Mát bổ là thế nhưng những người sau nên tránh xa rau mồng tơi kẻo gặp họa

Mồng tơi không có tác dụng nhiều trong việc chữa bệnh. Tuy nhiên, một số người không được ăn rau mồng tơi vì có thể khiến bệnh tình nặng thêm, thậm chí gặp nguy hiểm.

Rau mồng tơi là một loại rau phổ biến, có thể chế biến thành nhiều món ăn và xuất hiện nhiều trong các mâm cơm mùa hè của gia đình Việt.

Không chỉ vậy, rau mồng tơi còn chứa nhiều chất dinh dưỡng như chất đạm, vitamin A, vitamin B9, vitamin C, canxi, magie, phốt pho, kali,…Ăn rau mồng tơi có thể hỗ trợ hệ tiêu hóa, làm đẹp da, giúp giảm cân, tốt cho hệ xương khớp, giúp cải thiện thị lực, thanh nhiệt, chữa táo bón, giải độc, tăng cường sức khỏe tim mạch và phòng chống ung thư.

mat bo la the nhung nhung nguoi sau nen tranh xa rau mong toi keo gap hoa a49 5805427

Tuy nhiên, với một số người mang bệnh đại kỵ với mồng tơi, ăn rau này còn có thể làm bệnh nặng thêm.

Người bị sỏi thận

Nếu mắc bệnh sỏi thận, bạn tuyệt đối không nên ăn rau mồng tơi. Nguyên nhân là bởi rau mồng tơi chứa nhiều purin, hợp chất hữu cơ khi đi vào cơ thể sẽ biến thành axít uric làm tăng nguy cơ phát triển của sỏi thận.

Them vào đó, các axít oxalic trong rau mồng tơi sẽ làm tăng nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu, dẫn đến tình trạng bệnh sỏi thận càng nghiêm trọng.

mat bo la the nhung nhung nguoi sau nen tranh xa rau mong toi keo gap hoa 70f 5805427

Người bị gout

Những người bị gout cũng nên hạn chế ăn rau mồng tơi. Nguyên nhân là bởi hàm lượng Purin cao trong loại rau này sẽ làm tăng Axit Uric và dẫn đến tình trạng ứ đọng tinh thể muối trong cơ thể, khiến bệnh gout nặng thêm.

Người bị bệnh dạ dày

mat bo la the nhung nhung nguoi sau nen tranh xa rau mong toi keo gap hoa 377 5805427

Rau mồng tơi có chứa nhiều chất xơ. Trong quá trình chuyển hóa lượng chất xơ này, cơ thể sẽ mất nhiều thời gian, tạo gánh nặng cho dạ dày. Vì vậy những người bị bệnh dạ dày không nên ăn rau mồng tơi.

Người mới lấy cao răng

Những người mới lấy cao răng không ăn mồng tơi trong 1-2 tuần bởi loại rau này dễ tạo mảng ố bám trên răng do axit oxalic trong rau mồng tơi không hòa tan trong nước. Bên cạnh đó, chất nhầy của rau mồng tơi khi tiêu thụ quá nhiều dễ tạo mảng bám trên răng khiến răng bị vàng ố.

Người bị tiêu chảy

mat bo la the nhung nhung nguoi sau nen tranh xa rau mong toi keo gap hoa 7f3 5805427

Với đặc tính nhuận tràng nên những người đang bị tiêu chảy, đại tiện lỏng không nên ăn rau mồng tơi. Nếu cố tình ăn phải, mùng tơi sẽ khiến cho bệnh càng thêm nặng.

Ảnh: Sưu tầm

Hãy nhớ 3 không khi ăn mồng tơi để tránh rước họa vào thân!

Mồng tơi có nhiều chất dinh dưỡng (1/2 chén rau mồng tơi sau khi nấu chín cung cấp 190% lượng vitamin A, 20% lượng sắt mà cơ thể cần), tuy nhiên khi ăn rau mồng tơi bạn cần nhớ 3 điều này để tránh rước họa vào thân.

hay nho 3 khong khi an mong toi de tranh ruoc hoa vao than a7c 5786917

Ảnh minh họa

Không kết hợp rau mồng tơi với thịt bò: Sẽ mất đi tính nhuận tràng, tiêu hóa kém hơn. Những người bị táo bón nếu kết hợp hai thực phẩm này với nhau sẽ khiến bệnh thêm trầm trọng.

Không ăn rau mồng tơi sống: Mồng tơi khi ăn sống sẽ gây đầy bụng, khó tiêu, đó là lý do theo kinh nghiệm dân gian, loại rau có nhiều chất nhầy này cần được nấu chín kỹ. Chưa kể, việc nấu chín kỹ mồng tơi rồi mới ăn cũng giúp bạn tận dụng tối đa những chất dinh dưỡng trong loại rau này. Do đó tuyệt đối không được ăn mồng tơi sống.

Không ăn rau mồng tơi để qua đêm: Nhiều gia đình có thói quen ăn canh rau mồng tơi không hết thường để qua đêm để ăn cho bữa sau, đây là thói quen rất nguy hiểm. Nguyên nhân là hàm lượng nitrat trong rau xanh khá nhiều, nếu nấu xong để quá lâu, vi khuẩn bị p.hân h.ủy, lượng nitrat sẽ tạo thành nitrite – chất gây ung thư. Khi nitrite được đưa vào dạ dày qua ăn uống sẽ hình thành N-nitroso. Hợp chất này có thể gây các căn bệnh ung thư như thực quản, dạ dày.

Mồng tơi có tính hàn, vị chua giúp nhuận tràng, tán nhiệt, giải độc, làm đẹp da, trị rôm sảy, mụn nhọt, đặc biệt thích hợp cho những người có mỡ m.áu, đường huyết cao, muốn giảm cân. Nhưng lại chẳng khác nào thuốc độc với những người có bệnh lý nền dưới đây:

Bệnh sỏi thận : Rau mồng tơi chứa nhiều purin – hợp chất hữu cơ khi đi vào cơ thể sẽ biến thành axít uric làm tăng nguy cơ phát triển của sỏi thận. Các axít oxalic trong rau mồng tơi làm tăng nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu, dẫn đến sỏi thận ngày càng phát triển.

Bệnh đau dạ dày : Hàm lượng chất xơ lớn trong rau mồng tơi có thể khiến dạ dày khó chịu khi ăn nhiều. Vì vậy những người bị đau dạ dày không nên ăn rau mồng tơi.

Bệnh tiêu chảy, đại tiện lỏng : Do mùng tơi có tính hàn lại nhuận tràng, nên mọi người thường dùng rau mùng tơi làm rau ăn cho mát, thêm tân dịch, khỏi khô háo và chống táo bón. Nhưng cũng tính vì đặc tính này mà người đang bị tiêu chảy, đại tiện lỏng không nên ăn.

Lưu ý : Ăn quá nhiều rau mồng tơi khiến cơ thể hấp thụ kém vì chứa một hàm lượng axit oxalic cao. Đây là một loại chất hóa học có khả năng liên kết với canxi, sắt, khiến cơ thể khó hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng khác. Do đó, khi ăn rau mồng tơi nên ăn kèm theo các loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh, cà chua, khế.

Ngoài ra, chất nhầy ở rau mồng tơi khi ăn quá nhiều sẽ hình thành mảng bám, cáu lại ở răng vì không hòa tan được trong nước. Từ đó, răng bạn sẽ bị đen, vàng. Đặc biệt là những người mới lấy cao răng không ăn mồng tơi trong 1-2 tuần.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *