bảo vệ tim và não.
Tê tay tuy là chuyện thường nhưng hãy cẩn thận, nó cũng là dấu hiệu cảnh báo sớm của 5 loại bệnh “chết người” sau
Ai cũng hay bị tê tay do ảnh hưởng từ hoạt động hàng ngày, nhưng khi tình trạng này diễn ra thường xuyên, bạn cần phải đi khám ngay vì như vậy có nghĩa là cơ thể đang “kêu cứu”.
Một trong những hiện tượng bình thường ai cũng gặp hàng ngày là tê tay, chúng xuất hiện khi rễ thần kinh đang bị tác động hoặc chèn ép lên. Chúng ta hay bị tê ở đầu ngón tay, cảm giác như kiến đang bò lên hoặc bị kim đ.âm từng đợt vào. Sau đó chúng sẽ lan dần xuống bàn tay và cả cánh tay, khiến bạn thấy khó chịu.
Tê tay có thể là dấu hiệu sớm của hàng loạt loại bệnh nguy hiểm.
Nếu thỉnh thoảng bạn thấy tê bì tay thì đó chỉ là hiện tượng bình thường, chỉ cần nghỉ ngơi và thư giãn một chút là sẽ hết ngay. Tuy nhiên, một khi triệu chứng này xảy ra thường xuyên, bạn phải cảnh giác bởi đó có thể là dấu hiệu ban đầu của một số bệnh lý nghiêm trọng như:
– Đột quỵ
– Thoái hóa đốt sống cổ
– Thiếu m.áu não cục bộ
– Bệnh tiểu đường
– Hội chứng ống cổ tay
Cụ thể như sau:
1. Đột quỵ
Như đã nói, tê tay thường xảy ra khi bạn nằm đè lên tay khiến dây thần kinh bị tác động. Nhưng trong vài trường hợp, nó cũng cảnh báo sớm một cơn đột quỵ do não bộ đang có vấn đề. Theo các chuyên gia, những người hay bị tê ngón cái và ngón trỏ sẽ có nguy cơ xuất hiện một cơn đột quỵ trong vòng 3 năm tới.
Nếu bạn mắc bất kỳ một trường hợp nào sau đây, hãy đến bệnh viện khám ngay lập tức:
– Tay chân đột nhiên tê yếu không rõ lý do, đặc biệt nếu nó chỉ ở một bên của cơ thể.
– Khó giao tiếp hoặc không hiểu người khác đang nói gì.
– Gặp khó khăn khi nhìn.
– Đau đầu và chóng mặt đột ngột xảy ra dữ dội.
Đột quỵ có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào nên bạn cần phải cảnh giác.
Để phòng tránh đột quỵ, mọi người cần chú trọng luyện tập thể dục và ăn uống điều độ, nhất là phải suy nghĩ một cách lạc quan, hạn chế stress dài ngày. Những người có t.iền sử m.áu nhiễm mỡ, cao huyết áp, tiểu đường, xơ cứng mạch m.áu não cần phải chú ý hơn vì rất dễ bị đột quỵ lúc nào chẳng hay.
2. Thoái hóa đốt sống cổ
Dấu hiệu ban đầu của bệnh thoái hóa đốt sống cổ thì rất nhiều, nhưng trong số đó có chứng tê tay liên tục. Bệnh không chỉ ở người cao t.uổi mà còn xuất hiện ở người trẻ làm văn phòng, ít vận động hoặc người làm những công việc phải dùng nhiều động tác ảnh hưởng đến vùng đầu cổ. Tỷ lệ mắc bệnh ở cả hai giới là như nhau.
Nếu bạn thấy mình luôn bị tê tay dài ngày thì tốt nhất nên đi khám sớm, đó là cách tốt nhất giúp bạn phòng trước bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Bên cạnh đó, bạn cũng nên vận động thường xuyên và ngủ đúng tư thế, gối nên ở độ cao từ 7-9cm để tránh tạo áp lực lên mạch m.áu và mô thần kinh cục bộ tại cổ khi đang ngủ.
3. Thiếu m.áu não cục bộ
Loại bệnh này là chứng viêm khớp ảnh hưởng đến các đĩa đệm ở cổ. Nguyên nhân thường do quá trình hao mòn của xương cột sống, khiến các đốt sống bị tổn thương và chèn ép lên các dây thần kinh lân cận, gây tê bàn tay, tê cánh tay và ngón tay dài ngày.
Thiếu m.áu não khiến chị em mệt mỏi, khó tập trung và hay chóng mặt.
Khi bản thân mắc phải thiếu m.áu não cục bộ, bạn nên đi khám và thực hiện các biện pháp điều trị hạ huyết áp và giảm lượng cholesterol trong m.áu. Nên uống nhiều nước, chăm vận động cải thiện hệ tuần hoàn thì hiện tượng tê tay cũng từ đó mà biến mất.
4. Tê tay do bệnh tiểu đường
Khi mắc phải bệnh tiểu đường, nó sẽ gây ra một loạt biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt là tác động mạnh đến hệ thần kinh. Lúc này nếu khu thần kinh ngoại biên bị ảnh hưởng do bệnh, chứng tê tay sẽ dần xuất hiện và có cảm giác dị thường ở các chi.
Có thể nói rằng, tê tay chính là một trong những dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường. Hãy cố gắng điều trị nghiêm túc và kiểm soát lượng đường trong m.áu, chú ý bổ sung thêm vitamin cho cơ thể để tăng đề kháng, chống lại bệnh tật.
5. Hội chứng ống cổ tay
Người mắc hội chứng ống cổ tay thường bị tê tay, tê ngón giữa, ngón cái và ngón trỏ liên tục nhiều ngày. Cụ thể, loại bệnh này thường gặp ở những người phải làm việc nhiều với bàn phím máy tính, do tay phải liên tục hoạt động để gõ phím nên làm sưng đau các sợi gân.
Để khắc phục và phòng tránh loại bệnh này, bạn nên cho tay nghỉ ngơi thường xuyên chứ đừng ép nó phải làm việc quá nhiều. Hãy duỗi tay và xoa bóp tay cho m.áu lưu thông, tránh giữ nguyên một tư thế tay trong thời gian dài.